Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tìm hiểu về cách đặt tên riêng của người Khmer Nam bộ (Châu Phát)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TÌM HIỂU VỀ CÁCH ĐẶT TÊN RIÊNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ

* Châu Phát

Trong việc chọn đặt tên riêng của người Khmer cũng có sự khác nhau giữa cư dân nông thôn và cư dân đô thị hay ven đô thị. Cư dân Khmer sinh sống ở đô thị cùng cộng cư lâu ngày với đồng bào Việt – Hoa, tiếp thu nhiều cái mới, nên trong tên riêng của người Khmer cũng thể hiện rất rõ điều này. Cư dân nông thôn sống khép kín với mảnh đất ruộng vườn và tập quán nên tên riêng còn tồn tại nhiều từ thời xưa. Trong cáccộng đồng nông nghiệp nếu cộng đồng nào ở ven trục lộ giao thông hay trong các vùng tranh chấp cũng khác cộng đồng cư dân riêng lẽ biệt lập. Điều này nói lên được mức độ giao lưu và tiếp thu văn hoá của từng địa bàn cư trú. Ngoài ra, yếu tố nghề nghiệp gia đình cũng ảnh hưởng trong việc chọn đặt tên riêng – những công nhân hay người buôn bán trong các thị trấn đồng bằng thường đặt tên cho con dài như: Con trai thường 3 âm tiết và nữ 4 âm tiết, trong đó yếu tố thẩm mỹ thể hiện rõ ràng và trên cơ sở xu hướng thẩm mỹ chung của người Việt.

 

Ví dụ:

Tên riêng con trai                                Tên riêng con gái

Thạch Bình Đẳng                                Châu Nữ Huyền Đăng

Sơn Phước Hoan                                 Kim Thị Mỹ Dung

Lâm Hoàng Dũng                                Danh Tăng Ngọc Huệ

Mặt khác ở một số địa phương thuộc tỉnh Kiên Giang có nét đặc thù khác biệt là cơ cấu họ tên chủ yếu là 2 âm tiết, cả nam lẫn nữ và đặt tên riêng có nghĩa rõ ràng chẳng hạn như:

Danh Hoàng                                        Thị Hiền

Danh Dũng                                          Thị Đẹp

Danh Sang                                           Thị Tươi

Việc chọn đặt tên riêng trong người Khmer có 2 xu hướng:

+ Một xu hướng toàn âm Khmer như:

– Chanh Đa Ra

– Phol La

– Vong Vi Chách ….

+ Một xu hướng toàn âm Việt như:

– Chánh Nghĩa

– Thu Hà

– Bích Liên ….

Dựa theo thống kê nhân khẩu chúng ta thấy xu hướng thứ hai ngày một phổ biến khá rộng rãi trên toàn vùng đồng bằng.

Song song, với việc đặt tên riêng của người Khmer theo xu hướng trên – cũng có hiện tượng phiên âm tên Khmer ra tiếng Việt như là: Sô-Phép, Chành Thu, Lal tự Mỹ Lan, Son Thương (Thươl) … và trong một gia đình người Khmer tên các con cũng thường đặt cùng một vần đồng âm. Nếu con đầu là Dươl thì các con sau là: Mươl, Thươl, Lươl, Chươl … con đầu là Sal thì các con sau là: Dal, Sà Bal, Lal … Hiện tượng này thường có ở vùng nông thôn – gia đình có con đông.

Mặt khác chiến tranh cũng để lại những ảnh hưởng dấu ấn trên hệ thống đặt tên của người Khmer của một thời rất rõ điển hình như: Lâm Chiến Chinh, Thạch Hoà Bình, Sơn Toàn Thắng, Châu Nghĩa Quân, Thị Quê Hương, Hữu Hạnh Phúc …

Việc chọn đặt tên riêng cũng thể hiện những tác động chủ quan của gia đình. Những mong muốn, ưu tư, hy vọng, trình độ của cha mẹ, đó đây cũng để lại trong tên riêng con cái như: Thạch Tấn Tài, Dương Thái Bình, Neang Thị Nghĩa, Sơn Bình An … hay là có chung tên riêng chỉ khác tên đệm như: Châu Hải Đăng – Châu Hoa Đăng – Châu Nữ Huyền Đăng – Hứa Cẩm Hồng – Hứa Thuý Hồng – Hứa Tuyết Hồng …

Đồng bào dân tộc Khmer sinh hoạt tín ngưỡng hầu hết theo đạo Phật phái Nam Tông do ảnh hưởng niềm tin trên, cho nên trong cách chọn đặt tên riêng đó đây cũng có tên: Kô-Sol (Phước Đức) Sa La (Giảng Đường) Sat-Thia (Hảo Tâm) Via-SaNa (Số phận) Chan Lốk (Cháu vị sư) Cun (ơn) Thal (Trần Thế) v.v… hoặc đặt tên đi liền với tuổi con giáp: Thạch Thị Sửu, Châu Tý, Sơn Thị Mùi, Danh Thân, Lâm Tỵ v.v…

Tên riêng của người Khmer ngày càng đa dạng phong phú, phức tạp đi liền với một quá trình mở rộng, nối liền và giao lưu giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc trong khu vực thành một thể thống nhất trên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Sự phát triển và xu hướng thẩm mỹ trong việc chọn đặt tên riêng của người Khmer cũng phản ánh một trình độ văn hoá ngày một cao hơn có tính phổ biến và nhiều màu sắc.

Cập nhật ( 19/05/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Tết Chuốl Chnam Thmay (Ngọc Thúy)

Tết Thanh Minh (Lai Tuệ)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 492
  • 3.119
  • 188.930

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học