Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

TÌM HIỂU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHẠC LỄ (Thích Huệ Thuận)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TÌM HIỂU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHẠC LỄ

PHẬT GIÁO Ở BẠC LIÊU

Như chúng ta biết bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình, nhạc lễ cổ truyền Bạc Liêu cũng không ngoại lệ. Mặc dù là vùng đất được hình thành muộn trong cả nước nhưng Bạc Liêu lại là địa bàn phát sinh và phát triển nhạc lễ Phật gio rất phong phú và đa dạng, trong các hoạt động của Phật giáo thì nghi lễ chiếm vai trò quan trọng.

Nhìn chung có thể nói rằng, nhạc lễ Phật giáo Tỉnh Bạc Liêu trong quá trình hình thành và phát triển hơn 200 năm qua cũng mất một thời gian khá lâu nhưng lại đơm hoa kết trái một cách rất hòan hảo, trong đó tán, tụng là chủ yếu, mang tính phong phú, đa dạng.

Vào đầu thế kỷ XX, ở giai đọan này khoa nghi ứng phú dường như bị quên lãng thì có hai nhân vật kỳ tài xuất hiện đó là ngài Nhạc Khị và sư Nguyệt Chiếu đã giựt dậy được khoa ấy và làm cho nó phát triển mạnh mẽ lên, chứa đựng nội dung đa dạng và phong phú hơn. Hai vị này đã có công sưu tầm hiệu đính, bổ sung và phổ biến nhạc lễ của Phật giáo Bạc Liêu cũng như nhạc cổ và đờn ca tài tử.

Nói về Nhạc Khị người ta cho rằng : “đó là con người tàn nhưng không phế”. Ông tên thật là Lê Tài Khí, thường gọi là Nhạc Khị, ông sinh 1870 tại thôn Láng Giài (Bạc Liêu) và mất năm 1948 tại quê nhà. Cuộc đời của ông thật bất hạnh vừa lọt lòng mẹ đã bị mù hai mắt lại hai tay cong queo yếu đuối, nhưng nổi bất hạnh vẫn chưa hết vì sau một lần trng phong, ơng bị liệt một bn chân, cho nên thân thể vốn yếu đuối nay lại càng yếu hơn. Nhưng không vì thế mà ông chịu đầu hàng với số phận mà với phẩm chất thông minh trời phú như để bù đấp lại những gì ông cam chịu đã giúp ông thành công trong công việc học hỏi nhạc cụ ở người cha, không dừng lại ở đó ông tiếp tục tự mình tìm tòi học hỏi ở sách vở các thanh điệu, ca phú và đã trở thành người khai sinh ra trường phái cổ nhạc Bạc Liêu, và được giới nghệ sĩ nhạc cổ tôn xưng là Hậu Tổ.

Ông tuy yếu đuối bệnh hoạn nhưng rất thông minh, học một biết mười, những gì chỉ nghe qua một lần, ông đều nhớ, hơn thế nữa, những gì thụ đắc được ông đều tư cải biên cho phong phú hơn.

Nhạc Khị là người Bạc Liêu đầu tiên có công canh tân, hiệu đính và hệ thống hóa 20 bản Tổ để làm cơ sở cho cổ nhạc và cải lương Nam bộ. Ông còn  đào tạo được nhiều nhạc sĩ nỗi tiếng như: Sáu Lầu, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân… tạo được một lực lượng nghệ nhân hùng hậu cho đàn ca tài tử và các ban nhạc cổ truyền.

Về sáng tác, ông là người chủ trương sáng tác giai điệu (bài bản), bốn bản Ngự giá đăng lâu, Minh Hoàng thưởng nguyệt, Phò mã giao duyên và Ái tử kê đã được người đương thời tôn gọi là Tứ Bửu. Ban nhạc của ông chính là Ban nhạc đầu tiên có hòa với tiếng ca, nhất là những bài ca do người địa phương biên soạn.

Những gì ông để lại cho người sau là cả một kho tàng âm nhạc vô giá. Tư tưởng và sáng tác của ông không những đã làm kim chỉ nam cho các hoạt động cổ nhạc ở Bạc Liêu, mà còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến các phong trào ca nhạc cổ ở nhiều nơi, nhiều tỉnh trong những thập niên đầu thế kỷ XX.

Về sư Nguyệt Chiếu, có rất nhiều giả thuyết nói về ngài nhưng theo truy cứu tư liệu chính xác thì ngài tên thật Lưu Hữu Phước, sinh năm 1882, mất năm 1947. Ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh học đâu nhớ đó, năm lên 10 tuổi ngài đã viết và đọc rành chữ Hán, cha là một nhạc công giỏi thế nên từ bé ngài đã được cha truyền cho những bài bản phổ thông. Đến năm 20 tuổi thì ngài xuất gia được đặt pháp danh là Đạt Bữu, pháp hiệu là Nguyệt Chiếu. Khi thầy viên tịch sư Nguyệt Chiếu bắt đầu trở về Bạc Liêu cư trú tại chùa Vĩnh Phước An (hiện thuộc phường 2 thị xã Bạc liêu). Tại đây ngài đã gặp Nhạc Khị, hai người cùng nhau trao đổi những vấn đề về nhạc lễ, bởi đồng ý chí và hoài bảo nên sau vài lần trao đổi họ đã trở thành đôi bạn tâm giao. Từ đó trở đi hai người đã hợp tác với nhau thực hiện rất nhiều công trình canh tân, sáng tác và chỉnh tu cổ nhạc mở đầu cho sự hình thành trường phái cổ nhạc Bạc liêu, tạo dựng nhiều phong trào; đờn ca tài tử, ca ra bộ, phục hưng nhạc lễ cổ truyền.

Ở chùa Vĩnh Phước An được vài năm, sư Nguyệt Chiếu được Hòa thượng Xuân Phong mời về chùa Vĩnh Đức (hiện ở phường 1 thị xã Bạc Liêu), tại đây ngài nhận học trò để phổ biến những phát hiện mới về nhạc lễ, vào khỏang 1925 sư đào tạo một đội nhạc công cho chùa An Thạnh Linh (thụôc Hòa Bình). Sư còn có một khả năng rất đặc biệt, đó là tự làm được nhiều nhạc cụ, đây là một nghệ thuật độc đáo của sư vậy. Vào ngày 16 tháng 08 năm Đinh Hợi sư đã an nhiên thị tịch tại chùa Vĩnh Đức sau giờ công phu khuya, trãi qua sáu mươi năm sự nghiệp về nhạc lễ của sư để lại thật là đồ sộ. Sư thực sự là một nhân vật lịch sử văn hóa tích cực đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng và miền đất Nam bộ nói chung, là một trong những người tiên phong xây dựng phong trào đờn ca tài tử và nhạc lễ cổ truyền của bán thế kỷ XX.

Trãi qua một thời gian dài trấn hưng và phát triển nhạc lễ Phật giáo tỉnh do công khởi sướng của Nhạc Khị và sư Nguyệt Chiếu ở đầu thế kỷ XX thì dài về sau này lại có chiều hướng suy yếu không người kế thừa và phát huy, nhưng không hẳn tàn lụi vì bấy giờ có Hòa thượng Huệ Viên và Hòa thượng Phổ Chí ở chùa Long Phước giữ được giềng mối nghi lễ thiền môn, còn Giàn cả thì có Thượng tọa Trí Chánh và Thầy Nhơn Hiền ( thường được gọi là Mười Nhỏ). Hai vị này được mệnh danh là cặp sóng thần Bạc Liêu, còn hiện nay tỉnh Bạc liêu tuy vừa mới được tách tỉnh không bao lâu nhưng quý ngài trong ban Trị Sư PG tỉnh luôn tìm kiếm nhân tài nhạc lễ hòng củng cố lại khoa này. 

Phật giáo tỉnh năm 2007 này đã chính thức thành lập Ban Nghi lễ gồm 10 thành viên trong đó Đại đức Huệ Thuận làm Trưởng Ban và Thượng tọa Chánh Đức làm cố vấn. . . còn về nhạc cổ truyền thì có Ban nhạc của Lê Minh Thắng ( phường 4 thị xã Bcạ Liêu), Nguyễn Văn Ngào ( Cái Dày), Hải Bằng (phường 3 thị xã Bạc Liêu) … và nhiều gánh nhạc nhỏ khác ở rải rác trong địa bàn tỉnh, nhưng đa số chỉ các gánh nhạc chỉ phục vụ đám tang, đám giỗ, gánh nhạc làm kinh sư hiện nay chỉ có gánh của Lê Minh Thắng nói trên.

Tuy số lượng các gánh nhạc chưa được nhiều như mong muốn, nhưng Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã khơi dậy phong trào nhạc lễ trong tỉnh, khích lệ các đạo tràng, chùa, tự viện, tịnh thất .v.v. . lồng nghi lễ vào các cuộc đám lễ trong năm như vào các dịp Vu Lan, kỵ giỗ, đám tang . . . và nhạc lễ dần dần lấy lại phong thái của những năm đầu thế kỷ XX.

 

Các ý kiến đề xuất.

– Đối với Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc liêu.

Tỉnh hội nên chiêu sinh mở các khóa học nghi lễ chính thức có văn bằng công nhận sau khóa học kết thúc, để nhằm bổ sung vào lực lượng ban nghi lễ tỉnh.

 

          Sư Nguyệt Chiếu là tổ của nhạc lễ Bạc Liêu vì thế Tỉnh hội nên tổ chức lễ húy kỵ của ngài như một đại lễ vào hằng năm để nhằm nêu cao tấm gương sáng ấy cho hàng hậu bối không quên mà luôn nhìn vào đó để nổ lực học tập, hồng xứng đáng với sự mong mỏi của các bậc tiền bối đã đi trước.

 

          Vì cái nôi cổ nhạc được phát sinh nơi vùng đất Bạc tận cùng tổ quốc này, đó là một điểm sáng của tỉnh cho nên đề nghị với nhà nước tỉnh Bạc liêu thành lập một khu lưu niệm các nhân vật lịch sử văn hóa của tỉnh, đồng thời triển lam các tác phẩm có giá trị văn hóa cao, để có cơ sở chứng minh và giới thiệu với du khách các nơi về vùng đất tuy nước mặn, đồng chua nhưng lại là điểm hội tụ văn hóa rất phong phú.

 

– Đối với Ban Nghi lễ TW Phật giáo Việt Nam.

Ban nghi lễ nên có những đợt tập huấn và tuyển trọn những người có năng khiếu bẩm sinh về nghi lễ để đào tạo thành những cả giàn xuất sắc của Giáo Hội, nhằm giữ được giềng mối và phát huy mạnh khoa này.

 

Nên có sự thống nhất về lễ phục và các điệu bộ, âm hưởng trong nghi thức, phải ấn định một nền tảng nhạc lễ cơ bản rõ ràng, nhằm tạo điều kiện cho người sau dễ nhận biết trong quá trình học hỏi.

 

Sau cùng là đề xuất lên Ban Nghi Lễ Việt Nam là trong quá trình giảng dạy về nghi lễ nên chú ý biên sọan thêm phần lịch sử, nhất là tác giả các bài bản được  sử dụng trong nhạc lễ để người sau biết và tưởng nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân. Các ngài đã tốn rất  nhiều tâm huyết trong việc sưu tầm và trước tác, đã để lại một di sản văn hóa tốt đẹp cho nhiều thế hệ kế thừa. /.

 

Đại đức Thích Huệ Thuận

Trưởng Ban Nghi Lễ Tỉnh hội Phật Giáo Bạc Liêu

Cập nhật ( 14/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

CẦN TÔN VINH XỨNG TẦM

MỘT CUỘC HỘI THẢO RẤT CÓ Ý NGHĨA

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh khoá tu

    Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 119
  • 2.190
  • 198.089

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học