PHẬT GIÁO TÂY TẠNG * Thích Nữ Huệ Phương I. Giới thiệu khái quát về địa lý và lịch sử đất nước Tây Tạng. Tây Tạng được nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya làm đất nước này xa cách cả hai. Với hoàn cảnh địa lý thì Tây Tạng nằm trên cao nguyên cao nhất thế giới, bình quân so với mặt nước biển thì độ cao của Tây Tạng là 16.000m, những nơi trũng thấp và có sông chảy so với mặt biển vẫn ở độ cao từ 10.000m đến 15.000m. do đó Tây Tạng được coi là “nóc nhà của thế giới” Về mặt địa đồ thì Tây Tạng phía bắc giáp Tân Cương, phía Nam giáp An Độ, Bất Đan, Triết Mạnh Hùng và Ni Bạc Nhĩ, phía Tây giáp các nước như: Khách Thập, Mể Nhĩ ,Ba Cơ Tư Đát, A Phú Hoãn,Tô Nga, đó vị trí của Tây Tạng nằm ngay giữa trung tâm Châu Á,vị trí này,đứng về mặt quốc phòng là cực kỳ trọng yếu Tây Tạng có diện tích rất lớn,tuy nhiên lại nhiều thuyết khác nhau.Theo “Tây Tạng Kiến Văn Lục’’của Trần Trừng thì cho rằng Tây Tạng rất dài, từ Đông sang Tây có đến 1200 dặm Anh (một dặm Anh =hơn 1609,3m),từ Bắc vào Nam rộng đến 740 dặm Anh,diện tích Tây Tạng ước có 463.320 dặm vuông Anh.Theo Trung Thôn Nguyên người Nhật Bản viết trong “Phương pháp tư duy của người Tây Tạng” thì Tây Tạng có diện tích hơn 800.000 km2 . Còn theo cuốn “Tây Tạng”do chính phủ Anh Quốc biên khảo,thì chiều dài của đất nước Tây Tạng tính từ Đông sang Tây là 1370 dặm Anh,chiều ngang từ Nam ra Bắc là 802 dặm Anh, tổng diện của Tây Tạng là 1.000.000 dặm vuông Anh hoặc hơn đối chút.Nhưng theo thống kê của Học Hội Địa Lý Thế Giới thì tổng diện tích chính xác của Tây tạng là 469.294 dặm vuông Anh. Về nhân khẩu, theo đánh giá của Trung Quốc lục địa trước khi kiến lập chính quyền thì bấy giờ Tây tạng có từ 120 đến 130 vạn nhân khẩu.Theo “Tây Tạng Kiến Văn Lục” của Trần Trừng thì “Dân số Tây Tạng có hơn 3.722.000 người sống phân bố ở các địa xứ: Tây Tạng, Thanh Hải, Tây Khương, Tứ Xuyên, tất cả đều nói tiếng Tạng và đều có cùng tín ngưỡng Lạt Ma Giáo”(1). Theo Thôn Trung Nguyên người Nhật Bản thì “ nhân khẩu Tây Tạng ước có từ 4.500.000 đến 5.000.000 người, trong số này có 2.700.000 sống tại Tây Tạng, số còn lại sống ở các xứ biên cảnh như : Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh hải…”(2). Người ta dùng con số 5.000.000 để dung hợp và đồng hóa với 270.000 ngàn người đang cư trú tại bản địa Tây Tạng nhằm phá luận điểm cho rằng tại Tây Tạng vốn đã có nền văn hóa độc lập và đã kiến lập thể chính trị riêng cũng như phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo riêng của họ. Về địa thế thiên nhiên và phân khu chính trị Tây Tạng có sông chảy qua ngang dọc thì nơi ấy có dân cư quần tụ và sản sinh ra nền văn hóa của riêng họ. Tây Tạng là một khu vực rất giàu có, đông đúc nằm giữa hai dãy núi Hymalaya và Võng Tư Đê và rất nhiều cao nguyên thảo nguyên. Về khí hậu thì Tây Tạng có khí hậu rất là khắc nghiệt nên dân cư không nhiều. Tây Tạng theo cách nói vùng Tây Tạng là một lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên nền văn hóa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ. Khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nói về Tây Tạng, có nghĩa là họ nói về khu tự trị Tây Tạng , đơn vị tương đương với một tỉnh. Thủ đô truyền thống của Tây Tạng là Theo “Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng” của Pháp sư Thánh Nghiêm thì cho rằng “không rõ sử cổ đại của dân tộc Tây Tạng như thế nào, nay chỉ dựa vào ghi chép trong cổ sử Trung Quốc để có được những hiểu biết về dân tộc Tây Tạng” (3). Thổ Bồn hay Thổ Phiên hoặc Thổ Phiền là âm Hán Việt mà người Trung quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc từng thống trị Tây Tạng, khống chế hầu như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IX. Vào thế kỷ thứ VII, Thổ Phồn không phải là một quốc gia thống nhất. Người có công thống nhất Thổ Phồn là Tùng Tán Can Bố. Kinh đô của Thổ Phồn thống nhất ở thành phố Từ thế kỷ thứ VIII, vương quốc này theo hẳn đạo Phật, nhờ chính sách đẩy mạnh Phật giáo đại thừa An Độ của quốc vương Xích Tùng Đức Tán. Giữa nhà Đường và Thổ Phồn kể từ vương quốc này thành lập thì có quan hệ giao hảo. Tùng Tán Can Bố đã cưới công chúa Văn Thành của nhà Đường. Từ sau loạn An Sử (756– 763) Thể Phồn chủ trương sức mạnh quân sự và đã từng xâm nhập kinh đô để đánh chiếm thành Tràng An của nhà Đường và chiếm cả vùng Thanh Hải ngày nay. Cho đến năm 821 thì hai nước Thổ Phồn và nhà Đường đình chiến mà hòa hảo với nhau. Triều đại quốc vương Xích Tùng Đức Tán ra lệnh cho sưu tập toàn bộ kinh điển của Phật giáo và cho phiên dịch ra tiếng Tây Tạng. Đồng thời ông cũng ra qui định rằng cứ bảy hộ dân thì phải nuôi một tăng lữ. Điều này đã làm cho nhân dân bất mãn, cũng như trong nội bộ giới tăng lữ đã xảy ra sự tranh cãi. Sau đó ông truyền ngôi lại cho con là Xích Tổ Đức Tán. Phật giáo tiếp tục được sự hộ trì và phát triển đến đỉnh cao, tầng lớp tăng lữ gần như trở thành giai cấp tôn quí nhất và bất khả xâm phạm nên đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa hàng hoàng thất, quí tộc và tăng lữ nên vào năm 841 quốc vương Xích Tổ Đức Tán bị những quần thần phản đối Phật giáo sát hại. Anh trai ông là Lãng Đạt Ma sau khi lên ngôi nghe lời hàng quí tộc, hoàng thất tin theo đạo Bỗng nên đã đàn áp Phật giáo và tạo nên đại pháp nạn Phật Giáo Tây Tạng. Vào thời điểm này Phật giáo gần như bị diệt vong. Trước sự đàn áp Phật giáo triệt để của quốc vương Lãng Đạt Ma đã tạo nên bức xúc cực độ của những người tin theo Phật giáo nên vào năm 842 Lãng Đạt Ma bị giết. Năm 851, các vùng đất đánh chiếm của nhà Đường vào thời kỳ loạn An Sử bị nhà Đường chiếm lại. Năm 877, những cuộc nổi loạn làm cho hoàng tộc thất tán. Thổ Phồn diệt vong. Dần dần các vùng lãnh thổ của Thổ Phồn bị sát nhập vào Trung Quốc. Đến thời nhà Nguyên, vùng đất của vương quốc Thổ Phồn bị nhà Nguyên đánh chiếm và dưới sự cai trị trực tiếp của triều đình nhà Nguyên. II. Khái quát về Phật giáo ở Tây Tạng Trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng thì Bỗng giáo được xem là quốc giáo. Vào triều đại Tùng Tán Can Bố cưới công chúa nước Nepal là Xích Tôn và công chúa Văn Thành nhà Đường. Do hai công chúa đều là những vị sùng tín Phật giáo nên khi đi sang Tây Tạng hai vị đều thỉnh tượng Phật và kinh sách mang theo. Cũng từ đó hoàng gia nước Thổ Phiên bắt đầu chuyển qua tin Phật giáo. Vào những năm cai trị của Xích Tùng Đức Tán (742-797) thì Phật giáo được chính thức tuyên bố là quốc giáo. Vào năm 775 các Tăng sĩ Tây Tạng bắt đầu thành lập tăng già và từ đây Phật Giáo Tây Tạng ngày thêm lớn mạnh và không ngừng phát triển. Phật Giáo Tây Tạng được chia làm hai thời kỳ. Hai thời kỳ đó là. II.1. Phật Giáo Tây Tạng thời kỳ “Tiền hoằng kỳ” Phật Giáo Tây Tạng thời kỳ "Tiền hoằng kỳ" có thể nói phát triển. Đến thời đại vua Xích Tùng Đức Tán và Xích Tổ Đức Tán là phát triển đến đỉnh cao do thỉnh được hai vị cao tăng từ An Độ sang là ngái Tịch Hộ và Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng truyền bá Phật pháp. Cũng trong thời điểm này Phật giáo được xem là quốc giáo, và vua Xích Tùng Đức Tán đã cho ra đời rất nhiều qui định nhằm để phát triển Phật giáo như bảy hộ dân phải nuôi dưỡng một vị tăng lữ, tăng lữ là giai cấp tôn quí không được xúc phạm Giai đoạn "Tiền hoằng kỳ" của Phật Giáo Tây Tạng chấm dứt trong thế kỷ thứ IX, vào triều đại cai trị của vua Lãng Đạt Ma (tức vị năm 838-842). Vào năm 842 thì ông ra lệnh đại diệt Phật pháp. Từ thời điểm này Bỗng giáo bắt đầu dần được phục hồi và kể từ đó Phật giáo liên tục bị đàn áp và bức hại. Trong thời gian này, chỉ còn lại hệ phái của các vị cư sĩ tại gia là được tồn tại. II.2 Phật Giáo Tây Tạng thời “ Hậu Hoằng Kỳ” Thời kỳ này Phật giáo được phục hưng. Trước khi phục hưng thì tình hình Tây Tạng sau khi vua Lãng Đạt Ma bị sát hại và hoàn cảnh Tây Tạng bị rơi vào thời hắc ám ước khoảng 100 năm. Đến thời kỳ này thì được phục hưng. Vị có công lớn trong việc phục hưng Phật giáo. Tây Tạng đó là Đại sư A Để Hạp. Ong đã cứu vãng những đồi phong dựng mới lại những khuôn pháp, khiến Phật Giáo Tây Tạng trở nên “nồng ấm” một thời. Cũng trong thời kỳ này Phật Giáo Tây Tạng phục hồi lại công cuộc phiên dịch kinh Phật và có thêm nhiều sự trước thuật và phát triển những tu viện và trung tâm nghiên cứu mới và đã sản sinh một nhân vật nổi danh về dịch thuật và xây dựng các chùa chiền. Sự nghiệp dịch thuật đạt đến đỉnh điểm, có thể nói đây là thời kỳ cực thịnh của sự nghiệp phiên dịch kinh Phật của Tây Tạng . III. Những nét đặc thù của Phật Giáo Tây Tạng Phật Giáo Tây Tạng có rất nhiều nét đặc sắc mà tiêu biểu là III. 1. Lạt Ma giáo Phật Giáo Tây Tạng tục xưng là Lạt Ma giáo Phật Giáo Tây Tạng tục xưng là Lạt Ma giáo, trong đó hàm ý rằng Phật Giáo Tây Tạng không giống Phật giáo tại các nơi khác. Danh từ Lạt Ma là do Hán tự dịch từ ngữ âm Bla-ma của Tạng ngữ mà ra. Đây là một từ phức hợp từ gốc của chữ Bla có nghĩa là thượng (trên) và chữ “ma” có nghĩa là nhân (người), nối hai chữ Bla-ma lại mà dịch thì Lạt Ma có nghĩa là Thượng nhân. Thượng nhân vốn là tiếng dùng để tôn xưng các vị đại đệ tử cao đức của Phật. Thượng nhân là người “nội hữu đức trí, ngoại hữu thắng hạnh” (4). Danh xưng Lạt ma tương đương với danh xưng Tây Tạng Cổ Lổ trong phạn ngữ của An Độ cũng như danh xưng Hòa Thương của Phật giáo Trung Quốc. Tất cả các tên gọi trên đều với hàm ý nói lên sự kính trọng đối với các vị lão sư. Lạt Ma tượng trưng cho thành phần có đức độ, người dân ở Tây Tạng toàn bộ đời sống của họ đều do Lạt Ma quyết định. Chính vì thế Tây Tạng là một địa vức lấy tín ngưỡng Phật giáo làm sinh mệnh cho dân tộc mình, trong thời kỳ tín ngưỡng này tất cả những sự kiện lịch sử họ đều lấy Phật giáo làm trung tâm. Tất cả họ cùng tín ngưỡng đó là Phật giáo. Từ đó sản sinh ra ba nét “đại sắc”. 1. Về phương diện cá nhân, mỗi người tự chọn cho mình một vị Lạt Ma làm thầy để quy y và tuyệt đối kính trọng suốt đời 2. Về phương diện xã hội đối với tổ chức đoàn thể Lạt Ma, họ luôn giữ thái độ tuyệt đố tôn kính quy y. 3. Trong sinh hoạt thường nhật từ chuyện cưới hỏi, mừng thọ, ma chay… nhất nhất họ đều nhờ vị Lạt ma bổn sư cầu nguyện, hoặc chiêm tinh rồi sau đó mới khởi sự hành động. Qua những điểm đặc sắc đã nêu ở trên chúng ta thấy rằng các vị Lạt ma có một tầm quan trọng khá cao đối với đời sống của người dân Tây Tạng, đến nỗi họ thâm tín rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là Quan Thế Am hóa thân… Ngoài ra, còn một nhân tố nữa đưa đến việc người dân Tây Tạng sùng bái Lạt Ma. Đó là sau khi Phật giáo được du nhập, tinh thần cầu học giáo pháp của người dân Tây Tạng thời bấy giờ như kẻ vừa đói lại vừa khát. Xuất phát từ tinh thần cầu học giáo pháp một cách thành khẩn nên họ thường tập chúng và tình đạo lữ với nhau để cùng nhau du hành sang An Độ thọ học với thời tiết ở hai nơi hoàn toàn khác biệt khó thích nghi nên trên đường đi không mấy người được trở về. Cho nên những vị còn sống khi trở về Tây Tạng, họ liền nhận được sự nghinh đón và sùng bái của mọi người. Dân Tây Tạng xem họ như thần minh. III.2. Tứ quy y: Tứ quy y hay còn gọi là quy y tứ bảo. Người dân Tây Tạng còn quan niệm rằng ngoài Phật Pháp Tăng còn phải quy y vị thượng sư mà họ tôn kinh và hướng dẫn trong cuộc sống của họ. Người học Phật điều chính yếu là phải đầy đủ tín tâm đối với Tam Bảo, với các pháp mà mình đã học nhưng đặc biệt là họ tin vào vị tôn sư. Vì tôn sư là người đã có công đưa chúng ta vào quỹ đạo chánh pháp, chỉ cho chúng ta đâu là bờ mê đâu là bến giác như trong kinh “Kim Cang Thủ Quán Đảnh” có nói “ với bí mật chủ, người học đối với vị A Xà Lê phải quán như quán Phật”. Vì khi chúng ta nhìn thấy tượng Phật, tâm chúng ta không sinh khởi tà niệm mà chỉ nghĩ đến công đức của Phật, người đệ tử đối với tôn sư cũng phải như đối với Phật vậy. Kinh Kim Cang Thủ Quán Đảnh cũng có nói “nên noi theo công đức của Thầy, không nên tìm cái sai của Thầy, thì quán sát sẽ được thành tựu, quán sát sự quá thất sẽ không đem đến thành tựu”. Giá như tâm giải đãi mà phóng dật mà sinh lòng truy tầm sự quá thất của thầy, người như vậy nên khích lệ họ sám cải để không còn thấy cái sai của người khác mà chỉ nghĩ đến công đức của người khác. Tâm luôn nghĩ đến công đức của người, quí hơn là tâm luôn nghĩ đến cái sai của người. Được như vậy tín tâm sẽ không bị chướng ngại. Dù một việc nhỏ mà không có tín tâm thì cũng sẽ không thành tựu. Người Tây Tạng ngoài việc sùng thượng Tam bảo, họ còn sùng tín vị Lạt Ma bổn sư của họ mà thành tứ quy y. Đây là nét đặc sắc của mật thừa. Các vị tăng Tây Tạng xác tính rằng trước kia chưa có Lạt Ma, không nghe ai nói gì đến Phật giáo, tuy Phật giáo đã có từ hơn nghìn năm trước, nay nhờ có Lạt Ma nên Phật pháp mới tồn tại. Vì vậy nếu không nghe theo sự chỉ dẫn của Lạt Ma thì không thể lĩnh hội giáo nghĩa của Đức Phật. Nếu không có sự chỉ dạy của Lạt Ma chúng ta không thể vào được Phật Pháp và làm sao tu chứng Phật quả. Cho nên chư Phật trong quá khứ, ngài nào cũng có Lạt Ma giáo thọ mới có được tín, giải, hạnh, chứng. Lạt Ma là vị đạo sư cứu độ chúng ta. Do có Lạt Ma mới có Tam bảo. Vì vậy tự thân các vị Lạt Ma là trên cả Tam Bảo. Do đó trước phải quy y Lạt Ma, sau mới quy y Tam bảo. Lạt Ma lấy Tam bảo để khai thị đệ tử, cho nên đối tượng thứ nhất mà đệ tử quy y chính là Lạt Ma, nơi tự thân của chính mình. Về mặt chính thức Lạt Ma giáo không hề có danh xưng quy y tứ bảo. Nhưng xác quyết là có “Tứ bảo tứ y chỉ bảo” và cho rằng Tam bảo là ngang hàng với Lạt Ma. Theo họ cho rằng Tam bảo chỉ là trừu tượng, trong khi Lạt Ma lại là người thực, việc thực một cách thực tế và rất dễ thân thiết cảm thông. Chính vì thế hầu hạ Lạt Ma ấy là cúng dường Tam bảo. III.3. Trường kỳ khổ hạnh Đa phần chư tăng ở Tây Tạng không mấy ai xem trọng thân ngũ uẩn giả hợp này nhưng ngược lại họ dùng thân xác này để làm phương tiện trong việc tu đạt mục đích cứu cánh. Đa phần chư tăng ở Tây Tạng ẩn tu khổ hạnh trong rừng sâu núi thẳm với những phương pháp như vào hang động đóng bít cửa hang, ngày ăn một bữa ngọ, thời gian còn lại ở trong hang tối chuyên tu tập chỉ quán. Có vị tu tập ròng rã trong động suốt hai mươi năm, không một lần ra khỏi động, những vị này được mọi người tôn xưng là Thánh. Với sự trường kỳ khổ hạnh như thế các vị tăng lữ chỉ cần một mục đích, là làm sao tâm được an tịnh trong sáng như một tấm gương phản chiếu, tinh thần siêu việt trực giác, đấy chính là vô ngã giải thoát một cách tự tại vô ngại. Những vị tăng ấy quan niệm rằng có tu chứng được như vậy mới trở thành một vị Lạt Ma đại thành tựu. Điều kiện đặt ra là vị ấy phải trải qua mười năm khổ tu hạnh đầu đà, từ những thành quảtu chứng đươcmới có thể định vị và sau khi chuyển thếsẽ trở thành giai cấp quí tộc Lạt Ma. III.4. Chế độ hoạt Phật. Từ vấn đề trên “tu khổ hạnh” chứng đắc và trở thành giai cấp qúi tộc Lạt Ma, nhân đây mới có vấn đề hoạt Phật. Chế độ hoạt Phật hay còn gọi là sự chuyển thế hoặc là sự truyền thừa. Trước thời Tông Khách Ba, phái tác già lấy cha và con làm chuẩn để truyền thừa pháp thống. Trong khi ở tại Ấn Độ thì lấy sư đệ để tương thức. Tông Khách Ba noi theo chế độ của phái Già Nhĩ Mã vì thế khi sắp viên tịch, Tông Khách Ba căn dặn hai trong số tám vị đệ tử của ông rằng: “Đời đời hãy dùng Hô Tất Lặc Hãn làm truyền nhân”. Hô Tất Lặc Hãn theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là “tự tại chuyển sinh” cũng có nghĩa là “tái lai nhân”. Ngữ ý của từ Hô Tất Lặc Hãn được giải thích là “xác thân sau khi đã mãn phần, nhưng tâm không mê muội bản tánh, lại nhờ thai mà chuyển sinh để tiếp tục hành xử chức vị đời trước”. Đây là sự tái sinh của các vị đã dứt trừ sạch vọng niệm, chứng được pháp tánh, tự tại trong sanh tử để tuỳ duyên cứu độ chúng sanh được như vậy mới gọi là Hô Tất Lặc Hãn. Tư tưởng tự tại chuyển sinh bắt nguồn từ tín ngưỡng Tam thân Phật – Ứng thân, Hóa thân và Pháp thân, cộng với tư tưởng luân hồi thọ sinh mà thành. Phật giáo luôn tin rằng những bậc Thánh là người đã giải thoát, không còn bị ràng buộc trong sinh tử bởi những nghiệp lực xấu ác Ngài muốn hoá độ ở địa xứ nào tầng lớp nào thì tùy duyên mà ứng hiện rất nhiều hình tường, tùy theo chủng loại mà hóa độ chúng sanh. Đây là một trong ba thân của Phật. Nhưng chúng ta thấy rằng điểm đặc sắc nhất của Phật Giáo Tây Tạng là dù có đời đời chuyển sinh nhưng vẫn dùng một danh xưng vẫn cùng một chức vị. Chế độ hoạt Phật chỉ xuất hiện tại Tây tạng mà không xuất hiện ở một quốc gia nào khác là vì trước khi Phật Giáo chưa du nhập vào Tây Tạng thì tại đây đã có tôn giáo bản địa là Bổng Giáo. Tôn giáo này cũng có tín ngưỡng tương tự như thuyết hóa thân của Phật giáo. Bổng giáo cho rằng chư Thần có thể “ hỗn hiệp với thân thể con người, và có thể mượn thân người để sử dụng. Đồng thời trong Mật Thừa Phật giáo cũng có một pháp gọi là “Đoạt xá Pháp”. Có nghĩa là một khi tâm của hành giả được tự tại hành giả có khả năng dùng thần thức của mình để chuyển nhập vào thân thể người đã chết hoặc của người chưa chết, như vậy gọi là “Đoạt xá pháp”. Tóm lại những vị được gọi là Hoạt Phật này một khi thân xác của hiện kiếp chết đi thì liền thọ sinh một thân xác kế tiếp. Cho nên phương pháp để tìm kiếm vị Hoạt Phật chuyển sinh, có thể là nhờ vào di chúc của các vị Hoạt Phật trước lúc lâm chung hoặc là sau đó mở cuộc tìm kiếm bằng cách tra hỏi các linh nhi vừa mới sinh. Khi một vị Hoạt Phật viên tịch, liền sau đó người ta thu thập tất cả những gì về tiền thân của vị Hoạt Phật mà nay đã chuyển sinh hay không còn với bản thân linh nhi thì căn cứ vào sự tiếp nhận trực giác qua thí nghiệm và vấn đáp. Nếu Linh nhi tự mình không nhớ biết về tiền thân thì đó không phải là vị Hoạt Phật đã được chuyển sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pháp Sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí (dịch), Lịch Sử Phật Giáo Tây Tạng, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2006 2. Đạt Lai Lạt Ma, Pháp Tu Tây Tạng, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2006 3. Robert. E.Fiher, Mỹ thuật Tây Tạng, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội, 2004 4. Nguyễn Tường Bách, Mùi Hương Trầm, NXB Trẻ. TP. Hồ Chí Minh, 2001 5. Andrew Skilton, Nguyễn Văn Sáu ( Biên dịch), Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới,NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh,2004 6. Đạt Lai Lạt Ma, Tu Tuệ, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2008 CHÚ THÍCH : (1) Pháp sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí (dịch), Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng , NXB Phương Đông, NXB TP Hồ Chí Minh, tr 31,32 (2) Pháp sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí (dịch), Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng , NXB Phương Đông, NXB TP Hồ Chí Minh, tr 32 (3) Pháp sư Trí Nghiêm (ThíchTâm Trí dịch) Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng , NXB Phương Đông, NXB TP Hồ Chí Minh, tr, 8 (4) Pháp sư Trí Nghiêm (ThíchTâm Trí dịch) Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng , NXB Phương Đông, NXB TP Hồ Chí Minh, tr, 231 |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com