TÌM HIỂU LA FONTAINE * Minh Luân Là tác giả có nhiều độc giả nhất. Được biết nhiều nhất và được yêu mến nhất, LA FONTAINE bước sang thế kỷ thứ tư với một vinh quang không hề suy suyển. La Fotaine, con người khiêm tốn đích thực, không màng đến tiếng tăm và hậu thế, có thể tự hào về mình: tên tuổi và những chuyện ngụ ngôn của ông vẫn đối thoại với dân chúng Pháp. Trong số những tác giả cổ điển được công chúng bình chọn, nhà thơ ngụ ngôn này đứng hàng thứ nhì sau nhà vô địch Victor Hugo (thế kỷ 19). Ông vượt lên cả tác giả đương thời là Moliere (thế kỷ 17) và Zola (thế kỷ 19) mà những đoạn văn chan chứa tình yêu thiên nhiên đã từng là niềm hạnh phúc cho điện ảnh. Ông bỏ xa Balzac và Rabelais, đồng thời làm lu mờ Nhưng có một điều thú vị. Nếu biết được cuộc sống vô lề lối và vô ưu của thơ ngụ ngôn, vốn luôn nghiêng về sự hoang phí và dục vọng của con Ve hơn là tính cần kiệm siêng năng của con kiến, người ta sẽ nhận thấy rằng những phẩm chất được đề cao trong các truyện của ông – óc sáng suốt, sự cẩn trọng, sự hăng say lao động, sự chừng mực, lòng kiên nhẫn và sự cần kiệm.v.v. – đều tương phản với các “khuyết điểm mà những kẻ cùng thời chê trách ông. Ở nguồn cội của các truyện ngụ ngôn, trong thế giới quan của La Fontaine có một sự mất quân bình về tự nhiên hay về tính hài hòa xã hội, bắt nguồn từ hai cái xấu : sự không hiểu rõ bản thân và những giới hạn của việc khắc phục những ảo tưởng của con người; và sự thiếu hiểu biết về công lý, để tái lập trật tự xã hội. Phương cách sống đó dường như đã được người Pháp thấu hiểu theo trực giác. Sức quyết rũ của truyện ngụ ngôn còn đến được với chúng ta, bằng những âm vang yếu ớt những xuyên thấu, nhờ vào một công cụ chuyển tải vẫn còn quen thuộc hiện nay: ca khúc Pháp. Một khúc hát nối kết với tác giả xa xưa đó với một Charles Trenet, một Juliette Greco hat một Julien Clerc. Tác giả cổ điển vinh quang này và những người đương thời nổi tiếng kia có chung một ham thích mạnh mẽ: sự liên kết ngôn từ rõ ràng với một giai điệu, một âm hưởng đưa nụ cười hay cảm xúc của họ đến với trái tim của mọi người. Những truyện ngụ ngôn được bình giảng nhiều nhất trong trường học cũng được người Pháp ưu ái nhất. Dnẫ đầu là “Con ve và con kiến”, rồi đến “Con quạ và con cáo”, “Con thỏ và con rùa”, “Con ếch muốn to bằng con bò”, “Cô bán sữa và bình sữa”. Ngược lại, các truyện mang tính chính trị, chẳng hạn như “Những con thú bị bệnh dịch hạch” hay “Lũ ếch đòi vua” lại ích được ưa chuộng hơn. Tựa hồ như lời nhắn nhủ đích thực của nhà thơ ngụ ngôn chủ yếu nằm trong nghệ thuật sống vui tươi và sáng suốt. Sống là gì và phải sống như thế nào? Truyện ngụ ngôn đã đưa những ra câu trả lời rời rạc , tản mạn, đôi khi mâu thuẩn cho những câu hỏi đó, bởi vì tính đơn giản của La Fontaine – Paul Valéry nhấn mạnh – đã dối lừa; cũng giống như nghệ thuật của ông chẳng có gì là ngẫu nhiên cả. Trong quyển “Diễn trình bằng văn vần” (năm 1684), La Fotaine đã viết: “Sống tức là hưởng thụ những của cải thực thụ với sụ an nhiên, sử dụng thời gian và sử dụng an nhàn, làm tròn các bổn phận có từ Đấng Tối cao”. Đó là đạo đức hay bài học hiển nhiên nhất mà người ta có thể rút ra từ các truyện ngụ ngôn. Người Pháp coi trọng nhất là những châm ngôn nổi tiếng, từ lâu đã thuộc về “sự khôn ngoan của các quốc gia”. Có thể kể ra theo thứ tự: “Đừng bán da gấu khi chưa hạ được nó”, “Chạy không ích gì, phải khởi hành đúng lúc”, “Nghi ngờ là mẹ của an toàn”, “Mạnh được yếu thua”, “Chỉ nên dựa vào chính mình”, “Bụng đói thì không có tai”, “Kiên nhẫn và thời gian sẽ thắng sức mạnh hay điên cuồng”… Qua đời trong sự khốn cùng, được dung nạp, sưởi ấm và nuôi dưởng bởi những kẻ ái mộ, hẳn ngày nay La Fotaine sẽ tiếc rẻ vì không thể nhận được tiền tác quyền vốn từ lâu đã thuộc về chính phủ. Qủa thật ông là trụ cột trong ngành xuất bản, với mọi loại, mọi kích cỡ và mọi giá tiền: từ những album to lớn có minh họa, đang bày bán trong các siêu thị với giá 25 franc, đến những quyển sách sang trọng dùng làm quà tặng cuối năm trị giá hằng trăm franc. Có mặt hầu trong các thư viện công cộng và tủ sách gia đình, những truyện ngụ ngôn của La Fotaine cũng hiện diện trong những tiết mục quảng cáo, phim hoạt hình, sách, cas-sette, sân khấu trẻ em và tượng đài trong thành phố. Một di sản văn hóa thực thụ mà hiếm khi cha mẹ lơ là trong việc truyền thụ cho con cái. Trước khi rời khỏi trường mẫu giáo, đa số các em đã thuộc truyện con quạ và con cáo, con sói và con cừu, và nhất là con thỏ và con rùa. Chính vì thế mà người Pháp vẫn còn tiếp tục yêu mến La Fontaine và tin tưởng vào “nguồn suối khôn ngoan” là những truyện ngụ ngôn của ông. Ba trăm năm sau jhi qua đời, Jean de La Fontaine vẫn tạo được sự nhất trí giữa những độc giả thuộc đủ mọi lứa tuổi lâu nay vẫn mến mộ tên tuổi và ý tưởng của ông. |
Cập nhật ( 06/07/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com