TÌM HIỂU VỀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO * Thích Nữ Hạnh Từ CHƯƠNG I: DẪN NHẬP Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất thì cũng đồng thời xuất hiện hiện tượng giáo dục. Trong quá trình tìm kiếm các phương tiện để sống, con người đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải truyền thụ kinh nghiệm cho lớp người sau. Thế nên, khi xã hội loài Người ngày càng tiến lên thì sự tích lũy kinh nghiệm ngày càng nhiều, càng phong phú, đa dạng về nhiều mặt, như kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu, đời sống v.v…; con người ngày càng có nhiều hiểu biết thêm về tự nhiên, về thẩm mỹ, đạo đức, triết học. Từ đó việc giáo dục bắt đầu được những người có kinh nghiệm nhất, hiểu biết nhất tiến hành. Thật chất của giáo dục là truyền thụ kinh nghiệm lịch sử xã hội cho thế hệ sau, nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội và lao động sản xuất. Ðó là nét đặt trưng cơ bản của giáo dục với ý nghĩa là một hiện tượng xã hội mà chúng ta cần tìm hiểu. Giáo dục là vấn đề muôn thuở. Từ xưa đến nay biết bao nhiêu khối óc vĩ đại của nhân loại đã đóng góp phần mình vào sự nghiệp trí huệ, kho tàng trí thức ấy. Từ nhận thức về hiện tượng giới, khám phá ra nguyên lý vận hành và phát triển của giới tự nhiên, con người đã tự đặt mình trong mối quan hệ, hiện tượng nhân duyên nhằm nâng cao trí tuệ cải tiến đời sống của cá nhân và tập thể ngày càng tốt đẹp hơn. Chính điều này đã đem đẩy con Người hình thành và phát triển các đường hướng giáo dục, văn hóa. Giáo dục vì thể chỉ xuất hiện trong môi trường cộng đồng, không xuất hiện con người sống cách ly ngoài cộng đồng. 1. Lý do chọn đề tài: "Tìm hiểu về giáo dục Phật Giáo" là một đề tài tuy không đạt yêu cầu cao trong việc tham cứu và tìm tòi tư liệu, nhưng là đề tài quan trọng. Vì thế người viết đã không ngần ngại chọn đề tài này cho bản Luận Văn Tốt Nghiệp của mình cũng như đóng góp một số ý kiến nhỏ để cho nền giáo dục Phật Giáo ngày càng được phát triển và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước thời đại. 2. Phạm vi đề tài: Giáo dục là đề tài mở rộng, mang tính chất sáng tạo, nhưng trong giới hạn của tập luận văn này người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu định hình một đường hướng giáo dục của Phật Giáo với một số điểm chính như sau: – Nội dung của Giáo Dục – Mục tiêu của Giáo Dục – Ðối tượng của Giáo Dục – Các tinh thần và kỷ luật của Giáo Dục Ðây là những điểm chính yếu mà các chương luận văn kế tiếp người viết sẽ lần lượt đề cập. CHƯƠNG II: NỘI DUNG 1. Khái quát về nguồn gốc của Giáo Dục: Chúng ta không ai là không hấp thụ một nền giáo dục hoặc ít ra một hình thức giáo dục. Ai ai cũng đều biết rằng loài cầm thú còn có khả năng biết dạy con để cho chúng thích nghi với cuộc sống hằng ngày. Dù là loài cầm thú, do bản năng, có thể tự thích nghi với cuộc sống, nhưng nếu con thú không được cha mẹ huấn luyện thì khó tồn tại giữa thiên nhiên khắc nghiệt hay giữa các loài cầm thú khác luôn tìm cách tranh giành, giết hại lẫn nhau để được sống còn v.v…Chúng ta hãy xem chim mẹ tập chim con chuyển cành, khỉ mẹ tập khỉ con lội qua con suối và gà mẹ trình diễn cách tìm kiếm thức ăn bên đống rác trước mặt đàn con. Rồi chim con biết bay, khỉ biết lội và đàn gà biết mưu sinh không còn phải theo mẹ. Ðó là lối giáo dục của loài động vật. Và như thế chúng ta có thể nói giáo dục đã hiện hữu rất sớm sủa từ khi có những động vật thượng đẳng xuất hiện trên trái đất. Lối giáo dục thô sơ này chỉ là sự truyền tiếp kinh nghiệm cho thế hệ sau qua bản năng sinh tồn mà chính loài người cũng bắt đầu từ đó, nhưng loài động vật không có khả năng truyền đạt bằng ngôn ngữ và không có óc sáng tạo nên ngàn muôn năm giáo dục của chúng vẫn không thay đổi, ngược lại, loài người cũng khởi đầu giáo dục qua bản năng sinh tồn nhưng dần dần tiến đến giáo dục và loài người đã tiến rất nhanh, rất phong phú về quan niệm giáo dục, phương pháp giáo dục. Họ biết nhận định đối tượng của giáo dục và thấy được mục đích giáo dục mà họ hướng đến. Và vì thế giáo dục thời cổ không còn giống thời hiện đại, nó cũng không còn giống nhau ở Ðông phương hay Tây phương, ở xã hội này và xã hội khác, khiến chúng ta khó tìm được định nghĩa ngắn gọn cho hai chữ "Giáo Dục". Theo W. O. Lester Smith, Giáo Sư Ðại Học Luân Ðôn, Chủ Tịch Hội nghiên cứu giáo dục Anh Quốc đã nói: "Khi nghĩ về giáo dục chúng ta không được quên rằng giáo dục có tính cách trưởng thành của một cơ thể sinh động. Trong khi có những tùy thuộc thường xuyên nó vẫn liên tục thay đổi tự thích ứng với những nhu cầu mới và hoàn hảo mới". (When thinking about education we must not forget that it has the growing quality of a living organism. While it has permanent to new demands and new circumstances). Giáo dục do đó không phải chỉ thay đổi theo thời gian mà còn thay đổi theo hoàn cảnh nữa, nó mang ý nghĩa và quan niệm khác nhau theo mỗi hoàn cảnh xã hội và ngay cả trong cùng một quốc gia nó cũng đòi hỏi một ý nghĩa một quan niệm khác nhau cho vùng nông thôn và đô thị kỷ nghệ. Nếu muốn giản lược ý nghĩa giáo dục vào một danh từ hoặc bảo giáo dục là thế này, là thế khác theo chủ quan của mình, điều đó ắt không phải thái độ của nhà giáo dục. Disraeli đã có lần bảo rằng ông rất ghét về những định nghĩa, ông cho rằng trong việc nghiên cứu giáo dục những định nghĩa ấy không khác những tên đày tớ tốt nhưng là những ông chủ xấu. Vì sao vậy? Vì nó phục vụ trung thành cho một quan điểm chủ quan và do đó giết chết ý tưởng, sáng kiến về những quan niệm rộng rãi và phương cách thích nghi trong tiến trình sinh hoạt của loài người trên mặt đất. 2. Ðịnh nghĩa từ một ý nghĩa về giáo dục: Theo quan niệm sơ khởi của Ðông phương và Tây phương định nghĩa rằng chữ "Giáo" nghĩa là dạy, là sự rèn luyện về đường tinh thần nhằm phát triển trí thức và huấn luyện tình cảm đạo đức. "Dục" nghĩa là nuôi nấng, săn sóc v? mặt thể chất. Vậy giáo dục là một sự đào luyện con người về cả ba phương diện trí huệ, tình cảm và thể chất. Về phía Tây phương, danh từ Education vốn phát xuất từ chữ Educare của tiếng Latin. Chữ E có nghĩa là "out" và chữ "ducare" có nghĩa là "to lead". Ðộng từ Educare là dắt dẫn, hướng dẫn để làm phát khởi ra những khả năng tiềm tại. Sự dắt dẫn này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém đến đầy đủ tốt đẹp v.v…Danh từ Education xuất hiện ở Pháp từ đầu thế kỷ 16 nhưng đến giữa thế kỷ 17 Hàn Lâm Viện Pháp mới định nghĩa lần đầu tiên như sau: "Giáo dục là sự săn sóc dạy dỗ trẻ em hoặc về phương diện trí tuệ hoặc về phương diện thể chất" (Le soin qu’on prend l’instruction des enfants, soit en ce quy regarde les exereices de 1’esprit en ce quy regarde les ecercies du corps). Như vậy lúc đầu chữ Education đồng nghĩa với chữ Instruction, nghĩa là giảng dạy hay nói cách khác là sự truyền thụ kiến thức làm cho nẩy nở thêm lên ví như vun trồng loài cây hay tập luyện loài vật vậy. Như thế ta thấy rằng trong quan niệm sơ khởi về giáo dục, Ðông phương cũng như Tây phương đều giống nhau ở chỗ lấy con người làm đối tượng và nhằm phát triển ba phương diện trí huệ, tình cảm và thể chất. Theo từ điển Từ Hải cho rằng "Giáo" là cho biết, "Giáo" là đánh để dạy con (người trẻ) bắt chước theo điều hay lẽ phải. "Dục" là nuôi dưỡng, sinh ra, làm cho lớn lên, v.v… Tóm lại, "Giáo Dục" là nếu người trên đặt ra thì người dưới phải bắt chước làm theo và nuôi con khiến cho con làm điều thiện. Theo từ điển Giáo Dục (Dictionary of education. Ed. By Carter, V, Good, McGraw Hill Book Company, a: The aggregate of all processes by means of which a person develops abilities, attitudes, and other forms of behavior of positive value in the society in which he lives. b: The social process by which people are subjected to the influence of a selected and controlled environment (especially that of the school) so that they may attain social competence and optimum individual development. c: Ordinarily, a general term for the so-called "technical" or more specifically classified professional courses offered in higher institutions for the preparation of teachers and relating directly to educational psychology, philosophy and of education, curriculum, special and general methods, instruction, administration, supervision etc; broadly, the total pattern of preparation, formal that results in the professional growth of teachers. (a): Là các quá trình qua đó một người phát triển các khả năng, thái độ sống, và các cách xử thế tích cực trong xã hội mà người ấy sống. (b): Là quá trình xã hội theo đó con người phải tuân theo cái ảnh hưởng của môi trường sống đã được chọn lựa và kiểm soát (đặt biệt là môi trường học đường) để con người có thể đạt được khả năng xã hội và sự phát triển khả năng cá nhân tốt nhất. (c): Thông thường là thuật ngữ nói về "Kỷ thuật" chỉ các lớp học chuyên nghiệp cao cấp để đào tạo các thầy giáo, liên hệ đến tâm lý giáo dục, triết lý giáo dục, lịch sử giáo dục, khóa trình, các phương pháp tổng quát, đặt biệt sự giảng dạy điều hành, hướng dẫn, v.v…một cách rộng hơn, đó là mẫu mực toàn diện về đào tạo, chính thức hay không chính thức, thành sự trưởng thành chuyên môn cho các thầy giáo. Theo một định nghĩa khác cho rằng: "Nói đến giáo dục là nói đến việc dạy, việc truyền tho kinh nghiệm, kỷ năng, kiến thức của người dạy cho người học". Thực ra, danh từ "Giáo Dục" chỉ mới được dùng ở Trung Quốc vào khoảng cuối thế kỷ 19 và sang đầu thế kỷ 20 mới du nhập vào Việt Qua các định nghĩa trên, về quan điểm chung, đều cùng có một ý nghĩa. Chúng biểu hiện trên hai mặt, đó là mặt triết lý giáo dục và khoa học giáo dục. Triết lý giáo dục là sự áp dụng của triết học tự thân đối với việc nghiên cứu những vấn đề, mà những vấn đề đó nằm trong phạm vi giáo dục và khoa học giáo dục giúp đỡ với ý nghĩa phương pháp kỷ thuật, công cụ sẽ được dùng để nghiên cứu những mục đích được hoạch định thông qua triết lý giáo dục, mối quan hệ giữa khoa học và triết học giáo dục đồng đẳng mật thiết không thể tách rời. Ðây chính là ý nghĩa đích thực của Giáo Dục. 3. Mục đích của Giáo Dục: Nói một cách tổng quát, mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học. Cho nên mục đích giáo dục là hệ thống định hướng cho công tác nghiên cứu lý luận và các hoạt động thực tiển. Bên cạnh đó chúng còn là thành tố cơ bản của quá trình giáo dục, có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục, quy định tính chất và phương hướng, nội dung, phương pháp và tổ chức của quá trình giáo dục, quy định tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá kết quả của chúng. Do vậy mục đích của giáo dục vừa có tác dụng định hướng cho hoạt động thực tiển của người dạy và người học còn phải hướng tới để đạt kết quả. Mục đích này chỉ được vận hành tốt khi có sự phối hợp hoạt động giữa ba bộ phận: Giáo dục nhà trường, Giáo dục gia đình và Giáo dục xã hội. Ngày nay trên thế giới người ta luôn quan tâm đến việc tìm tòi nghiên cứu, lựa chọn mô hình giáo dục tối ưu sao cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nói tóm lại, sứ mạng cao cả nhất của giáo dục là đào tạo một cá nhân hoàn toàn là người có khả năng giao tiếp với cuộc sống như một đoàn thể để sáng tạo ra những giá trị luôn luôn mới. Như trong quyển "Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống" của Krishnamurti viết: "Mục đích của giáo dục đích thực là rèn luyện trau dồi mối tương giao chính đáng không chỉ giữa các cá nhân, nhưng cũng giữa cá nhân và xã hội". Ý nghĩa này đã hướng chúng ta đến một mục đích tối thượng mà bất cứ một nền giáo dục nào cũng phải kinh qua. Ðó là ý hướng con người toàn vẹn về nhân cách, đạt đến bản ngã đích thực của mình. Cùng ý nghĩa này mục đích của giáo dục Phật Giáo được xem là yếu tố quan trọng trong các phương tiện chuyển hóa, do vậy xác định đường hướng mục đích giáo dục là một vấn đề thiết yếu không thể thiếu. Thế nên Hòa Thượng Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni đã đối chiếu với các dữ liệu của kinh điển Phật giáo thì giáo dục được thay thế bằng các từ: "Khai hóa, Nhiếp hóa, thi hóa, khuyến hóa…Trong đó từ "Hóa" có ý nghĩa quan trọng, chỉ sự làm cho chuyển biến, khiến cho trở nên, hóa thành". Mục đích tối hậu của giáo dục Phật giáo là mang lại sự giải thoát khỏi mọi sự khổ đau, phiền não muôn thuở vốn có của cuộc đời, của mọi kiếp sống của bất cứ ai. Ðó là mục đích cao nhất, khó nhất, phải trãi qua nhiều kiếp sống mới đạt tới được, nhưng đối với bất cứ ai cũng có thể đạt tới, không trong kiếp này thì trong kiếp sau nếu biết và cố gắng kiên trì đi theo giáo pháp của đức Phật. Ðó là Niết bàn là hạnh phúc tối cao vĩnh viễn…trên tinh thần giáo dục Phật học. Ðối với mục đích giáo dục thế học cũng vậy, cũng mang ý nghĩa giải thoát nhưng giải thoát con người khỏi cái khổ của ngu dốt, của đói nghèo, của lạc hậu, của nô lệ, của bất công, của bóc lột, của áp bức v.v… mà nhà nước thường gọi là sự giải phóng, giải phóng cá nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại… Nhưng có giải phóng hết được các nỗi khổ mang tính lịch sử nói trên, con người vẫn còn khổ với cái khổ muôn thuở, truyền kiếp của sự sống: sinh, lão, bệnh, tử v.v… Vì thế bên cạnh sự giáo dục và hệ thống giáo dục của nhà nước và của xã hội, con người vẫn cần có sự giáo dục của Phật giáo, chừng nào còn có cái khát vọng giải thoát hiểu theo nghĩa của Phật giáo. CHƯƠNG III: MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO 1. Mục Tiêu Của Giáo Dục: Qua những định nghĩa về giáo dục, ta có thể nhận định được cái hướng của mục tiêu giáo dục. Ðại khái giáo dục là sự truyền thọ kiến thức, đạo đức và kỷ năng cho người ta, khiến cho người ta có thích nghi với cuộc sống, với thiên nhiên và xã hội. Về sau, giáo dục còn khiến cho người ta có được khả năng sáng tạo, tự nhận biết mình và phát huy cái tốt vốn có của mình. Như vậy, giáo dục là nhằm cho con người được vươn lên, tiến bộ hơn, phát triển theo chiều hướng tốt hơn và từ đó cộng đồng xã hội được cải tiến. Theo quan điểm KRISHNAMURTI ông cho rằng giáo dục không chỉ là một vấn đề huấn luyện tâm trí. Huấn luyện đưa tới hiệu năng nhưng không toàn vẹn, chỉ kéo thêm quá khứ, và một tâm trí như vậy có thể chẳng bao giờ khám phá ra được điều mới mẽ nào cả, đó là do đâu mà tìm kiếm những gì là nền thích đáng. Là một nhà tư tưởng lãnh đạo tinh thần phương Tây, ông đã ngao ngán với kiểu giáo dục con người bằng vật chất và máy móc, bằng giáo điều và quy luật. Với mục đích như vậy chỉ đem đến sự bất toàn và vô hiệu, ông cũng đề ra mục đích giáo dục để đem lại sự hòa điệu, sự khám phá và phát minh, sáng tạo những cái mới, bằng tinh thần vô tư và tự giác. Ông cho rằng phải tự đánh thức trí thông minh của mình bằng cách khảo sát cái tự trị là một điều quan trọng và cần yếu. Cũng như hoa hồng đang khoe sắc rực rở bên bờ suối dưới ánh nắng ban mai, nó đẹp thật hồn nhiên đến lạ lùng, khi ta chưa có một ý niệm nào biểu thị về nó và gán ghép cho nó có một ý nghĩa riêng. Nhận định của HT. Thích Thiện Siêu trong bài viết: "Bàn về mục tiêu của Giáo Dục Phật Giáo", Hòa Thượng dưới cách nhìn của một như tưởng Phật học nhận định rằng: Mục tiêu của giáo dục giữa thế học và Phật học là một sự tương quan nhưng khu biệt, bởi vì mục đích của giáo dục thế học chỉ đưa đến môi trường thích nghi cuộc sống xã hội, bằng khả năng sáng tạo tự thân và có chiều hướng tốt nhờ cộng đồng xã hội cải tiến để thỏa mãn nhu cầu vật chất cho con người trong xã hội, hay xa hơn là mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Hạnh phúc mà con người mong cầu cũng là tiền tài, danh vọng, địa vị, tình yêu, sự thành đạt, sự tận tụy hy sinh v.v… Ngài cho rằng những yếu tố đó sẽ mang đến hai hệ quả: Ðược thì vui và hạnh phúc (dù chỉ nhất thời) không toại ý thì khổ sở (dẫn triền miên) và tuyệt vọng. Về phương diện này Hòa Thượng đánh giá như sau: "Bao lâu ý nghĩa hạnh phúc chưa được xác lập thì xã hội còn phải mò mẫn phương hướng phát triển. Lịch sử đã ghi nhận bao nền văn minh đã sụp đổ vì những mục tiêu sai lạc trong phương hướng phát triển… chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật suy thoái đạo đức, ô nhiễm môi sinh… là kết quả của những sai lạc ấy. Giáo dục phải chia sẻ trách nhiệm và xã hội trước những hậu quả gây khổ đau khôn lường đó". Nhận định về xã hội trong thực tại Ngài cũng đồng quan điểm với Krishnamurti, nghĩa là sự đào tạo con người mới, hay con người toàn diện mà chỉ bằng tiêu chuẩn khoa học hay đạo đức hiện đại thì sự thích nghi chỉ dẩn đến kết quả: hoặc là thiên thần, hoặc là quỷ sứ, hay là siêu nhân và người máy. Không thể đảm bảo sự tồn tại và chỉ là một cách phản ánh nhất thời. Ðồng thời Hòa Thượng nêu ra một phương hướng mới bằng mục tiêu giáo dục của Phật Giáo cho tương lai, tính giá trị cao theo tinh thần Phật học. Muốn đạt mục đích tuyệt đối, theo Ngài chính là sự giải thoát tối hậu, bởi vì hạnh phúc chỉ đến thật sự khi nào giải thoát đồng nghĩa với tinh thần vô ngã. Tâm linh con người thoát khỏi tham, sân, si mạn v.v… viễn ly tất cả phiền não và an vui trong cảnh giới Niết bàn trong hiện tại. Ðứng trước bối cảnh xã hội đang rơi vào thật trạng hổn loạn, dấu hiệu xuống cấp quá rõ ràng, đấu tranh, nghèo đói, bệnh tật từ thể chất đến tinh thần của căn bệnh thời đại ngày càng gia tăng rõ rệt, từ cá nhân, gia đình, học đường và xã hội đang trong tình trạng khủng hoảng, đã và đang gây tạo thêm những khó khăn cho quê hương đất nước và dân tộc. Ngài lớn tiếng kêu gọi tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của những người thực tâm vì đạo pháp cần phải quan tâm hơn nữa trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh vì tiền đồ đạo pháp, cần đóng góp nhiều hơn nữa khả năng sẳn có của mình cho dân tộc và nhân loại. Theo nhận định của T.T. Thích Chơn Thiện nói về "Mục tiêu giáo dục" trong Phật Học Khái Luận ở trang 60 có ghi: "Ngài cho rằng một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh." a) Con người xã hội: Giáo dục con người xã hội theo đạo Phật, không có nghĩa là đánh mất con người chính nó, con người cá thể hoặc theo kiểu con người xã hội rập khuôn máy móc, mà chính là giáo dục con người xã hội trong mối tương quan biện chứng hai chiều giữa cá nhân và xã hội, tạo thành động lực giữa xã hội hổ tương và phát triển. Tức là nền giáo dục trong đó bao gồm sự phát triển tâm linh, sự quan hệ huyết thống và sự quan hệ xã hội trong những chuẩn mật nhất định. Vì xã hội là do những cá nhân lập thành, mỗi cá nhân là con người xã hội. Con người từ khi sanh ra cho đến khi trưởng thành đều có mối quan hệ xã hội, mối quan hệ đầu tiên chính là mối quan hệ huyết thống. Do vậy, khi đặt ra vấn đề giáo dục con người trở thành con người xã hội, quả thật là một vấn đề nan giải bởi xã hội vốn muôn mặt muôn hình, xã hội đầy rẫy những bất công áp bức và chế độ phân tầng đã tạo nên những thứ buồn nôn, đầy rẫy chủ thuyết, chủ nghĩa, những tập đoàn, thể chế. Như vậy vấn đề đặt ra giáo dục con người để trở thành con người xã hội theo kiểu nào? Hay chỉ là một khái niệm suông? Ðối với vấn đề xã hội, Ðức Phật thường có thái độ thận trọng, tuy nhiên vẫn có thái độ nhất khoát với những cá nhân, tập đoàn hay những thành phần nào làm lũng đoạn xã hội, hoặc đưa xã hội vào cảnh bế cùng. Giáo dục cá nhân để trở thành con người xã hội. Ðức Phật luôn luôn tạo nơi người đó một niềm tin, sự thông cảm sâu xa, một tình thương vô bờ, sự hiểu biết một tinh thần buông xả và thái độ hành động vị tha, xây dựng phát triển cuộc sống xã hội hòa bình an lạc. Chính những điều này cũng đủ cho chúng ta thiết tưởng Ðức Phật, Ngài nói lên giá trị con người xã hội theo hướng giáo dục có chuẩn mực và định giá được con người xã hội sống một đời sống thể hiện được con người của chính mình và khi tiếp xúc xã hội con người luôn có tinh thần vị tha, niềm thông cảm sâu xa đối với cuộc đ?i. Ðó là hướng giáo dục con người xã hội qua mục tiêu thứ nhất của Giáo Dục Phật Giáo. b) Con người chính nó: Giáo dục con người chính nó là con người cá nhân biểu hiện thể chất, tâm tính, tư duy tình cảm và vị trí của nó trong hoạt động tồn tại tự nhiên. Giáo dục con người cá nhân là nhắm vào các đặc tính sẵn có và đánh thức những gì tiềm ẩn trong con người trỗi dậy. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn phải điều tốt cả, do vậy nhà giáo dục phải có trách nhiệm chỉ bảo cho nó ý thức được những gì cần phát triển và những điều gì cần ngăn chặn để chuyển hóa. Một cá nhân xuất hiện không chỉ là thể chất mà còn mang một dấu ấn tiềm tàng của một quá trình, cái mà Ðức Phật gọi là "nghiệp", do vậy bản năng của nó không gì hơn chính là nghiệp, hay là những nội kết thuộc nhân quá khứ. Bản năng đó được xem như là kết quả và nó được biểu hiện trên ba tính chất: Thiện, Ác, và Trung tính. Nhà giáo cần phải nắm bắt được những bản năng hoạt động của đối tượng giáo dục, để kịp thời có những phương thức phù hợp trong việc tác động trên các mặt biểu hiện của nó, tùy theo tính chất hoặc tốt hoặc xấu hoặc trung tính bộc lộ. Giáo dục như thế tạo sự phát triển những bẩm tính tốt đẹp, có năng lực hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời đánh thức ý thức dậy qua sự hiện hữu của những dòng lưu hiện trên tâm thức. Cho nên một nhà khoa học muốn khám phá chân lý, điều trước tiên phải dẹp bỏ những kiến thức chết tức giống những kiến thức thâu lượm được, vì chúng chỉ khái niệm khô khan mà cuộc sống là sự linh hoạt vận động liên tục. Do đó, giá trị tự giác trong đạo Phật có vị trí rất quan trọng, chính nhờ có "tự giác" mới có khả năng làm hoàn thiện được con người chính nó. Như ông, bà xưa thường có câu: "Thắng muôn vạn quân không bằng tự chiến thắng mình, tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất". Bởi thế, khi giáo dục con người chính nó chúng ta phải ý thức rằng làm cho cá nhân ấy luôn phù hợp với cuộc sống với quy luật tự nhiên, và điều đó có nghĩa xem sự sống là một chuỗi vận động nên con người không thể tách ra khỏi cuộc vận động tự thu mình trong một điểm trú ẩn nào khác. 2. Giáo Dục Học Ðường Và Giáo Dục Phật Giáo: a) Giáo dục học đường: Học đường là một thiết chế xã hội, là nơi cung cấp những kiến thức và những chất năng cần thiết, nơi tạo cơ sở khoa học cho học sinh, sinh viên xử lý đúng đắn các mối quan hệ cho xã hội. Nhà trường là xã hội văn hóa, phổ cập hóa những kiến thức phổ thông cho những tâm hồn có ý chí hoài bảo và lý tưởng vươn lên đến vòm trời xa rộng. Mặt khác, nhà trường là nơi đào tạo, ung đúc và phát huy tiềm lực của những tài năng trí tuệ và đạo đức con người. Ðứng về phương diện lãnh đạo GHPGVN hiện nay nhằm củng cố độ ngũ Tăng Ni trẻ trên ba quan điểm TU, HỌC, và HẠNH với bản nguyện tốt đạo đẹp đời trên cơ sở giáo dục Phật giáo là không có loại người nào là không giáo dục được, hay không huấn luyện được. Do đó, trường sở Phật Giáo hiện nay được tái tạo và một số mới được thiết lập đã được đưa vào quy chế học đường, Tăng Ni sinh được đi vào nề nếp sinh hoạt học tập đồng bộ và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Qua suốt thời gian bốn năm học tập tại trường Tăng Ni sinh đã được nhà trường tạo rất nhiều điều kiện học thêm các ngoại khóa để mở mang kiến thức tiếp cận với thực tế bên ngoài, song song với việc học tập ấy, Tăng Ni sinh còn đứng ra thực hiện được nghĩa vụ công dân cho chính mình như đất nước ta năm nay gặp nhiều thiên tai lũ lụt ở các tỉnh do cơn bảo tàn khốc kéo đến, Tăng Ni sinh đã không ngần ngại mở cuộc vận động quyên góp mọi thứ để tạo quỷ cứu trợ cho đồng bào Phật tử nghèo đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, chịu mọi sự mất mát đau thương. Ðây chính là hình thức vừa tu, vừa hành của Tăng Ni sinh học Phật thể hiện đúng với câu: "Phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật" vậy. Hơn nữa, trong việc giáo dục đào tạo con người Phật giáo nhằm vào ba lãnh vực học để đào tạo chuyên ngữ Phật học gọi là Giới học, Ðịnh học và Huệ học. Ba lĩnh vực này ở phương Tây vào thế kỷ 19 các nhà giáo dục gọi là Ðức dục, Thể dục và Trí dục. Phật giáo từ rất sớm đã chú trọng vào ba lãnh vực giáo dục này mà còn cho thấy liên quan hữu cơ của ba môn học như "Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ". Vì chính nhờ ba môn học GIỚI – ÐỊNH – TUỆ này mà tất cả mọi người mới có thể tiến đến con đường giác ngộ, không còn bị khổ đau trong cõi Diêm Phù Ðề nữa. Do vậy, chúng ta phải công nhận rằng; Giới – Ðịnh – Tuệ là pháo môn tu hành trọng tâm của Phật giáo một hệ thống giáo dục của Phật giáo mang tính: Từ bi – Trí tuệ – Bình đẳng – Tự do – Lục hòa – Bát chánh v.v… luôn luôn đi liền với nhau tạo nên một sức sống mãnh liệt với một tâm hồn thánh thiện trong cuộc sống thực tại tự nghìn xưa và mãi tận nghìn sau, vẫn là bài học phù hợp với mọi thời đại và môi trường. Như có một học giả nổi tiếng khoa sử Việt Qua những nhận xét tổng thể được trình bày trên đây, chúng ta có thể thấy được tình hình Phật giáo hiện nay đã thấm nhuần trong từng hơi thở con người trong cuộc sống, như máu xương, da thịt liền nhau trong tình đời ý đạo. Nguyên lý cơ bản giáo dục Phật giáo không chỉ dừng lại nơi giá trị đạo đức Phật giáo mà còn gắn liền với vận mệnh dân tộc và lan tỏa khắp thế giới. Nhận rõ điều này Hòa Thượng Hiệu Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam cơ sở II, trú xứ Thiền Viện Vạn Hạnh trong buổi lễ khai giảng năm học mới đã phát biểu: "…Là sinh viên Phật giáo trong thời kỳ xã hội hóa, hiện đại hóa, tiến lên văn minh toàn cầu hóa. Với tinh thần Duy Tuệ Thị Nghiệp, sống bằng pháp hạnh vô ngã vị tha, bổn phận và trách vụ của chúng ta phải luôn luôn tinh cần phát huy toàn triệt khả năng ‘Giới đức, Tâm đức và Tuệ đức’ phải tập trung hơn nữa, nỗ lực chuyên sâu hơn nữa các môn Phật học lẫn thế học. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời nêu cao gương hạnh Phật trong sứ mệnh lịch sử giao phó là ‘truyền trì mạng mạch – tiếp dẫn hậu lai – hoằng pháp lợi sanh – Báo Phật ân đức’ ngay trong cuộc đời này." Phải chăng đây chính là tâm huyết của bậc thầy đã trọn dâng đời mình cho sự nghiệp giáo dục đạo đức. Một lời khuyên nhũ chân tình của từ tâm đạo vị, như một di chỉ tốt hậu cho đàn hậu tấn chung soi. Ðây không phải là sự bắt buộc mà là phương châm hành động cho một thực tại sống, một giá trị đạo đức của nền tảng giáo dục Phật giáo mà Hòa Thượng là một điển hình. Ðiều này cho thấy lập trường nhất quán của giáo dục Phật giáo xuyên suốt quá trình trên 25 thế kỷ, trãi bao dâu bể tan thương, thăng trầm biến đổi, tinh thần Giáo dục Phật giáo vẫn muôn đời chói rạng. b) Về giáo dục Phật giáo: Cách đây gần 3000 năm Ðức Phật đã hiện hữu trên cuộc đời, sống trong nhung lụa quyền quý nhưng dưới mắt Ngài còn biết bao khổ đau của kiếp người, khổ đau vì chế độ giai cấp bất công của truyền thống xã hội bấy giờ cho đến khổ đau lớn nhất là phải lặp đi lặp lại mãi kiếp sống không thú vị gì trong sáu nẻo luân hồi. Tất cả nổi niềm băn khoăn ấy là thúc đẩy Ngài từ bỏ cuộc đời vương giả dấn thân đi tìm lẽ sống vĩnh hằng bất tử, Ngài trở thành bậc toàn giác toàn trí thấu suốt mọi quy luật chi phối con người và vũ trụ. Từ khi hành đạo cho đến khi nhập Niết Bàn, trên bước đường truyền bá chánh pháp, Ngài chỉ dạy mọi người phương cách đạt đến hiểu biết chính xác, thấy rõ thật chất của mọi việc để ứng xử đúng đắn được an vui giải thoát cho bản thân mình và những người liên hệ. Trong suốt 49 năm năm tận tụy với chất năng của vị thầy giáo hóa liên tục không ngừng nghĩ bằng trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, việc làm thánh thiện và phương pháp giảng dạy sâu sắc, hiệu nghiệm. Ðức Phật quả là một nhà giáo dục tuyệt vời. Ngày nay Ðức Phật vắng bóng trên cuộc đời nhưng nhân cách siêu việt của Ngài đã trở thành bất tử. Những lời giáo huấn, những tư tưởng trong sáng Ngài truyền trao vốn còn là mô hình quý báo chỉ đạo cho sự sống có ý nghĩa của loài người toàn khắp năm châu dưới mọi dạng hình muôn màu muôn vẻ trong suốt thời gian dài hơn 25 thế kỷ. Ðiều này thể hiện rõ nét Phật giáo tiêu biểu cho một hệ thống giáo dục toàn mỹ toàn bích. Qua đây ta thấy được nền tảng Giáo Dục Phật Giáo vốn có tự bao đời. Ngay khi đạo Phật được du nhập vào đất nước Việt Nam, Ðạo đức Phật giáo nhanh chóng hòa tan vào đời sống con người xã hội, mỗi hành động, mỗi ý tưởng của ngôn ngữ sinh hoạt đời thường điều có chất liệu Phật giáo thấm nhuần theo từng lĩnh vực: Văn hóa đạo đức, vật chất lẫn tinh thần, trách nhiệm và bổn phận con người trong cuộc sống. Cũng như Thượng Tọa Thích Chơn Thiện đã phát thảo đôi nét về giáo dục như sau: "Giáo dục thường được hiểu là những gì làm nên văn hóa và văn minh của một xứ sở. Các công trình sáng tạo là suối nguồn của văn minh và các vai trò xây dựng phát triển xã hội của giáo dục, là suối nguồn của văn hóa một dân tộc Giáo dục văn hóa và văn minh đều là sản phẩm của tư duy con người trong một thời đại, con người luôn ước mong được an ổn, hòa bình và hạnh phúc. Vì thế, văn hóa và giáo dục phải đem lại an ổn, hòa bình và hạnh phúc cho con người. Một hệ thống văn hóa giáo dục ấy phải được xây dựng trên cơ sở một hệ thống triết lý, tâm lý và mầu người giáo dục lý tưởng. Các vấn đề giáo dục quan yếu này phải phát xuất từ một lý thuyết về nhân tính lý tưởng, nói lên được sự thật của con người, cuộc đời và nối liền hệ thống tách rời giữa con người và cuộc đời." Như vậy một nền giáo dục có giá trị thật sự là tự thân nó phải đóng góp tích cực cho sự văn minh và tiến bộ của con người, nhằm đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi loài. Herbert George Wells (1866 – 1964) nhà cải cách xã hội, sử gia triết học người Anh đã nhận định: "Phật giáo mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong tiến trình nhân loại". Qua những điều nêu trên đây cho thấy sự nghiệp giáo dục là một nguồn lực tối cần yếu trong sự hình thành và phát triển của xã hội con người nói riêng và cộng đồng nhân loại nói chung. Ðược thể hiện qua một số điều chính yếu như: * Giáo dục Phật giáo phải thể hiện được bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Là một Tôn giáo du nhập vào Việt * Giáo dục Phật giáo phải thể hiện tinh thần nhập thế của Phật Giáo Việt Ðể đảm bảo tính dân tộc và tính bản đại của Phật giáo, nền Giáo dục Phật giáo cần chuyển tải tư tưởng "đem đạo vào đời", bằng tinh thần nhập thế của Phật Giáo Việt Nam. Vì tinh thần này chẳng những đem đạo vào đời mà vẫn còn tồn tại ở các nước khác, mặt khác tinh thần nhập thế của Phật giáo còn bao hàm một ý nghĩa sâu rộng hơn, do hoàn cảnh, môi trường sinh sống, cá tính, đặc trưng dân tộc người Việt nhất là do vị trí của dân tộc Việt Nam, một quốc gia luôn bị đe dọa bởi ngoại xâm, mà tinh thần nhập thế này ngoài phạm vi thuộc lãnh vực xã hội còn là các hoạt động thuộc chính trị và quân sự nữa. Ðây chính là một trong những đặc điểm làm cho Phật Giáo Việt * Giáo dục Phật giáo phải thể hiện những cốt tủy của Giáo lý Phật Giáo: Ðào tạo một thế hệ tiếp nối trên căn bản Phật giáo thì điều tất yếu và tối quan trọng chính là nền giáo dục ấy phải thể hiện được những cốt tủy của đạo Phật. Nội dung nền giáo dục đó phải chuyên tải đến thế hệ sau những tinh hoa của Phật giáo nhất là trong giai đoạn hiện nay. Giai đoạn chuyển tiếp của một thiên niên kỷ. Phật giáo càng cần thiết bản chất năng động, thực tiển của mình hơn lúc nào hết, những tính chất, những tinh hoa cốt tủy ấy đã hàng ngàn năm nay được đề cập phân tích và biện giải hầu hết nằm trong tam tạng kinh điển Phật giáo. Nhưng điều quan trọng là trong số những tinh hoa ấy yếu tố nào, tính chất nào đặc biệt góp phần tối quan trọng vào việc nói lên bản chất của Phật Giáo Việt c) Phương pháp giáo dục: Trong một giới hạn nào đó thì nền tảng giáo dục là những nguyên tác cơ bản, đã được nung đúc thành hệ thống nhằm sinh sản hoặc tái hiện thành con người hoàn thiện đó chính là phương pháp giáo dục qua bài viết của giáo sư Lý Kim Hoa trên Báo Giác Ngộ số 2 ra ngày 20.4.1996. Ông đề cập đến một số nét cơ bản về lĩnh vực giáo dục và nền tảng xây dựng trong bài viết này ông cho rằng muốn đạt tốt hiệu quả giáo dục thì phải tiến trình theo 3 lãnh vực sau: – Phương pháp soạn thảo chương trình. – Phương pháp tổ chức các phương pháp giáo dục. – Phương pháp giảng huấn và học tập. Ðây là ba lãnh vực mà chúng ta cần phải biết cách linh động và luôn luôn tiến đến để phù hợp với trình độ, nhằm đáp ứng nhu cầu đưa con người và xã hội đi lên. Ðồng thời ông dẫn chứng và đối chiếu phương pháp giáo dục của Phật giáo phù hợp với khế lý, khế cơ và khế thời, phù hợp với yêu cầu lý luận, sự thật, lẽ phải và thực tế. Ðại ý ông muốn nói phương pháp giáo dục cần áp dụng lối giảng dạy, phù hợp với đối tượng hoàn cảnh, môi trường trong sự dạy cũng như sự học. Về phương diện Phật học thì giáo sư chú trọng phương pháp tự phát, y cứ duy thức học của pháp tướng tâm để thấm sâu vào tâm thức. Mặt khác áp dụng vào nhân minh học và lập cước trên tiêu chuẩn trực giác của thiền tông nghĩa là tự chứng, tự nội với tinh thần vô úy mà bài pháp được ông minh chứng là câu chuyện của Bồ Tát Phú Lâu Na – một con người có đủ đức tin trên tiến trình và sứ mệnh giáo dục Phật giáo. Qua đây ta có thể hiểu được nền tảng giáo dục hay nói cách khác hơn phương pháp giáo dục là nhằm đào tạo thế hệ tương lai. Thế hệ nắm vận mệnh quốc gia, dân tộc. Quốc gia thịnh hay suy, dân tộc cường hay nhược đều do giáo dục tốt hay xấu, đúng hay sai. Vì thế giáo dục là một công tác trọng đại; một vấn đề cần được đặt ra, cần được nghiên cứu tỉ mỉ và cải tiến kịp thời. Nhìn lại quá khứ của nước ta thì việc giáo dục ngày xưa chỉ thiên về đạo lý văn chương, nhưng ngày nay lại nặng về lý thuyết khoa học. Như vậy là phiến diện thiếu xót. Thật ra con người là một cái gì đó rất phức tạp, bao gồm nhiều cá tính, thiên tư khác nhau nên không thể chấp nhận đồng đều một số giáo điều bất biến, một số kiến thức cố định. Nói cách khác, đem một số giáo điều kiến thức của một người lớn ra mà nhồi sọ trẻ em một các đồng đều không phân biệt cá tính, thiên tư là làm một việc thất sách. Chính vì thế, chẳng những không phát triển được đúng mức những phần tử ưu tư mà còn làm thui chột những phần tử kém thiên tư. Do vậy, chúng ta cần phải có một phương pháp giáo dục mới mẽ hơn nhằm đào tạo cho việc cải tiến giáo dục, nhất là lề lối giáo dục cổ điển đã quá cũ kỷ, lỗi thời, nên cần được các nhà có trách nhiệm về giáo dục ở nước ta lưu tâm, và cải đổi phương pháp giáo dục cho nghành giáo dục ngày càng được thăng hoa hơn trong cuộc sống. Bởi thế, dù trong một ban nghành nào hay tổ chức nào v.v…muốn thực hiện được công việc gì, trước tiên phải có phương pháp làm việc thì công việc đó mới có hiệu quả cao. Nếu đề ra phương pháp tốt, tức hiệu quả thu hoạch phải tốt; còn phương pháp chưa cao tất nhiên không thể đòi hỏi một hiệu quả mỹ mãn được. Ví dụ: Một tay cưỡi ngựa thì không thể phốc một cái có thể phi nước đại, mà phải có những kỷ thuật thích hợp trong tư thế ngồi làm sao cho vững vàng, nắm dây cương ra sao, không phải ai cũng có thể cưỡi ngựa được. Hoặc giả chúng ta có thể quan sát một cô thư ký văn phòng xem thử cô ta làm việc thế nào. Cô ta dùng phương pháp tổ chức công việc trong này, bố trí công việc theo lịch, việc xử lý hồ sơ v.v… Nếu như một người tầm thường chưa biết gì về phương pháp làm việc, chắc chắn không khỏi rơi vào lúng túng hoặc không có đầu óc tổ chức, làm gì cũng vụng về, hiệu quả đạt được không là bao. Như vậy, phương pháp là con đường vạch định để đạt đến mục đích cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ðiều này cho thấy phương pháp giáo dục là con đường thẳng nhất chắc chắn nhất, để làm ra chân lý và một khi chân lý ấy đã tìm ra được và truyền nó lại cho người khác. Hay nói khác hơn, người ta tìm ra chân lý bằng phương pháp nghiên cứu và truyền chân lý lại cho người khác bằng phương pháp giáo dục. Nhưng phương pháp này được thực hiện ra sao còn tùy thuộc rất nhiều ở các nguyên lý, điều kiện thuận tiện, tùy chỗ, tùy thời để thích ứng vào hoàn cảnh xã hội thực tại. "Công tác giáo dục có nhiệm vụ song song với trình độ phát triển về vật chất và tinh thần, tạo sự thích ứng giữa đứa trẻ với những giá trị tinh thần mà hoàn cảnh đòi hỏi. Sự thành công phải lệ thuộc cách thức, phương pháp mà nhà giáo dục đã dùng để tạo sự thích ứng đó". Ðể đạt được phương pháp trên, người làm công tác giáo dục cũng phải có phương pháp giáo dục. Tức là phương pháp truyền đạt thông tin kiến thức đến đối tượng. Giáo dục không có nghĩa đơn thuần là dạy mà bao gồm cả sự học, do vậy phương pháp giáo dục chính là phương pháp dạy và học, nghĩa là bằng cách nào để truyền đạt tốt nhất có hiệu quả nhất và bằng cách nào có thể tiếp thu mau nhất, có kết quả cao nhất. Ðức Phật được mệnh danh là bậc đạo sư, vậy phương pháp giáo dục của Ngài đã ứng dụng như thế nào trong suốt cuộc đời giáo hóa, và đến nay phương pháp đó hiệu quả như thế nào. Riêng Hòa Thượng Thích Minh Châu – Viện Trưởng Viện Ðại Học Vạn Hạnh, hiện là Hiệu Trưởng Trường HVPGVN hiện nay với niềm ưu tư thao thức về sự nghiệp giáo dục qua bài viết "Một môi trường giáo dục tốt phải khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm" đăng ở trang 3 tập văn Thành đạo PL: 2538 nội dung với phương pháp giáo dục như sau: "Sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành công chừng nào sự nghiệp ấy trở thành ý thức và trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Thiếu mất ý thức và trách nhiệm này, chúng ta không thể nói đến giáo dục hay xây dựng một môi trường tốt đẹp cho con người". Như vậy, theo chủ trương của Ngài thì tinh thần giáo dục phải được đặt trên nền tảng trí tuệ giải thoát là căn bản, và phải kiên trì thật tốt để nuôi dưỡng môi trường giáo dục. Bởi vì đức Phật dạy: Trí tuệ giải thoát sẽ không hiển hiện với con người ngay lập tức mà nó sẽ hiển hiện một cách từ từ, do đó học từ từ và hành từ từ. Với tư tưởng Nam truyền Phật giáo, lập trường của phương pháp giáo dục mà Hòa Thượng xây dựng luôn y cứ vào khả năng phát triển đời sống tâm thức theo pháp môn Giới – Ðịnh – Tuệ là nền tảng căn bản. Trong phương pháp giáo dục của Phật giáo thì đường đời giáo dục là được thể hiện qua hai mặt sau đây: * Ðứng về mặt hệ thống giáo dục: Theo Phật giáo thì dân tộc ta thường có câu ca dao rằng: "Thứ nhất tu tại gia, Thứ hai tu chợ, Thứ ba tu chùa ". Chữ "Tu" ở đây có nghĩa là tu học, tu dưỡng thân tâm, đổi mới nếp sống hằng ngày về cá nhân, gia đình, xã hội và Phật giáo được đề cập ở trong chương 4 nói về đối tượng của giáo dục Phật giáo. * Ðứng về mặt tổ chức: Khi nói đến giáo dục Phật giáo tức là nói đến ý nghĩa giáo dục trong kinh điển Phật giáo hơn là nói đến một nền giáo dục Phật giáo được thực hiện với một hệ thống tổ chức hoàn hảo. Sở dĩ như vậy vì Phật giáo chưa có một nền giáo dục có tính phổ thông, áp dụng cho hết thảy mọi đối tượng. Ðiều này hẳn phải chờ đến một tương lai nào đó. Tuy vậy, ngay từ thời Ðức Phật khởi từ vườn Trúc Lâm do Tần Bà Sa La cúng tặng, giáo đoàn Tỳ Kheo cũng đã được tổ chức khá chặt chẻ với cơ sở vật chất khang trang, với các chức vụ như Duy na, Giáo thọ. Ðó là những vị cao hạ có trách nhiệm giáo dục những tăng sĩ của thế hệ kế tiếp. Những buổi thuyết pháp của đức Phật cũng được phân loại theo các đối tượng như các Trưởng lão, Ðại đức, Tăng sĩ trẻ, Cư sĩ, người lao động. Tất cả các hoạt động như: Tổ chức an cư kiết hạ, quy định về phòng ốc, giới trường, yết ma đều nhằm phục vụ cho việc tu học, vì phát triển phạm hạnh, thăng hoa tâm thức. Trong giai đoạn đầu tổ chức, Giáo dục Phật giáo nhắm đối tượng là tu sĩ tức là các Tỳ Kheo và cho đến nay, nền Giáo dục Phật giáo vẫn chỉ dành cho giới tăng sĩ là chủ yếu. Trong khi đó, đối với người bình thường các Tỳ Kheo cũng ra sức giảng pháp, đem tinh thần Phật giáo để truyền đạt cho mọi người mà không có hệ thống tổ chức đầy đủ và cụ thể như một nền Phật giáo thật sự. Lý do để hiểu là không phải mọi người đều là Phật tử. Phật giáo không phải là tôn giáo độc nhất tại một địa phương, một vùng hay trên thế giới. Thế nên, khi đứng trước lãnh vực làm việc trong một tổ chức nào đó, không chỉ riêng Phật giáo mà các lãnh vực khác cũng vậy, đều không tránh khỏi mọi thiếu sót bởi đất nước ta còn eo hẹp về kinh tế, và kinh phí chưa thể cung cấp đầy đủ, rất người quan tâm và tài trợ đến nghành Phật giáo. Hay nói cách khác hơn là tinh thần đoàn kết còn rời rạc nên trong khi làm việc với nhau chưa được chặt chẽ cho lắm. Do vậy mà dẫn đến sự bất đồng ý kiến v.v… Như trong giáo trình Xã hội học đề cương của Giáo sư Phó Tiến Sĩ Nguyễn Minh Hòa có đề cập ở trang 160 phần 4 – mục 4 – chương 5 có viết: "Ðối với cá nhân những người làm công tác quản lý lãnh đạo. Các cán bộ cao cấp giữ trọng trách trong các cơ quan của chính phủ thì dư luận xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì thế các nguyên tắc các quốc gia trên thế giới thường xuyên thăm dò dư luận về uy tín của mình. Các chủ trương các cơ quan luôn luôn lắng nghe các ý kiến nhận xét của các nhân viên dưới cấp về năng lực làm việc, tư các đạo đức, tác phong quan hệ và uy tín của mình." Ðây cũng chính là quan điểm cơ bản trong chu trình kiến tạo một hệ thống tổ chức quy mô của các vị đứng gốc độ động cơ lãnh đạo. Theo hệ thống tổ chức của các trường Phật học trong nước hiện nay, vấn đề nhân sự còn quá hiếm hoi, công tác thì luôn bị ách tắc chưa được hoàn chỉnh. Phần lớn là do thiếu kinh phí, rất ít người quan tâm tài trợ cho công tác của nghành giáo dục. Một số điểm đáng nói là cá nhân lãnh đạo vì tư hữu riêng, chùa riêng, cuộc sống kinh tế riêng nên lo việc chung còn thiếu tinh thần đoàn kết nội bộ, hay một vài nơi có những vị là quá bao đồng dẫm lên nhiệm vụ của người khác, đại để tình hình hiện nay trên nguyên tắc chung thì công tác nhìn bên ngoài có lẽ trôi chảy, nhưng bên trong không kết hợp nhất quán cho lắm. Hơn nữa, vì lý do cụ thể có những vị đóng góp công sức rất nhiệt tâm nhưng trên cơ bản không học qua các lớp quản lý và xử lý hành chánh, một nghiệp vụ chuyên môn của bộ phận văn phòng, không trách gì công tác luôn bị đình trệ và chậm tiến. Sự thiên trọng về phát triển vật chất, sự lơ là trong việc phát triển tâm linh càng lúc càng khiến con người cảm thấy lạc lõng, cô đơn, bối rối. Chúng ta trong thời đại ngày nay, đứng trước những khổ đau, bất ổn thời đại như chiến tranh, đói kém, hận thù, những sa đọa của xã hội, sự cạn kiệt của môi trường có thể nghĩ rằng cái khổ của con người chưa có chiều hướng vơi đi mà lại đang có nguy cơ tăng lên. Trách nhiệm đó là của giáo dục. Giáo dục ngày nay chưa đi đúng hướng. Giáo dục cần nổ lực nhiều hơn nữa vào việc nghiên cứu của con người trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Giáo dục có nhiệm vụ xây dựng, định hình phát triển nhân cách của con người trong nỗ lực giúp cho con người tự tìm hiểu mình, tự xây dựng mình tổ chức cho mình. Ðấy là điều mà Carl Roges gọi là: "Self concept" mà An dras Angyal gọi là: "Self – organization" một sự thâm nhập vào cái tôi của tự mỗi người mới có thể giúp người ấy nhận thấy cái nguyên nhân khổ đau trên đời. Tuy nhiên riêng về đường lối cũng như hệ thống tổ chức của Phật giáo thì có khác hơn. Nhờ có sự ủng hộ rất nhiệt tình của các tín đồ đối với các người tu sĩ học Phật, nên thường đối mặt vật chất cũng tạm ổn định, với hơn nữa là dựa vào kinh điển Phật học khá sâu, bởi thế trong khi làm việc đều có tinh thần đoàn kết chặt chẽ rất cao, chịu khó lắng nghe mọi ý kiến của người khác và cấp trên đưa xuống thì cấp dưới tuân thủ làm việc một cách trôi chảy… Do vậy mà ngày nay Phật giáo đã và đang phát triển rất cao về nghành Giáo dục, không những lan truyền các tự viện, đồng thời Phật giáo còn được phổ biến rộng rãi trên thế giới và trở thành môn học chính thức ở nhiều Ðại Học Phật Giáo và không Phật giáo. Ngoài hệ thống Phật Học Viện dành cho tu sĩ Phật Giáo, chúng ta thấy có nhiều trường Ðại Học Phật Giáo tại Trung Quốc; Ðại Học Hoa Nghiêm ở Hàn Châu, Dương Châu, Phật Quang, Phật Học Nghiên Cứu Viện ở Ðài Loan v.v… Trong khi đó, tại Ấn Ðộ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam cũng có Ðại Học Phật Giáo nổi tiếng như New Delhi, Nalanda, Mahachulalongkorn, Maha Makut, Preah Sihanu, Aaja, Học Viện Phật Giáo Việt Nam, v.v… Ngoài ra còn có rất nhiều Phật Học Viện, Thiền viện dành cho cư sĩ ngày càng được thành lập nhiều như ở Pháp, Ðiều này cho thấy nền Giáo Dục Phật Giáo cách đây 25 thế kỷ qua, thì chưa có một nền giáo dục được tổ chức và thực hiện hoàn bị mang ý nghĩa của một nền giáo dục hiện đại, nhưng nhờ có sự nổ lực và tiếp cận với nền giáo dục xã hội bên ngoài trên toàn thế giới rất nhanh, nên nền Giáo Dục Phật Giáo từ 25 thế kỷ đã thể hiện được tất cả những gì mà giáo dục hướng đến. CHƯƠNG IV: ÐỐI TƯỢNG CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO 1. Ðối tượng của giáo dục: Ðể hiểu sâu hơn về đối tượng của giáo dục này, trước tiên chúng ta cùng sơ lược về vài điểm chính yếu sau: * Khái niệm về đối tượng của Giáo dục học: Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoa học về sự hình thành nhân cách con người trong quá trình người giáo dục và người được giáo dục hoạt động có tổ chức một cách đặt biệt. Lãnh vực nhận thức của Giáo dục học là những tri thức về khái niệm, tính chất, đặc điểm về tổ chức hoạt động trong việc giáo dục con người. Phạm vi nhận thức của Giáo dục học bao gồm việc giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên và những người đang trưởng thành. Việc giáo dục con người là một quá trình giáo dục, quá trình này có sự vận động, diễn ra trong thời gian, không gian nhất định, có nội dung quy luật và động lực của nó. Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội được nhiều nghành khoa học xã hội nghiên cứu; Kinh tế học, Xã hội học, Ðạo đức học, Tâm lý học, Khoa học quản lý…Giáo dục học khác với các nghành khoa học nên chổ có nghiên cứu bản chất trong của quá trình giáo dục bằng cách tìm hiểu cấu trúc và cơ chế của quá trình đó. Nó coi giáo dục là một quá trình hình thành cá nhân một cách có ý thức, có mục đích, có tổ chức, nó soi sáng các quy luật của quá trình đó, nghiên cứu lý luận và phương pháp của hoạt động Giáo dục, giáo dưỡng. * Quá trình Giáo dục là đối tượng của Giáo dục học: Quá trình Giáo dục là quá trình hình thành cá nhân con người được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích và những điều kiện do xã hội quy định, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và học tập trong một thời gian và không gian nhất định; nhằm giúp người học chiếm lĩnh những kinh nghiệmp xã hội của loài người, nhờ đó mà hình thành các phẩm chất năng lực của cá nhân theo những yêu cầu của xã hội. Quá trình giáo dục theo quan niệm trên đây chính là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học. Giáo dục học nghiên cứu quá trình Giáo dục trong tính tổng thể, tính toàn vẹn của nó, cũng như các bộ phận, các yếu tố của quá trình đó. Quá trình giáo dục tổng thể bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục nghĩa hẹp (gồm các quá trình giáo dục bộ phận; quá trình đức dục; thể dục và lao động.) Ngoài ra, quá trình giáo dục này còn được gọi là quá trình giáo dục nghĩa rộng và đào tạo. Trong lãnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục và nhà trường còn được gọi là quá trình sư phạm tổng thể. * Cơ Cấu của quá trình giáo dục: Quá trình giáo dục tổng thể cũng như các quá trình bộ phận đều được tạo thành bởi các yếu tố sau: Chủ thể giáo dục (người giáo dục) khách thể (hoặc đối tượng) Giáo dục (người học), mục đích giáo dục, nội dung, phưong pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục. Tham gia vào quá trình giáo dục (mình có những điều kiện giáo dục bên ngoài [môi trường kinh tế – sản xuất], chính trị, văn hóa xã hội) và điều kiện bên trong (môi trường sư phạm và cơ sở vật chất thiết bị trong nhà trường.) Một vài điểm chính yếu được đề cập trên, là chỉ định nghĩa theo cách giáo dục học của thế học. Riêng về cách định nghĩa "Ðối tượng của Phật Giáo Việt Theo như Trường A Hàm, Trung A Hàm và Khởi Thế Kinh, Ðức Phật dạy: Khi vận mệnh suy thoái và các tiêu cực của loài người đã tới, thì sẽ có 4 hiện tượng suy đồi và tiêu vong, cụ thể là những quốc gia kém phước đức và gây nhiều tội ác, thì toàn thể nhân dân phải tích cực học làm những điều thiện và tránh những điều ác. Nghĩa là từ quan chức đến thường dân cố gắng đồng tâm nhất trí, để chuyển hóa 4 cộng nghiệp thành 2 việc làm nhân ái hợp lòng dân và đáp ứng những nguyện vọng chung của mọi người, bởi lẽ 4 hiện tượng suy thoái xảy ra là do: 1) Vận mệnh chung của đất nước. 2) Chính những người dân đã gây ra tội ác, đi ngược lại những quy luật thiên nhiên và những luật lệ cũng với truyền thống văn minh cao đẹp của dân tộc. 3) Do các nhà lãnh đạo quốc gia thiếu nhiệt tình giúp đở nhân dân không đủ phẩm chất tài đức, lợi dụng chất năng của mình để tham nhũng. Bởi vậy, mới có 4 hiện tượng suy đồi như sau: – Nghèo đói, thất nghiệp. – Bệnh tật trầm trọng. – Chiến tranh chém giết lẫn nhau. – Ngu si, thất học và gian ác. Muốn chuyển biến, đổi mới toàn bộ 4 việc tiêu cực nêu trên, nhà nước và nhân dân cùng cương quyết lật ngược lại bằng điều phước thiện cụ thể: 1) Hiện đại hóa và công nghiệp hóa nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đại công nghiệp hóa, trồng trọt hoa màu chăn nuôi gia súc, để cho mọi người có cơm ăn, việc làm theo tiến trình văn minh và thực tiển. 2) Phải xây thêm bệnh viện, viện xá, chuẩn y viện và những văn phòng y tế, cùng giáo dục và đào tạo các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ và y tá để phục vụ khắp nơi. 3) Tổ chức những hội đoàn tương thân tương ái để giao dịch, làm ăn trao đổi những kinh nghiệm về kinh tế thị trường vượt lên những tranh chấp quyền lợi, biên giới lãnh thổ và những ý hệ chính trị. 4) Xây dựng thêm các thường học, đào tạo thêm các chuyên viên, để trực tiếp giảng dạy về chữ nghĩa văn hóa, khoa học, kỷ thuật và chuyên nghiệp cho nhân dân, nhất là cho các giới trẻ. Ðể hiểu biết và thực hành trong nếp sống cụ thể hằng ngày, truyền đạt cho họ biết yêu chân lý, biết làm việc thiện, và biết làm tốt đẹp cuộc đời, ngay trong thời gian hiện tại và trên khắp quê hương, đất nước mình, bằng đời sống văn minh và môi trường trong sạch. Ðiều này cho ta thấy đối tượng của giáo dục là con người, thế mà một số định nghĩa đầy đủ về con người cho đến nay vẫn là một đề tài nghiên cứu chưa ngã ngũ. Như vậy, chứng tỏ con người chưa thật biết mình. Xem con người như một sản phẩm đặt biệt cao cấp của thượng đế, hay xem con người là một sinh vật có lý trí đều là những quan điểm mơ hồ. Ðiều ấy kể là những vấn đề do con người đặt ra, trong đó có giáo dục, đến từ kinh nghiệm, từ mong ước được vươn lên, nhất là mong ước được thích ứng, hài hòa với thiên nhiên, xã hội và chính mình. "Bản chất con người là một tương hòa các quan hệ xã hội", con người lại có bản năng và lý trí, có tâm hồn và đạo đức… Con người lại có nhân tính riêng, hay còn gọi là nhân cách. Giáo dục nhằm đào tạo con người phát triển vươn lên về nhiều phương diện. Song son với việc thu nhập kinh nghiệm, kiến thức và kỷ năng, con người cần được giáo dục để tự nhận biết mình, để phát triển nhân cách của mình theo đường hướng lý tưởng của xã hội qua việc giáo dục cá nhân, gia đình, đoàn thể và xã hội. a) Giáo dục cá nhân: Do các cá nhân có nhiều sự khác biệt về vật lý, tâm lý, tâm linh, giai cấp xã hội và khả năng, nên học đường ngày nay cần có đường hướng giáo dục cá nhân. Mục đích của cuộc sống con người gồm hai bổn phận: Bổn phận đối với chính bản thân và bổn phận đối với chính tha nhân. Trong hai bổn phận này, bổn phận đối với chính mình là cần trước nhất. Trước hết, ta phải xây dựng chân chính bản thân mình sau mới nghĩ đến việc xây dựng cho người khác, bởi thế Giáo Sư Tiến Sĩ Russell N. Cassell có viết: "Hướng dẫn được con người là một khoa học: Trước là tìm giúp người này tự tìm hiểu lấy mình. Hai là tìm cách giúp họ nhận định rõ ràng những điều hiểu biết ấy về bản thân mình.
Thật ra, mỗi con người là một cá nhân độc nhất, là một cơ cấu phức tạp gồm những nhu cầu tinh thần, thể chất, tình cảm, xã hội với những mức độ trưởng thành và những tiềm năng khác nhau. Thanh thiếu niên là một cá nhân đáng được quan tâm một cách đúng mức vì chúng là những chồi non của xã hội, của đất nước nên chúng ta có nhiệm vụ hướng dẫn, tìm hiểu để giúp chúng vượt qua khúc quanh của cuộc đời. Muốn được vậy chúng cần phải ý thức bổn phận đối với chính mình, tha nhân, gia đình, quốc gia và nhân loại. Cho nên, dù ở trường hợp nào người hướng dẫn cần phải quan tâm và đạt được mục tiêu tổng quát của khoa hướng dẫn: "Nhằm vào sự phát triển cá nhân toàn diện, nhằm vào tất cả vấn đề của cuộc sống cá nhân và tương quan cá nhân"2. Nhưng muốn đạt đến mục tiêu hướng dẫn và thi hành ấy một cách hữu hiệu chúng ta nên lược qua một vài phương thức: Hội đàn, Khải đạo, Tổ chức sinh hoạt tập thể trong và ngoài học đường…đều là những phương thức hướng dẫn thông dụng trong các lĩnh vực gia đình, học đường và xã hội. Nhưng điều kiện cần đủ để đạt đến mục tiêu trên là nắm vững và tôn trọng tinh thần các quy luật… "Tinh thần hướng dẫn có tính cách tư vấn và khuyến cáo hơn là cưỡng định…chấp nhận mọi thái độ, mọi hành vi dù không tốt đẹp để tìm hiểu và sửa chữa. Quy luật hướng đòi hỏi người hướng dẫn phải có nhiều đức tính nhẫn nại và tháo vát, biết lắng nghe để tìm hiểu hơn là phát biểu nhằm cho mình mà quên cả tha nhân" Như vậy hệ thống giáo dục cá nhân là phương thức giáo dục đánh thức những tiềm năng cao quý nơi mỗi con người. Ðể rõ hơn chúng ta hãy nghe Thượng Tọa Thích Chơn Thiện nhận định trong Luận Án Tiến Sĩ, p. 124: "Một hệ thống giáo dục cá nhân yêu cầu có các tinh thần giáo dục về trách nhiệm cá nhân, tự tin, tự nỗ lực, tự chế, tự chấp nhận, tự tri…không có các tinh thần ấy, hệ thống giáo dục cá nhân không thể hữu hiệu." b) Giáo Dục Gia Ðình: Có lẽ sẽ không ai bác bỏ rằng gia đình chính là tế bào của xã hội, là những đơn vị hợp thành xã hội. Giữa gia đình và xã hội có mối liên quan chặt chẻ với nhau: Trong có ấm thì ngoài có êm, quan hệ gia đình thuận hòa, tốt đẹp sẽ góp phần làm cho kỷ cương của xã hội được củng cố và phát triển. Bởi gia đình có đào tạo giáo dục nên những người tốt thì xã hội mới có những công dân tốt. Gia đình là tế bào của xã hội. Thế nên, củng cố gia đình là củng cố nền tảng xã hội và phát triển gia đình tức phát triển xã hội. Nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình phải dự phần vào việc phát triển cuộc sống xã hội, gia đình khép kín là một trở ngại cho xã hội. Ngoài ra gia đình còn là một hình thức cộng đồng và được gắn bó v?i nhau bởi mối quan hệ hôn nhân và huyết thống. Nói là môi trường đầu tiên của xã hội, tất cả bằng tình cảm thông qua tình cảm mà thuyết phục và giáo dục và được đứa trẻ tiếp nhận một cách hồn nhiên vô tư, từ đó tác động một cách trực tiếp, cá nhân làm cho đứa trẻ phát triển cả hai phía cạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng sự giáo dưỡng của cha mẹ. Gia đình còn là một thiết chế xã hội tương đối ổn định, gia đình có truyền thống gương mẫu giá trị riêng, mỗi đứa trẻ sinh ra trong gia đình đều có sự tiếp nhận các truyền thống khuôn mẫu riêng có ấy của gia đình. Trong Pháp Cú kinh đức Phật dạy: "Như người ngồi nhà vụng lợp "Như ngôi nhà khéo lợp Qua hai đoạn kinh ẩn dụ trên cho thấy môi trường giáo dục gia đình rất quan trọng trong trách nhiệm và bổn phận của người cha và người mẹ, sự truyền đạt đúng đắn tốt đẹp thì con cái được một ý thức lễ giáo tốt đẹp, ngược lại chúng sẽ trở nên hư hỏng, hoang đàng và bất trị. Xã hội ngày nay đang phản ảnh tình trạng thiếu niên rơi vào tình huống tha hóa tri thức và đạo đức, nạn thất nghiệp và vấn đề phạm pháp ngày càng phát triển, phải chăng do cha mẹ thiếu tinh thần trách nhiệm giáo dưỡng, con cái quá buông thả và không kỷ luật trong việc học hành kể cả việc giải trí vui chơi từ thuở nhỏ của con cái mình, làm cho đứa trẻ mất niềm tinh nơi cuộc sống vào buổi đầu đời. Chúng không được cha mẹ thương yêu chìu chuộng, tạo một cảm giác lành mạnh, người cha thì quá độc tài, lạnh lùng và nghiêm khắc, chúng thật sự mất hẳn niềm tin vui hạnh phúc với một cảm giác thẩm mỹ về nét đẹp tinh thần làm tâm hồn chúng trở nên cô đơn và xa lạ đối với những người sanh ra chúng. Giáo dục gia đình còn là sự giao tiếp, bổn phận, sự cư xử giữa người với người dựa theo lời dạy của Ðức Phật trong kinh Thiện Sanh, thuộc Trường Bộ kinh: (Sinhlovada Digha Nikaya), quy định 6 quan hệ vào quyền hạn của mỗi thành viên trong gia đình, ăn ở và đối xử với nhau cho hợp tình hợp lý của một nề nếp chung gương mẫu. Ðó là: Tương hệ giữa cha mẹ – con cái. Sáu mối quan hệ trên nói lên rằng đời sống là mối tương quan, tương duyên giữa con người và xã hội: "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người" không thể sống mà chỉ biết cá nhân cũng không thể sống bị cá nhân đánh mất hoàn toàn. Vì giải thoát thì phải là vấn đề cá nhân, nhưng về hạnh phúc tương đối ở đời thì phải là hạnh phúc của tương giao. c) Giáo dục xã hội: Nhà trường và gia đình là mối tương quan sinh động, quân bình đem các tiến bộ cho cá nhân và xã hội. Và để có thể góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển xã hội, giáo dục phải xứng đáng đóng được vai trò hướng dẫn của mình. Vai trò giáo dục này không chỉ hạn chế trong việc cung ứng cấp thời mà phải biết tìm hiểu chiều hướng phát triển lâu dài, hàng mấy mươi, mấy trăm năm của xã hội. "Càng ngày người ta càng nhận thấy vai trò quan trọng của giáo dục không phải là nhằm nơi cung cấp những người thợ cho xã hội, mà là ở nơi cung cấp những trái tim, những khối óc cho xã hội." Thật vậy, chính những trái tim, khối óc ấy đem lại cho xã hội những luồng máu mới, những nhiệt tình mới, những sáng kiến mới làm cho xã hội luôn trẻ trung sinh động và tiến hóa thêm lên. "Chỉ có thế chúng ta mới mong xây dựng được một xã hội thái bình, một Niết Bàn tại trần thế, một xã hội trong đó liên hệ giữa người và người là mối liên hệ tích cực, hướng thượng, hổ tương và thân ái." Giáo dục xã hội là giáo dục góp phần phát triển, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Và chính giáo dục đã góp phần đào tạo những người quản lý nhà văn hóa, những nhà hoạt động xã hội và một đội ngũ công nhân lành nghề năng động sáng tạo, nắm vững công nghệ: "Giáo dục và tiến bộ xã hội có mối liên hệ với nhau. Muốn cho đất nước ta phát triển, đầu tư một cách đúng mức và cần quan tâm hơn nữa đến nghành giáo dục. Và đến lượt mình, giáo dục tốt sẽ tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào với số lượng lớn có giá trị cao về mọi mặt." Có như thế chúng ta mới thực hiện được mục tiêu cao cả "Người giàu nước mạnh, xã hội công bằng và công minh" để hướng tới hòa nhập và sự phát triển chung cùng với các dân tộc khác vững bước vào thế kỷ 21. Tuy nhiên trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ khác nhau, rất đa dạng và phong phú. Do vậy, khi nói đến giáo dục xã hội thì phải liên tưởng đến giai cấp xã hội. Và giai cấp xã hội là gì? Người viết xin được giới thiệu qua để làm sáng tỏ thêm cuộc sống được tốt đẹp, thăng hoa thêm cách nhìn của đức Phật. Về giai cấp xã hội: Ðức Phật cho rằng lý thuyết giai cấp chỉ là một cái chấp của tri thức, và "những người nào còn chấp trước lý thuyết giai cấp thì còn rất xa sự thành tựu vô thượng trí đức" (Dhammapada) Ngài là vị tỵ tổ cách mạng; tự Ngài phế đế bài phong, phá tan thành sắt giai cấp ở xã hội Ấn lúc bấy giờ, nâng đở giai cấp hạ tiện, chủ trương thuyết sống hòa đồng (lục hòa) Ngài đã thành công một cách rực rỡ mà không tốn một mũi tên và chẵng hao một giọt máu của nhân loại. Quyền cao tước trọng, công danh phú quý tột bậc trên đời, còn ai hơn Ngài. Thế mà Ngài xã bỏ ngôi vua để đổi lấy đời du sĩ, nhằm hóa độ chúng sanh cầm đuốc chân lý soi sáng cho mọi loài. Ngài tự đề xướng thuyết bình đẳng được khẳng định trong kinh Sutta – Nipata – Verse 136 như sau: "Không có giai cấp Bà La Môn do giòng giống sanh ra; Câu nói ấy là câu nói đầu tiên của bình đẳng đã hiện thân trong đức Phật Thích Ca. Nó có giá trị như một lời tuyên ngôn trước nhất của mặt trận bình đẳng chống lại sự bất công của giai cấp xã hội. Mặt khác, Ngài còn giảng dạy một cách rõ ràng rằng chỉ có những tính cách di truyền mới có thể coi là nguồn gốc trong giòng giống qua câu nói: "Không có giai cấp dòng máu cùng đỏ, trong giọt nước mắt cùng mặn". Vì thế, trong khi đi vào quần chúng với lòng từ bi rộng lớn, với nếp sống phản ảnh, vấn đề trọng đại phải thực hiện và tiêu diệt nguyên nhân của mọi sự thù hận, chém giết bằng cách khuyết sung chất người về giai cấp đang bị xã hội, đè nén, tù hãm, thầm kín trong tâm tư mọi cá thể, giai cấp chỉ là những chiếc áo để thay, và vì tình thương trong con người mới là một thực thể, khai thác và nuôi dưỡng. Nhưng con người không phải ai cũng tiến bộ như nhau, song khi tìm hiểu họ, ta sẽ không phân định theo từng khu vực ảnh hưởng của giai cấp mà cần xét đoán chân tướng nội tâm của họ, họ phát huy khả năng phục vụ. Muốn đạt được điều này trước tiên chúng ta phải tự mình ý thức được một cách khiêm tốn và mạnh mẽ rằng: không có một cá nhân nào khác có thể cải thiện được chúng ta. Khi mỗi cá nhân của chúng ta được cải thiện thời đương nhiên gia đình chúng ta, học đường chúng ta, xã hội chúng ta, quốc gia chúng ta sẽ được cải tiến và cải thiện theo. Nếu cá nhân xấu thì xã hội sẽ bị ảnh hưởng, còn như cá nhân tốt đẹp thì xã hội tốt đẹp, xã hội tốt đẹp thời cá nhân cũng tốt đẹp luôn. Thật sự không có một ranh giới chia xẻ giữa cá nhân và xã hội, đó chính là bức thông điệp giáo dục xã hội mà Ðức Phật đã gởi đến chúng ta cách đây 2550 năm. 2. Ðối tượng giáo dục của Phật giáo: a) Ðối với tu sĩ Phật giáo: Chính các Tăng Ni là đối tượng cần quan tâm giáo dục trước hết, để trở thành vai trò nồng cốt trong công cuộc giáo dục đạo Phật. Bởi các chùa hiện nay thường hay mắc phải hai khuyết điểm: – Một là tuyển người xuất gia quá dễ dãi. – Hai là phương pháp dạy đạo đức chưa được hoàn mỹ và kỷ lưỡng cho lắm. Do đó hiện nay tư cách Tăng Ni đang bị than phiền rất nhiều và cộng thêm lối sống sinh hoạt tu tập của các chùa không đáp ứng được mục tiêu giáo dục quần chúng, vì Tăng Ni không có trình độ theo kịp với xã hội bên ngoài và không được định hướng đúng đắn. Thế nên, mong rằng các nhà chức trách trong Ban Giáo Dục Tăng Ni cần phải có một phương sách cao và triệt để hơn, mạnh mẽ hơn để nâng cao trình độ Tăng Ni cần phải có một bước tiến dài. Ðồng thời cần nên yêu cầu các chùa chiền, tu viện, thiền viện v.v… phải thận trọng về việc thu nhận người xuất gia và không nên ưa chuộng số đông. b) Những nổi niềm trong sinh hoạt Tăng Ni hiện nay: Hưởng ứng phong trào nâng cao dân trí, phát triển xã hội, Tăng Ni trẻ quyết tâm học tập Phật học lẫn thế học khắp cả ba miền. Theo như thống kê hiện nay số lượng Tăng Ni cư trú trên địa bàn thành phố khá đông, chứng tỏ sự ham tu hiếu học và ý chí cầu tiến của Tăng Ni trong thời phát triển thật đáng tuyên dương. Song bên cạnh đó là những nỗi niềm không kém phần quan trọng là vì sự sinh hoạt đời sống vật chất ở thành phố rất cao. Nếu như ở một ngôi chùa làng quê mỗi ngày chi phí cho 4 hoặc 5 người tiêu dùng chỉ từ 5 đến 10 ngàn đồng, nhưng trái lại đối với cuộc sống quân bình ở thành phố thì một người phải. Tương đương với số tiền đó. Như vậy khoảng ngân sách cho học phí, tài liệu, giáo án, phương tiện đi lại v.v… phải mất từ ba trăm đến bốn trăm ngàn đồng cho một tháng, như thế một số tiền lớn ấy tìm đâu ra giữa cuộc sống kinh tế bon chen nơi phồn hoa đô hội, trong khi Tăng Ni sinh chỉ là những người tu và chỉ biết lo đi "ăn học". Theo một số Tăng Ni sinh cho biết phần lớn họ đi học như thế là do sự cần cầu giáo pháp của Ðức Phật, thế nên bằng mọi giá họ vẫn kiên trì theo đuổi Phật học, vì không muốn rơi vào tình trạng quê hèn, kém dở hay thiếu văn hóa, và để có một trình độ, một nơi cư trú đi học mong lấy cho được mảnh bằng. Họ phải đấu tranh dành quyền sống, chấp nhận mọi gian khó…có lẽ họ tâm đắc với câu: "Fear and disappear when ignorances dispelled by knowlege" "Sự sợ hải và lo lắng sẽ không còn, khi ngu si bị xua tan bởi kiến thức". Ðiều này đã nói lên lòng can đảm, ý chí phi thường qua những cuộc dấn thân, đi tìm sự học đạo của giới trẻ đầy nhiệt huyết trong cuộc sống hôm nay. Ngày nay, trong hệ thống giáo đoàn Phật giáo chúng ta với số lượng Tăng Ni hiện tại rất nhiều, nhưng số lượng cao đó không có nghĩa là Phật giáo tiến lên, mà ngược lại đó là nổi niềm lo lắng lớn lao, niềm thao thức trăn trở của các bật tôn túc, những vị lãnh đạo Giáo hội. Về mặt này có thể đúc kết một số nét như sau: – Các vị lãnh đạo trong giáo hội cần hoan hỷ và quan tâm hơn nữa trong nghành giáo dục – Nhằm nâng đở cho một số Tăng Ni đứng tuổi thiếu căn bản về đạo học (nội điển) vì trong sự tu phải có sự học song hành, kiến thức và đạo đức đi đôi. – Các vị trong Ban lãnh đạo cần liên hệ tốt hơn với Tăng Ni sinh trong việc ăn ở tu học, quý Phật tử hảo tâm và quý vị Trụ trì có đệ tử cho đi tu học nên bám sát tình hình thực tế nâng đở kịp thời giúp các Tăng Ni sinh có một nguồn an ủi tinh thần cũng như vật chất trong quá trình tu học. – Tăng Ni sinh là những người thừa kế sứ mạng truyền trì mạng mạch của tương lai Phật giáo, cần phải có tâm đức, trí đức và hạnh đức một cách xứng đáng, để không cô phụ tấm lòng thương tưởng của chư tôn đức và tính tâm của bao Phật tử hết lòng ủng hộ. CHƯƠNG V: CÁC TINH THẦN CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO Khi chúng ta vọng về vấn đề Giáo dục Phật giáo thì có rất nhiều mục tiêu yêu cầu của xã hội, nhưng dù gì đi nữa thì đối tượng của giáo dục là con người, do đó giáo dục phải nhằm giúp con người tự tin khám phá ra mình, phát triển nhân cách của mình trong mối tổng hòa các quan hệ xã hội. Giáo dục còn trang bị cho con người kinh nghiệm, kiến thức và kỷ năng đủ để đưa con người đi tìm hạnh phúc. Bên cạnh đó, nền giáo dục còn thể hiện được các tinh thần giáo dục theo giáo lý Ðức Phật qua tinh thần vô ngã vị tha, tinh thần bao dung và tinh thần nhập thế. 1. Tinh thần vô ngã vị tha: Xưa nay máu đã chảy quá nhiều do chiến tranh và thù hận, những tiếng khóc than rên xiết vẫn không tạm ngừng ngớt trên thế gian này, nên cuộc chiến sẽ không bao giờ chấm dứt như luân hồi bất tận. Nguồn gốc thảm họa chiến tranh đó là do lòng ích kỷ nhỏ nhen của loài người đã biến thế gian thành bãi chiến trường. Với những cảnh tượng giành giựt cấu xé tàn hại lẫn nhau để rồi gây nên cảnh tượng tương tàn tương sát trên thế gian này. Muốn tạo được thế giới hòa bình, một xã hội an lạc hạnh phúc, không gì bằng đường lối tạo chính mỗi cá nhân, sống với tinh thần vô ngã vị tha. Giáo lý vô ngã vị tha là hình ảnh của một con người hoàn toàn bằng hành động, lời nói, ý tưởng quên mình vì người, sống làm việc cho tha nhân. Nghĩa là một hệ thống giáo lý nhằm hướng dẫn con người có một đời sống cao rộng bao la, tự tại và lý tưởng, thay vì mãi mãi bị ràng buộc điên đảo trong một bản ngã chật hẹp và không thật. Như vậy, con người phải hướng đến một đời sống cao thượng vô ngã, vì vô ngã là vô tận, không bị chi phối bởi định luật vô thường biến đổi của các pháp trên thế gian: "Có và không, thịnh và suy, vinh và nhục, khen và chê…" Con người phải xã bỏ cái ta giả dối, ích kỷ thì đời sống con người đạt được tự tại an lạc trên thế gian này. Nói chung, đến với giáo dục bằng tinh thần vô ngã, vị tha thì người con Phật không bao giờ trốn tránh cuộc đời để tìm nguồn hạnh phúc an lạc cho riêng mình. Vì như vậy chỉ là ích kỷ, tự tạo cho mình một cuộc sống lẽ loi. Trong khi đức Phật dạy chúng ta là người đệ tử Phật chân chánh luôn sống tu tập chính mình để thể hiện rõ nét tích cực vô ngã đi vào cuộc đời bằng những hành động dấn thân, với tinh thần hướng thượng đã đưa ý thức "sống" lên tầm cao của thời đại, xây dựng một nền văn hóa cho dân tộc. Tinh thần vô ngã vị tha này đã ảnh hưởng rất sâu sắc qua những câu ca dao, tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá sương Lá lành đùm lá rách Những câu trên đây hàm chứa tinh thần vô ngã vị tha rất đầy nhân cách và cũng là cơ sở làm thăng hoa một dân tộc, một truyền thống giáo dục cao đẹp trong Phật giáo luôn luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Cùng với đạo lý vô ngã vị tha này, tinh thần bai dung cũng đóng vai trò quan trọng trong đường hướng giáo dục Phật giáo. 2. Tinh thần bao dung: Là một hệ thống giáo dục Phật giáo không chỉ lấy những tư tưởng nào đó mang nhãn hiệu đạo Phật, mà cần biết phải sử dụng, chấp nhận các tư tưởng nào chân chánh, dù tư tưởng đó thuộc một tôn giáo nào khác, một cộng đồng khác. Cũng như đạo Phật không phải là nhãn hiệu đạo Phật mà đạo Phật có nghĩa là chân lý. Ðiều đó có nghĩa là đạo Phật nêu lên được nền tảng của chân lý và luôn luôn đóng góp những chân lý mới được khám phá, và chính là tinh thần bao dung mang tính giáo dục của Phật giáo. 3. Tinh thần nhập thế: Ðến với giáo dục bằng tinh thần nhập thế là nơi dấu chân xưa của các vị Bồ Tát, lấy cuộc đời khổ đau làm trường rèn luyện, xem nghịch cảnh chướng duyên là tiêu hướng kiên trì, để làm nở hoa giải thoát trên mảnh đất tam giới. Có như thế chúng ta mới làm sống dậy dòng sinh hoạt trí huệ thực chứng của Ðức Phật khơi mở hơn 25 thế kỷ qua: "Không xuất thế thì không có gì khả dĩ hơn được cuộc đời, không có gì khả dĩ hướng dẫn được cho cuộc đời và làm đẹp cho cuộc đời. Còn không nhập thế thì không phải là đạo Phật nữa, bởi vì từ bi và trí huệ, bản chất của đạo Phật, trong trường hợp này, sẽ không có chỗ sử dụng". CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN Nhìn lại bối cảnh lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy suốt chiều dài lịch sử trong việc giữ nước và dựng nước, tôn giáo đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó bao gồm cả nền giáo dục Phật giáo đã gắn liền với dân tộc làm chất keo sơn, nhờ đó Việt Nam được độc lập tự chủ. Vì Ðạo Phật luôn lấy con người làm trung tâm giáo dục nhằm mục đích chuyển hóa con người từ mê đến giác, đạo Phật không xa lìa cuộc đời, không tách khỏi cuộc đời, "Ðạo" và "Ðời" là một nhất thể, đạo vốn là đời được giác ngộ giải thoát khỏi các lậu hoặc phiền não, đem đến đời sống hạnh phúc chân thực cho con người, đoạnh trừ mọi khốn khổ đau thương và ưu phiền của kiếp sống. Thế nên, Ðức Phật từ khi thành đạo cho đến lúc Niết Bàn, trên bước đường truyền bá chánh pháp, Ngài chỉ dạy mọi phương cách đạt đến hiểu biết chính xác, thấy rõ thật chất của mọi việc để ứng xử đúng đắn được an vui giải thoát cho bản thân mình và những người liên hệ. Trong suốt bốn 49 năm tận tụy với chức năng của vị thầy giáo hóa liên tục không ngừng nghĩ bằng trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, việc làm thánh thiện và phương pháp giảng dạy sâu sắc, hiệu nghiệm, Ðức Phật Thích Ca quả là giáo dục tuyệt vời. Khi "Tìm hiểu về giáo dục Phật giáo" ta nhận thức được mục đích của Giáo Dục Phật Giáo là muốn cải thiện con người và tổ chức xã hội con người, và vạch ra phương hướng cải tạo thân tâm để đưa con người đến sự sống đi ra dần khỏi các phiền não, hướng đến giác ngộ giải thoát. Mỗi người phải tự mình thực nghiệm con đường giáo dục ấy sẽ có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của một xã hội, như một sứ giả người Anh đã đánh giá: "Phật Giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong tiến trình nhân loại." (Dịch giả: Tâm Quang, trang 99). Qua những gì đã được đề cập của bản luận văn này cho thấy được Ðức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại, một con đường giáo dục Phật giáo đáng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Con đường giáo dục ấy rất giá trị trong hướng giáo dục con người chính nó và có nhiều gợi ý khác rất cần thiết cho một đường hướng giáo dục môi sinh, giải quyết nhiều khủng hoảng của cá nhân và xã hội cần được thời đại đi sâu vào các công trình nghiên cứu, phát hiện, triển khai và ứng dụng thiết thực. Do vậy, thế hệ hôm nay tiếp nối thực hiện và khơi mở dòng sinh lực "nền giáo dục Phật giáo" này là chúng ta thực hiện được hoài bảo của Thế Tôn và được gần gũi Ngài dẫu có xa cách bao thế kỷ. Có như thế chúng ta mới xứng đáng là hàng Thích tử, chuyển vận cổ xe pháp vào đời "vì lợi ích thế gian". Ðây chính là tâm hướng cảm nhận của người viết muốn bộc bạch qua bản luận văn ngắn ngủi và giới hạn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kinh Trung Bộ I, II, III. VNCPHVN, ấn hành 1992. |
Cập nhật ( 19/11/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com