Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tìm hiểu Phật giáo Capuchia (Thích Nữ Diệu Thuận)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

PHẬT GIÁO CAMPUCHIA

* Thích Nữ Diệu Thuận

Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ, sau đó truyền bá rộng rãi ra nước ngoài, chia ra hai vòng chính. Dòng truyền về phương Bắc, qua vùng Trung Á truyền vào Trung Quốc, Tây Tạng rồi sang Triều Tiên, Nhật Bản, thuộc Bắc truyền Đại thừa Phật giáo. Dòng truyền về phương Nam qua Srilanca, sau đó truyền vào các nước Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan,Canpuchia, Lào là thuộc Nam truyền Thượng tọa bộ Phật giáo. Gọi là Nam truyền Phật giáo chủ yếu là nói về Phật giáo Thượng Tọa bộ truyền thừa từ Phái chùa Đại Tự (Srilanca) để sau thịnh hành ở năm nước nói trên.

Phật giáo truyền vào Campuchia sớm nhất, tuy bắt đầu từ vua A Dục, nhà vua phái hai vị sư truyền giáo là trưởng lão Tu-La và Uất-Đa-La sang đất Kim địa hoằng pháp. Nhưng vị trí của Kim Địa là phiếm chỉ vùng đất từ Miến Điện cho tới Mã Lai Á. Theo sự khảo chứng của các học giả, người Ấn Độ khoảng năm 400-500 trước CN, đã tới buôn bán ở vùng Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia, Miến Điện v.v… đến đầu công nguyên, di dân Ấn Độ mới bắt đầu tràn vào Đông Nam Á với quy mô to lớn. Họ kinh doanh, buôn bán và truyền bá cả văn hóa, tôn giáo của mình vào các nước này, trước hết là Bà-La-Môn giáo, sau đó đến Phật giáo.

Bài viết thu hoạch cho cuối mùa Xuân năm III này, người viết xin viết về Phật giáo ở Campuchia và những đóng góp của Phật giáo đối đất nước, con người Campuchia, một đất nước chịu nhiều  thiệt thòi bởi chiến tranh và tàn phá do Pháp, Nhật gây ra. Nhưng những điều đó không làm nhục chí người dân mà ngược lại họ còn kiên cường hơn, và điều đáng nói là họ luôn lấy Phật giáo làm điểm tựa để có thể đánh bậc hết tất cả  những chướng ngại, khó khăn đem lại sự an bình và phồn vinh cho đất nước như ngày hôm nay.

1.Khái Quát Đất Nước – Con Người Campuchia.

1.1.Khí hậu – Vị Trí – Địa Lí.

Vương quốc Campuchia là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, nằm nối liền với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á (1).

Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

     Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38°C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2. Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng (2).

1.2. Văn hóa – con người Campuchia.

Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, là ngôn ngữ chính thức. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có rất nhiều cư dân người Việt (khoảng 12%).

 Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo đang được du nhập vào.

Tiếng Pháp và Tiếng Việt được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Phần lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.

Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời người Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,… và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng Chămpa. Ta như thấy được sự sống động, náo nhiệt của ngày hội Angkor hàng năm qua hình ảnh những vũ nữ dân gian (Ápsara)với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.   Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có 1 cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ tát). Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.

2. Sự Tiếp Nhận Phật Giáo Của Đất Nước Campuchia.

Campuchia dựng nước gần 2 ngàn năm, là một trong những quốc gia lâu đời nhất vùng Đông Nam Á, từng có những trang sử huy hòang và nền văn hóa rực rở. Các nhà nghiên cứu lịch sử phần nhiều chia lịch sử  Campuchia ra làm bốn phần, đó là: 1. Thời kỳ Phù Nam; 2. Thời kỳ Chân Lạp; 3. Thời kỳ Ăngco; 4. Thời kỳ sau Ăngco. Từ khi nước Pháp bắt đầu xâm lược thống trị, cho đến năm 2498 Phật lịch (1954) sau khi giàng được độc lập, có thể xếp vào thời kỳ cận đại. ( tr304) Vì thế khi xét Phật giáo du nhập vào đất nước Campuchia người viết cũng xin tìm hiểu trong trong bốn thời kỳ như trên. Riêng phần Phật giáo thời kỳ cận đại người viết xin trình bày một mục riêng vì nó mang tầm vóc rất quan trọng cho nền Phật giáo Campuchia đương thời, vì thế trong phần này chỉ xin trình bày sự du nhập Phật giáo vào đất nước Campuchia ở ba thời kỳ: Phù Nam; Chân Lạp; Ăngco.

Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (sa. Siva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hoá thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hoá thân của Quán Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng già Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng toạ bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng toạ bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng.

2.1.Phật giáo thời kỳ Phù Nam.

Phù Nam là một vương quốc cổ ở Đông Nam Á, theo sử sách Trung Quốc và các tài liệu khảo cổ của Campuchia thì quốc gia này lập quốc muộn nhất cũng không thể sau thế kỷ I Tây lịch. Đến thế kỷ III, Phù Nam mới có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Sau khi dựng nước, từ thế kỷ III đến thế kỷ VI (từ cuối đời Đông Hán đến hết đời Bắc Triều), Phù Nam là một vương quốc lớn mạnh bá chủ cả vùng. Theo Tấn thư  q. 49, cho biết nước Phù Nam cách Lâm Ấp (tức Cham Pa) hơn 3000 dặm về phía Tây, nằm trong vùng biển lớn (tức chỉ vịnh Thái Lan), lãnh thổ của nước này rộng 3000 dặm, có thành ấp. 

Tình hình Phật giáo ở Phù Nam lúc bấy giờ, Tục Cao Tăng truyện của Huệ Hạo, vào cuối triều Huệ Đế nhà Tần (290-306) cho biết có một nhà sư Ấn Độ tên Ma Ha Kỳ Vực chu du Đông độ đã có đến Phù Nam, nhưng không ghi rõ là sư lưu lại đây bao lâu, đã làm gì và sinh hoạt Phật giáo ở Phù Nam như thế nào. Rất may trong bi ký Võ Cạnh ở Nha Trang Việt Nam có nói đến một người tên là Sri Mara mà các học giả người Pháp là Barth và Bergaigne cho là Phạm Sư Man, một vị vua Phù Nam thời xưa đồng thời là một Phật tử sùng tín, bảo vệ Phật pháp. Bi ký được xác định  niên đại vào khoảng thế kỷ II sau Tây lịch. Qua tư liệu bi ký, có thể đoán vào thế kỷ II Tây lịch, đạo Phật ở Phù Nam đã vượt qua giai đoạn truyền bá. 

Từ năm 287 đến 357, sử sách Trung Quốc không thấy ghi chép gì về tình hình nước Phù Nam và cũng không thấy chép gì về Phật giáo, có thể thời gian này trong nước Phù Nam gặp rối ren. Đến năm 484 triều Vĩnh Minh thứ 2, vua Phù Nam tên Jayavarman đã sai một đạo nhân người nước Thiên Trúc tên là Thích Na Già Tiên dâng biểu văn, xin Hoàng đế Trung Quốc xem xét phong tục văn hóa mà giúp cho Phật pháp hưng thịnh vì rằng hiện tăng chúng tu tập ngày càng đông, pháp sự ngày càng được mở rộng… Và vua Jayavarman hiến dâng cho Hoàng đế Trung Quốc một pho tượng long vương bằng vàng, một pho tượng Phật bằng bạch đàn. Trong Tục Cao Tăng truyện, q. 1 cho biết thời bấy giờ nước Phù Nam có tín ngưỡng Phật giáo. Trong thời gian vua Jayavarman (484-515) ở ngôi, có 2 nhà sư người Phù Nam đến Trung Quốc dịch kinh, đó là Sànghapàla (Tăng Già Bà La) và Mandr (Mạn Đà La). Hai nhà sư Phù Nam này không chỉ dịch được nhiều bộ kinh mà còn mang nhiều kinh tiếng Phạn từ Phù Nam đến Trung Quốc. Những sự thực này chứng minh rõ ràng lúc bấy giờ ở Phù Nam Phật giáo rất thịnh hành (3).

Theo Lương thư, q. 54, Phù Nam truyện, ghi chép đến năm 519 Rudravarman – con trai thứ của Jayavarman sai sứ giả dâng cho Trung Quốc tượng Phật gỗ chiên đàn của Thiên Trúc. Rudravarman là một vị vua Phật tử, tuân phụng Phật pháp, tín thành Tam Bảo. Năm 539, sứ giả cuối cùng của Phù Nam đến Trung Quốc, nói rằng ở nước Phù Nam có tóc Phật, dài một trượng hai thước. Nghe vậy, Lương Vũ đế xuống chiếu sai Thích Vân Bảo theo sứ Phù Nam về nước để rước tóc Phật. Theo Tục Cao Tăng truyện, q. 1 thì khoảng năm Đại Đồng (535-545) có sắc chiếu bảo Trương Phạm đến nước Phù Nam xin thỉnh các bộ kinh luận của các bậc danh tăng… Nước Phù Nam nghe tin liền cho Chân Đế (Gumrata) tuyển chọn những bộ kinh luận bổ ích để đưa sang Trung Quốc. Đoàn người đến kinh đô Trung Quốc bấy giờ vào tháng 8 nhuận năm Thái Thanh 2 (548). 

     Theo Lịch Đại Tam Bảo Kỷ, q. 11 và Tục Cao Tăng Truyện, q. 1 đều ghi chép số kinh luận mà Chân Đế đưa đến Trung Quốc, toàn bộ sách kinh phiên dịch gồm hơn 2 vạn quyển, phần lớn là kinh sách chưa truyền đến Trung Quốc. Điều đó chứng minh rằng lúc bấy giờ Phù Nam là một cường quốc về văn hóa ở vùng Đông Nam Á. Và cũng là một trung tâm Phật giáo ở phương Đông, ngay cả Trung Quốc phải sang đây để thỉnh kinh và các bậc danh tăng về hoằng pháp. 

     Tài liệu của Tịnh Hải pháp sư cho biết, nước Phù Nam lập quốc từ khoảng thế kỷ I sau Tây lịch, đến thế kỷ V, VI, giai đoạn đất nước đạt đến mức cực thịnh. Trong khoảng trên, Phù Nam là một vương quốc giàu mạnh ở vùng Đông Nam Á, và cũng là một nhà nước Ấn Độ hóa đầu tiên và quan trọng nhất ở vùng này. Về mặt tôn giáo, đầu tiên nước Phù Nam theo đạo Bà la môn về sau theo đạo Phật. Thế kỷ V, VI là giai đoạn thịnh đạt của đạo Phật, Phù Nam bấy giờ giữ vai trò trung tâm chuyển dịch lớn của Phật giáo về phía Đông. Kể từ vua Rudravarman về sau, sử sách Trung Quốc không thấy ghi chép một vị vua Phù Nam nào khác. Vào khoảng năm 540 trở về sau, thủ đô Phù Nam bị Chân Lạp công phá và trở thành thuộc quốc. Đến năm 627 mới hoàn toàn bị Chân Lạp tiêu diệt

2.2.Phật giáo thời kỳ Chân Lạp.

Chân Lạp (hay Chenla) là một quốc gia cổ được hình thành ở trung tâm bán đảo Đông Dương bởi các tộc người Môn – Khmer vào khoảng đầu thế kỷ 5, lãnh thổ ban đầu của nó tương ứng với phần đất là miền trung và nam Lào cùng với vùng đông bắc Thái Lan ngày nay, thủ đô có lẽ là ở Champasak (thuộc Lào ngày nay). Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ đó là Champa ở phía đông, Phù Nam ở phía nam và Pyu (thuộc Myanma ngày nay) ở về phía Tây bắc. Chân Lạp lớn mạnh dần lên và lấn lướt dần Phù Nam (vương quốc ở phía nam). Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền bắc của Phù Nam và đến đầu thế kỷ 7 thì họ hoàn toàn tiêu diệt Phù Nam và sát nhập vào lãnh thổ của mình.

Triều đại các vị vua của Chân Lạp theo truyền thuyết có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Từ "campu" cũng bắt nguồn cho tên gọi của Campuchia sau này.

Vương quốc Chân Lạp tồn tại từ năm 630 đến 707 thì phân chia ra thành hai lãnh thổ là Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, Thủy Chân Lạp tương ứng với khu vực ĐBSCL ở Việt Nam và miền nam Campuchia ngày nay. Đầu thế kỷ 9, Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp sát nhập lại và mở ra thời kỳ huy hoàng của Đế quốc Khmer.

Nước đã đánh bại Phù Nam là Chân Lạp, một quốc gia do người Khmer sáng lập. Trung tâm của họ nằm ở Sae Mun (nay thuộc Thái Lan) và Champassak (nay thuộc Hạ Lào). Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập trong TK VI gọi là nước Bhavapura tức Chân Lạp (4).

Bhavavarman đã chấm dứt sự lệ thuộc Phù Nam. Sau khi ông mất, con ông là Mahendravarman lên kế ngôi và tấn công Phù Nam, buộc vua Phù Nam phải chạy trốn tới Naravana tức nước Chí Tôn (nay là Ba Thê, xã Vọng Thê, An Giang). Isanavarman kế ngôi Mahendravarman tiếp tục tấn công ‘’Với sức mạnh của mình đã vượt qua ranh giới lãnh thổ của Tổ tiên’’. Các vua thất trận đã bỏ chạy ra vùng hải đảo. Jayavarman I lật đổ Isanavarman để cai trị 1 lãnh thổ rộng lớn. Bia ký của ông được tìm thấy trên một vùng lãnh thổ bao gồm cả Sae Mun, Battambang, Seam Reap, Kompong Thom, Takeo, Prey Veng và Kampot.

Sau khi đánh thắng Phù Nam, người Chân Lạp đã ồ ạt di cư xuống phía Nam. Họ đã dừng lại ở Takeo (cụm di tích Angkor Borey) và Prey Veng (cụm di tích Ba Phnom), trung lưu sông Mekong và Đông Bắc biển Hồ. Isanavarman đã xây dựng kinh đô Isanapura ở gần Kompong Thom. Theo Tùy thư của Trung Hoa thì nơi đây có tới 20.000 gia đình sinh sống. Ngoài ra vương quốc còn có 30 thành thị do các Tổng đốc cai quản và quan tước cũng tựa như Lâm Ấp.

Việc Chân Lạp kiêm tính Phù nam có hai nguyên nhân giả định được đặt ra, thứ nhất là do tranh cướp ngôi vua, và nguyên nhân thứ hai là có thể liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, vì rằng vua Lưu-Bạt-Di-Ma theo đạo Phật, còn người thống trị Chân Lạp đều theo đạo Bà-La-Môn. Qua các điều ghi chép, có thể thấy rằng sau khi Chân lạp chinh phục Phù nam, họ lại tiếp tục đón nhận nền văn hóa và tôn giáo Ấn Độ. Việc thờ phụng thần Siva, trên thực tế là một quốc giáo (5).

Trong Nam Hải  ký quy  truyện nội pháp truyện, quyển 1 của Pháp sư Nghĩa Tịnh ghi chép: “Phía nam đến tận chiêm thành tức là Lâm Ấp, ở nước này số nhiều theo phái Chính Lượng, có ít người theo phái Hữu Bộ. Đi về phía tây nam khoảng một tháng đến nước Bạt Nam, là tên gọi cũ của Phù Nam. Trước đây là nước Trần, số đông người thờ trời về sau Phật pháp mới  thịnh hành. Phật giáo đại thừa phát triển rộng khắp, tình hình cũng gần giống với thời kỳ Phù nam. Trong thời kỳ này, phong cách nghệ thuật của người Khơme, dường như hoàn toàn mô phỏng theo Ấn Độ, dựa vào các di tích còn lại ngày nay, có thể nhận ra những điều đó một cách rất sống động.

2.3.Phật giáo thời Angkor.

Campuchia là một quốc gia cổ ở Đông Nam Á, ngay từ thế kỷ I Tây lịch đã dựng nước với tên là Chân Lạp. Nhưng do nội chiến và ngoại xâm, mà lịch sử phải chờ đợi đến năm 802, Jayavarman II – người anh hùng dân tộc từ Java trở về mở ra thời kỳ Angkor thống nhất chói lọi trong lịch sử Campuchia.

Giai đoạn cực thịnh của đế chế Angkor và cũng là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo là thời kỳ trị vì của vương triều Jayavarman VII (1181-1219). Jayavarman VII là một ông vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung đại Campuchia. Cũng giống như vua cha, ông là một tín đồ Phật giáo nhiệt thành, hơn nữa hai bà vương phi của ông cũng đều là tín đồ Phật giáo. Nhà vua tâm đắc chí thành hăng hái xây dựng chùa chiền, phát triển Phật giáo Đại thừa thịnh hành khắp nơi. Công trình Angkor Thom đặc biệt là đền Bayon với những nụ cười đầy bí ẩn đã khắc ghi sự thịnh trị của vương triều Jayavarman VII và qua đó cũng cho chúng ta thấy sự thống nhất về sức mạnh vương quyền với thần quyền của ông.

Đối với toàn dân của mình, nhà vua nhân từ với mọi người, quan tâm đến phúc lợi xã hội. Ông đã cho mở rộng hệ thống đường giao thông trên khắp đất nước của mình và dọc theo những con đường đó, ông cho lập 121 nhà nghỉ chân, mỗi nhà cách nhau khoảng 15 km và đều có bếp lửa cho lữ khách trên khắp lãnh thổ. Và ông cũng cho xây dựng bệnh viện để chữa trị cho nhân dân, đặc biệt ở bệnh viện đều có điện đường để thờ phụng đức Phật Dược Sư. Do quốc vương tin theo đạo Phật, nên Angkor thời bấy giờ Phật giáo đã chiếm ưu thế tuyệt đối với các tôn giáo khác. Và được xem là trung tâm Phật giáo Đại thừa phát triển nhất khu vực. Vai trò to lớn đó cũng đã vang đến tận Trung Nguyên. Theo sách Chư Phiên Chí quyển Thượng, mục Chân Lạp quốc do Nhữ Thích đời Triệu Tống soạn năm 1225, viết: “nước Chân Lạp ở phía Nam đất Chiêm Thành, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp Pagan, phía Nam giáp Grahi (tức Chaiya ngày nay)… lãnh thổ nước này rộng hơn 7 ngàn dặm, thủ đô là Angkor thờ Phật rất nghiêm, hàng ngày dùng đến 300 vũ nữ dâng cơm hiến Phật…”.

Sau khi Jayavarman VII qua đời, các vị vua kế nghiệp vẫn sùng kính Phật giáo, nhưng nhìn chung phát triển không bằng và cũng đã có sự chuyển hướng từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Nguyên thủy.

Cư dân Đông Nam Á là những con người làm nông nghiệp, họ luôn mong muốn có cuộc sống thanh bình và ổn định. Làm nông nghiệp thì tính thời vụ rất cao và hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên ban ơn mưa móc. Đứng trước tự nhiên, những cư dân ở đây luôn cảm thấy mình nhỏ bé và lo sợ. Có lẽ vì thế, cư dân Đông Nam Á đã nảy sinh ra nhiều tín ngưỡng để cầu mong cho cây lúa được tươi tốt, mùa màng bội thu. Mặc dù đã sản sinh ra nhiều tín ngưỡng, nhưng cư dân Đông Nam Á vẫn chưa thể sáng tạo ra một tôn giáo nào để làm hệ tư tưởng thống nhất toàn khu vực. Cho nên, trong lịch sử hình thành quốc gia, họ luôn bỏ ngỏ cho một số tôn giáo vào xã hội mình. Họ đã từng tiếp nhận Bàlamôn giáo, nhưng chỉ khi Phật giáo đến mới hoàn toàn chinh phục được cả cư dân ở đây.

Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á hoàn toàn không gặp phải sự chống đối nào đáng kể. Điều này có thể so với Trung Hoa, lúc Phật giáo đến Trung Hoa thì nhân dân ở đây đã có hệ tư tưởng của Khổng giáo và Lão giáo. Vì thế, Phật giáo luôn gặp phải sự chống đối, bị cho là thứ ngoại lai, là một hình thức ma thuật, thậm chí bị nhầm lẫn là giai đoạn phát triển khác của Lão giáo. Ở Đông Nam Á nhờ vào những thuận lợi về hệ tư tưởng của cư dân ở đây, nên Phật giáo với những mặt dân chủ, tiến bộ của mình đã mau chóng hòa nhập dễ dàng vào bản chất khoan hòa, nhân ái của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Và đã tạo nên một Phật giáo mang sắc thái Đông Nam Á khác hẳn với tư tưởng Phật giáo Trung Hoa.

Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nổ lực  không mệt mỏi trong các hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á đã được đưa lên địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết trong nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí góp phần lựa chọn cả những con người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp…

Lịch sử Đông Nam Á trung đại đã từng chứng kiến vận mệnh của Phật giáo gắn liền với sự hưng vong của nhiều vương quốc Đông Nam Á. Khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo ở Đông Nam Á đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của văn hóa Đông Nam Á. Ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người. Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của nhiều quốc gia Đông Nam Á

3. Phật giáo Campuchia thời cận đại.

Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (sa. siva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hoá thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hoá thân của Quán Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng già Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng toạ bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng toạ bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng (6).

Trãi qua một thời gian dài đất nước bị giày xéo bởi bọn ngoại xâm phương Tây và phương Đông điển hình là Pháp và Nhật, thì cuối cùng Campuchia cũng giành được quyền dân chủ độc lập vào tháng 07 năm 2498 PL (1954) khi Hiệp Định Giơ-ne-vơ được ký kết. Các nước dự hội đã công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, không một đất nước nào được can thiệp bất kể một vấn đề gì về nội chính, Kết thúc gần 90 năm thống trị ở đất nước Campuchia.

Phật giáo thời kỳ cận đại của Campuchia do chịu sự thống trị của Pháp nên không được xem trọng. Thế nhưng văn hóa Phật giáo và văn hóa tinh thần truyền thống của Campuchia là tín ngưỡng đi sâu vào lòng dân gian, nên Phật giáo hiển nhiên lưu hành trong toàn quốc. Chế độ giáo dục cũ quy định, chùa chiền tức là trường học, nhà sư đóng vai trò thầy giáo. Đồng thời chùa chiền cũng là trung tâm hoạt động tôn giáo của đông đảo nhân dân, mọi người còn rất tín ngưỡng Tam bảo. Ngay trong chế độ giáo dục mới hiện nay, cũng có rất nhiều trường học do chùa chiền đảm nhiệm, nhà sư vẫn khiêm nhiện là thầy giáo. Năm 2458 PL (1914)thủ đô Phnom – pênh xây dựng trường dạy tiếng Pali cao cấp (Pali High School), tiến hành dạy cho thanh niên xuất gia trong vòng 4 năm, đồng thời còn chú ý truyền thụ một số kiến thức hiện đại thông thường. Về sau trường này đổi sang Học viện ( College) (7). Đến năm 2477 PL (1933), thành lập trường học tiếng Pali sơ cấp, giải dạy trong 3 năm. Hình thức trường học này nay đã phát triển đến 400 trường, phân bố ở khắp đất nước, hàng năm có khoảng 1000 học sinh tốt nghiệp. Năm 2499 PL (1955), một trường Đại học Phật giáo được thành lập (8). Song song đó chính phủ đã cho xây dựng một thư viện hoàng gia ở thủ phủ Phnom-pênh, vạch ra kế hoạch chỉ đạo tôn giáo. Đến 2474PL (1930) thành lập Viện nghiên cứu Phật giáo (9), sau đó vài năm, lập ra “Tam Tạng ủy viên hội” (10) do chính phủ chỉ định, bao gồm rất nhiều các vị học giả nổi tiếng, biên soạn in ấn thánh điển tiếng Pali và dịch ra tiếng Campuchia. Cả hai thứ tiếng nếu đem in ra có cả thảy là 110 sách nhưng nay chỉ mới xuất bản  được 55 sách. Ngoài ra còn có nhiều Phật giáo khác nữa.

Hiện nay tăng đoàn Phật giáo Campuchia chia thành hai tông phái: Đại tông phái (Mahanikaya) và Pháp tông phái (Thammajutnikay). Theo con số thống kê thì năm 2501 PL (1957) toàn quốc có 2800 ngôi chùa và 82000 Tỳ kheo, Sadi. Phái Đại tông truyền thống chiếm 94% số chùa, 90% số chư tăng.

Ở Campuchia có đến 85% dân số cả nước tín ngưỡng Phật giáo, do vậy trong hiến pháp của Campuchia có điều lệ “nhân dân tự do tính ngưỡng”, và quy định “Phật giáo là quốc giáo”. Quốc vương là người tượng trưng cho người ủng hộ duy trì tôn giáo (11), và là người ủng hộ Phật giáo có hiệu lực nhất. Đại đa số thanh thiếu niên trong cả nước đều cần phải xuất gia một lần, để tiếp thu sự huấn luyện tốt lành của Phật giáo, trãi qua một khoảng thời gian nhất định rồi hoàn tục. Ngay cả quốc vương cũng có một thời gian bỏ ngôi vua để xuất gia đi tu ở chùa.

Nhiều lễ hội Phật giáo đã được diễn ra rất hoành tráng, nói chung Campuchia từ sau khi giành được độc lập, các mặt chính trị, kinh tế, giáo dục trong cả nước đều đang được cải cách và phát triển. Phật giáo cũng dần dần hưng thịnh và có những bước tiến rất lớn. Thế nhưng trong vòng mấy năm gần đây, do tình hình chiến tranh hỗn loạn liên miên ở trong nước, khiến cho sự tiến bộ đã bị ngưng  trệ rất trầm trọng.

        4. Những đóng góp của Phật giáo đối với đất nước Campuchia.

Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nổ lực không mệt mỏi trong hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á, điển hình như đất nước Campuchia đã tôn Phật giáo lên địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí đóng góp phần lựa trọn cả những con người  ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp. . . .

Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật gáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp, Angkor.v.v… Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước Campuchia nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.

KẾT LUẬN

Qua những trình bày trên, chúng ta thấy rằng đất nước Campuchia là một đất nước của Phật giáo, dù có biết bao sự cám dỗ hoặc đàn áp nhưng những thứ đó không làm mất đi tính tâm của con người Campuchia, vì nó đã hình thành và ăn sâu trong tim óc của mỗi con người cho nên dù Pháp, Nhật đem các đạo giáo tính ngưỡng của mình đến tất cả đều bị từ chối và đánh bậc ra khỏi đất nước của mình. Phật giáo ở Campuchia giữ một vai trò rất lớn về cả hai mặt tâm linh lẫn chính trị, nó là cái hồn của đất nước vì lẽ đó mà nó hiển nhiên đứng ở vị trí quốc giáo. Dù bất cứ ở thời đại nào thì Phật giáo ở đất nước Campuchia luôn có một vị trí đứng vững chắc và không ngừng phát triển, hưng thịnh.

 

Chú thích :

(1) Cựu Đường Thư, quyển 197

(2) Trần Chính Tường, Chân Lạp phong thổ ký đích nghiên cứu, tr.9.

(3) Tam quốc chí, q.60, Lã Đại Truyện…

(4) Thối Quí Cường, Đông Nam Á sử, tr. 60

(5) Ấn Độ Chi-na văn minh sử, tr. 190; Chân Lạp phong thổ ký đích nghiên cứu, tr. 22.

(6) Trần Minh Đức, Thái Quốc Phật giáo sử, mục 9 và 10.

(7) 2500 Years of Buddhism, P.430 và bài Phật giáo Campuchia do Ấn Hải dịch.

(8) Budhist University, Cam-pu-chia gọi là Preah Siharu Raja

(9) Buddhist – Institute

(10) Tripitaka Board

(11) Đông Nam Á tế á đích tông giáo dữ chính trị, tr.86 và tr.252

Cập nhật ( 29/07/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Nếp ăn uống của người Khmer Nam bộ (Thạch Nam Phương)

Tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng (Thích Nữ Huệ Phương)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 5
  • 1.694
  • 2.190
  • 199.664

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học