TIẾP CẬN KHÔNG GIAN LỊCH SỬ VĂN HOÁ YÊN TỬ * Kiến trúc sư Hoàng Chí Dũng Được may mắn tiếp cận khu di tích lịch sử – văn hoá Yên Tử trong giai đoạn xúc tiến dự án và khảo sát hiện trạng lập qui hoạch chi tiết tuyến nội vi, ngoại vi khi tích – tôi có điều kiện suy nghĩ kiểm chứng với nhiều vấn đề nảy sinh, hôm nay xin được trình bày dưới đây một số luận giải liên quan đến hai phương điện cơ bản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích: Nghiên cứu giá trị và ứng xử với giá trị. A. NHẬN THỨC MỘT CẤU TRÚC TƯƠNG SINH CỦA THIÊN NHIÊN VÀ VĂN HOÁ Luận đề: Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhiên thiên là cái có trước, con người cũng là một sản phẩm được sinh ra từ nhiên nhiên. Trong quá trình tiến hoá và phát triển của mình – con người với thuộc tính xã hội và năng lực ý thức đã tách mình ra khỏi cái tự nhiên hoang dã ấy, hình thành một lối sống, từng bước hình thành thế giới quan, cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội…, đó cũng là tiến trình hình thành nền văn hoá cổ xưa. Cái “Thiên nhiên” của Yên Tử được sinh ra trước, từ khi người xưa nhận ra và đặt vào đó những quan niệm, chọn cho nó một cách ứng xử, nó đã trở thành một “Cấu trúc tương sinh của Thiên nhiên và Văn Hoá”. Khi một trong hai yếu tố của cấu trúc tương sinh ấy mất đi thì không còn tồn tại giá trị bản thể của nó, không còn tồn tại ý nghĩa “Cõi thiêng” mà chỉ còn lại một địa danh được gọi là Yên Tử. Vậy thì cái gì đã tạo nên cấu trúc tương sinh ấy? A.1- SỰ “KHÁC LẠ” CỦA CẢNH ĐỊA LÝ YÊN TỬ. Những phân tích về “Địa cảnh học” cho thấy: khu địa lý Đông Bắc có tính chất địa máng với lịch sử phát triển kéo dài từ Cổ sinh đến Trung sinh. Đến giai đoạn Tân kiến tạo, khu Đông bắc được nâng yếu khiến địa hình đồi chiếm ưu thế rõ rệt. Gió mùa Đông Bắc với dãy bình phong duyên hải đã tạo nên một khu vực nhỏ có lượng mưa lớn nhất ở sườn đón gió, còn tuyệt hải bộ phận có lượng mưa thấp. Sự khác nhau về chế độ mưa ẩm làm cho sông ngòi vùng Đông Bắc có moduyn lưu lượng nhỏ (trừ vùng duyên hải) và thuỷ chế bất thường. Tính khắc nghiệt của khí hậu vùng Đông Bắc đã khiến cho thực bì – thứ sinh ở đây có tính khác biệt. Địa danh Yên Tử thuộc phía nam cung Đông Triều. “được các nhà nghiên cứu địa cảnh học tách phân một cảnh riêng biệt bởi những đặc trưng riêng vì hình thố kiến tạo, địa chất, thuỷ văn, khí hậu và hệ động thực vật. Nghiên cứu những đặc trưng khoa học ấy ta có thể hiểu những “Khác lạ” của cảnh quan tự nhiên yên Tử so với các khu vực cảnh quan địa lý của vùng Đông Bắc và đồng bằng bắc bộ. A.1.1-Một hình thế đột biến: Núi Yên Tử có độ cao 1068 m cùng Am Váp là hai đỉnh núi cao nhất thuộc phía A.1.2- Đặc trưng của Sơn Thuỷ: Tiếp cận đỉnh Yên Tử từ vùng phía A.1.3- Một vùng tiểu khí hậu đặc biệt: Do những đặc điểm vị trí địa lý, Yên Tử có đặc trưng khí hậu rất phức tạp. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ nhiệt đới ẩm, gió mùa như các khu vực Bắc Bộ khác, nhưng ở khu vực bờ biển Đông Bắc và với độ cao 1068m, mùa đông trên đỉnh Yên Tử vẫn thường có hiện tượng tuyết rơi, mùa hè thường đón những cơn dông và mưa đá. Từ độ cao 600m trở xuống có khí hậu nhiệt đới ẩm và chuyển dần đến kiểu khí hậu Á nhiệt đới ẩm ở độ cao trên 600m. Tác động của yếu tố biển vào khu vực rõ ràng, vào mùa hè vùng khí nóng ẩm từ khe phía Tây gặp những luồng khí mát từ biển thổi vào thường tạo ra hiện tượng quần tụ mây mù quanh đỉnh núi gây ra những đợt mưa nhỏ cục bộ giữa trưa hè, tạo nên vẻ lạ thường của tiết trời trên đỉnh núi. A.1.4- Một khu vực những địa cảnh độc đáo: Có lẽ chỉ những người thợ rừng và kiểm lâm, những nhà địa chất mới có điều kiện đến rừng khe đá gốc cây trong núi Yên Tử để được biết hết sự đa dạng và bí ẩn của địa cảnh núi yên Tử. Cũng bởi được kiến tạo muộn từ thềm trầm tích cửa sông biển, trong khu vực các vòng cung đứt gãy, cấu tạo địa chất của núi Yên Tử bao gồm: Lớp cát trầm tích đá sạn kết, sỏi kết, cuội kết từ tuổi cổ sinh; lớp đất feralit phát triển trên sa phiến thạch và sỏi sạn kết với độ dày trung bình 60cm: phía dưới là bể than Antraxit, có chỗ lộ thiên hoặc bán lộ thiên, các vỉa than có bề dày hàng chục mét. Tác động địa chấn đã tạo nên sự nứt gãy mạnh mẽ lớp trầm tích sạn kết, sỏi kết và đẩy chồi lên trên, khu vực từ 800m – 1068m có phổ biến các tiểu cảnh chồng lớp xô trượt của các vỉa sỏi nứt gãy. Các bờ sụt đứt gãy tạo thành những địa cảnh độc đáo như: vực, thác và khe đá phân bố từ độ cao 400m – 800m ở phía bờ nam. Các khe suối xô trượt lớp đá cuội và sạn kết, nứt gãy thành những dòng đá chảy chồng lớp từ trên đỉnh xuống dưới, vượt qua những bờ thác, khi chảy xuống chân núi làm lộ ra những lớp sỏi cuội lớn nhỏ trong thềm cát bồi tích. Đặc biệt là ba đồng núi từ trên đỉnh xuôi dần xuống thung lũng phía Nam và ôm vòng lấy Khe Hổ (Bãi Giải Oan) tạo nên một bố cục đối xứng trong không gian làm cho hình ảnh khi đến chân núi vừa kín đáo vừa trang nghiêm. A.1.5- Hệ thực vật đa dạng và phong phú: Địa danh Yên Tử nằm trong hai vùng khí hậu nhiệt đới ẩm và Á nhiệt đới ẩm cùng với đặc điểm thổ nhưỡng đã nêu trên tạo nên sự đa dạng sắc thái của nhiều họ loài thực vật. Chế độ ẩm ở sườn phía Đông Theo kết quả khảo sát đã được công bố thực vật ở đây có 4 ngành chủ yếu bao gồm: Thông đất, dương xỉ, hạt trần và hạt kín thuộc 121 họ và 428 loài. Đáng chú ý nhất ở đây là trung tâm phân bố của Táu mặt quỉ, Táu muối. Sến mặt, Lim xanh, Chẹo (đây là những loại cây gỗ quí hiếm ở Việt Nam), bên cạnh đó còn có loài quí hiếm khác như Vù hương, Lát hoa, Giổi xanh … Ngoài những loài cây quí hiếm trên rừng Yên Tử còn cung cấp nhiều loại hoa đặc sản có giá trị làm nguyên liệu đồ mỹ nghệ như: Song, Mây, Hèo, cho dầu ăn, dầu công nghiệp (Sến, Dọc, Bứa), cho dầu thơm (Trám, Hương bài, Sau sau), cây làm thuốc (sa nhân, ích mẫu,. Nhân trần, Hoài sơn…) A.2- XÚC CẢM “THIÊNG LIÊNG” TRONG HÌNH THẾ VÀ SẮC MÀU: “Thiêng liêng” đó là cái cảm xúc được hình thành bởi hai đặc tính: “Tính tách biệt” và “Tính không thể xúc phạm”. Cũng bởi có được hai đặc tính ấy mà người xưa đã làm tâm đắc và xúc cảm đối với Yên Tử mà chọn làm nơ ẩn giấu những ý niệm thiêng liêng. Tạm để sang bên cách nhìn của biện chứng lịch sử và xã hội học với những tác động và biểu hiện sự vật hiện tượng, tôi muốn gợi đến sự phân tích từ góc độ thần học đối với một không gian tâm linh tôn giáo, để lý giải những tác động vào tâm thức và xúc cảm của người xưa và sự phản ánh những quan niệm trực quan đối với môi trường Yên Tử, những suy tưởng linh nghiệm trước biểu hiện hoàn mỹ – mạnh mẽ và vô thường – bí ẩn của thiên nhiên. Con người không nhận thức sự “thánh thiêng” một cách trực tiếp mà cảm nhận qua sự hiện diện xác thực của nó, qua những biểu hiện cụ thể trong môi trường sống. Nếu người ta muốn tìm cách nêu ra một ý tưởng về sự thánh thiêng thì buộc phải nhờ đến khái niệm “huyền diệu”. Biểu hiện của “huyền diệu” là sự hình thành trạng thái vật chất và các thông tin của môi trường tiếp cận tri giác đang tác động đến cảm xúc, đại đến độ hoàn mỹ vượt khỏi những lệ thức thông thường của ý thức. Biểu hiện “huyền diệu” gây cho con người một xúc cảm lưỡng cực cao độ: mê mẩn và kinh hoàng, ngân ngất và kiếp sợ – Đó là những biểu hiện của cái “hoàn toàn khác lạ”, điều huyền bí vừa cuốn vừa chế ngự con người, mọi sinh linh khi tiếp cận đều cảm thấy nhu cầu được hoà mình với nó vì bị cuốn hút cám dỗ của những vẻ đẹp trần gian. Yên Tử thời xa xưa khi được khai mở chắc còn cái vẻ đẹp nguyên sơ và thiêng liêng ấy! Cho đến hôm nay, dù bị con người và thời gian can thiệp làm thay đổi phần nào, nếu tiếp cận Yên Tử trong sự tĩnh lặng của môi trường và tâm thức, chúng ta chắc hẳn vẫn nhận được trạng thái “siêu thực” và “huyền diệu” bởi những hình – thể – sắc – màu của tạo hoá. Nhưng trong những hành trình vội vã của nhịp sống đương đại không còn mấy người đến với Yên Tử trong cái tĩnh lặng ấy, đa phần cũng chỉ tiếp cận trong hội hè khi tết đến, những râm ran náo động nơi cõi thiêng – một không khí rất phồn thực dân gian bên cạnh sự yên lặng xa dần của ý niệm và cảm thức một thời – cái “thiêng liêng” của Yên Tử chỉ còn tồn tại như điều “dị hoặc” trong những nghi thức tôn linh của tổ tiên ngày càng huyền hoặc, khó nhận biết. Để trở lại với “Cảm thức” của cha ông thuở trước, chúng ta cần nhận thức và giữ gìn hai thành tố : “Biểu cảm” và “Định cảm” vật chất nằm trong môi trường thiên nhiên và “Định thức” trong triết lý và ý niệm của người xưa. Thành tố thứ 1: Các “Biểu cảm” của Yên Tử là: – Sự hoàn chỉnh tự nhiê n của các yếu tố – Cái đơn nhất và nhất thể của tự nhiên của núi rừng – Sự biến hoá sinh động của môi trường động thực vật, khí hậu – Sự khác lạ kỳ bí của hình thế và sinh hoá tự nhiên. – Sự cách biệt phi trần tục của không gian tự nhiên và không gian xã hội. Cảm nhận về “Cõi thiêng” ban đầu sẽ không thể tồn tại trong tinh thần của chúng ta và thiên nhiên vẫn là một thực thể nằm ngoài đời sống xã hội nếu thiếu đi sự xuất hiện của “Thức”, Yên Tử lúc đó sẽ chỉ còn rời rạc những di tích vật thể tách rời khỏi vẻ đẹp vô hồn của thiên nhiên. “Thức” được hiểu như hiện diện sử hiểu biết và ứng xử có chủ đích của con người với sự vật hiện tượng, thiếu đi của “Thức” cũng đồng nghĩa với việc cắt đứt ngôn ngữ hiện sinh giữa con người với thế giới. “Thức” là một biểu hiện cơ sở của văn hoá. Định thức không gian của Yên Tử xuất hiện từ khi người xưa chọn làm nơi thể hiện đức tin theo quan niệm – triết lý – tư tưởng đương thời: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo và cả những tín ngưỡng dân gian. Đến ngày nay những biểu hiện lịch sử còn lại tại Yên Tử là điều kiện không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu bảo vệ giá trị di tích, nó sẽ là một ngôn ngữ quan trọng để giải mã các thông tin lịch sử của di tích. A.3- NƠI GỬI GẮM Ý NIỆM VÀ ĐỊNH THỨC TRONG THẾ GIỚI QUAN CỔ XƯA. Những vận động lịch sử đã đưa con người đến với những biểu cảm vật chất của thiên nhiên Yên Tử. Từ cách đây khoảng 4500 năm, vùng đất này nằm trong khu vực Văn hoá khảo cổ học Hạ Long. Thời Văn Lang, vùng Quảng yên ngày nay theo cổ thư thuộc về Ninh Hải – một trong 15 bộ của Quốc gia Văn Lang cổ đại của các Vua Hùng. Đây là một vùng đất lịch sử lâu đời của Người Việt, là nơi cửa ngõ đón nhận và chuyển hoá những ảnh hưởng Văn hoá từ hướng biển vào tín ngưỡng Văn hoá dân gian truyền thống bởi vị trí địa lý lịch sử đặc biệt (vùng cửa sông – biển). Có lẽ còn nhiều nghiên cứu về những biến chuyển Lịch sử Văn hoá tư cổ đại đến cận đại tại vùng đất lịch sử này bởi những đặc điểm địa lý nhân văn nổi bật của nó. Có thể nhận thấy biểu hiện tương đối rõ nét những tư tưởng, triết lý, tín ngưỡng, của nhiều giai đoạn lịch sử trong các dấu vết ứng xử với không gian thiên nhiên tại Yên Tử. A.3.1- Biểu hiện định thức không gian của văn hoá tín ngưỡng dân gian: Người Việt Triết lý “Mẹ sinh”, buổi đầu là Mẫu Ỷ-La còn gọi là “Mẹ Thượng Ngàn” sau này ứng với giai đoạn văn hoá nông nghiệp thì biến thành “Mẫu” – Mẫu Thuỷ, Mẫu Địa, Mẫu Thiên… Dân tộc Mường còn lưu truyền khởi tích mạnh huyền bí trong thiên nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp, núi, sông … tín ngưỡng Mặt trời còn thấy từ thời văn hoá Đông Sơn, rồi chuyện Aâu Cơ – Lạc Long Quân, truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh … đều thể hiện niềm niềm tin vào sức mạnh tuyệt đối của giới tự nhiên – thiên nhiên được coi như Người khởi sinh dân tộc. Các loài vật cũng trở thành biểu trưng linh nghiệm của thiên nhiên trong đời sống tinh thần dân gian, hình ảnh các loài vật linh hiện còn lưu tích ở nhiều nơi thờ tự dân gian như: Trâu, Chó, Voi, Long, Ly, Qui, Phượng… Một đặc điểm nổi bật trong ứng xử truyền thống của Người Việt là thới quen chuyển hoá những ý niệm trừu tượng thành những biểu trưng vật thể, ứng nghiệm trong thế giới tri giác, để rồi từ thế giới tri giác – biểu tượng ấy trở về với sự phát huy bản năng trừu tượng, suy tưởng không giới hạn. Tập hợp những hình ảnh trong tín ngưỡng dân gian Việt Những ứng nghiệm có tính chất biểu tượng còn tồn tại trong không gian vật thể của Yên Tử, chuyển hoá những ý niệm siêu hình của tôn giáo thành những hình ảnh – biểu tượng trực quan và đó là lăng kính văn hoá dân gian khi tiếp thụ tư tưởng – Văn hoá thu nhập. A.3.2- Biểu hiện định mức không gian của Đạo giáo: Nằm trong vị trí địa lý chịu ảnh hưởng trực tiếp những biến động lịch sử – văn hoá từ phương Bắc trong suốt giai đoạn lịch sử cổ đại, Yên Tử như còn lưu lại dấu vế ứng xử của vũ trụ quan và tư tưởng Lão – Trang. Một vùng không gian hoang sơ trên đỉnh núi, nơi thiên nhiên biến đổi bất thường như đã từng được các Đạo gia thuở trước đặt cho định thức một cách trực quan ý niệm về “Đạo” – không gian tĩnh lặng, trường tồn, khởi sinh – ứng nghiệm với ý nghĩa vô hạn về thời gian và không gian trong sự vận động vĩnh hằng của cái “Thường vô” và “Thưỡng hữu”. Một vùng thiên nhiên hiểm trở và bí ẩn như tách biệt cái ý niệm “Tĩnh lặng” tuyệt đối đó khỏi cái “Động” và “Vô thường” của vạn vật với qui luật phát sinh, phát triển và tiêu diệt của chúng và cũng chính sức hút của thiên nhiên hoang sơ đến siêu thực ấy đã lôi cuốn các Đạo sĩ tìm kiếm con đường “Phục mệnh” trở về với sự trường tồn, trở về với “Đạo”, thoát ly khỏi trần gian, mà những tưởng chốn “Bồng lai tiền cảnh”. Tượng “Người hoá Đá” tự nhiên trên núi Yên Tử như hình ảnh phục mệnh trở về với sự trường tồn tĩnh lặng của Đạo. Phải chăng từ phía bên kia của cái “Thường vô” ta có thể hiểu nghĩa của bức tượng là “Đá hoá Người”. Sự giao hội trực diện từ thửa Aâu Lạc với nền văn hoá Trung Hoa trong lịch sử cổ đại diễn ra sớm hơn ảnh hưởng ban đầu của Phật giáo Aán Độ, điều đó như lý giải cho những giả thiết về Đạo sĩ có tên An – Kỳ –Sinh đã đến đây tầm Đạo. Nhưng theo tôi, 3 chữ Hán này không nên hiểu chỉ là tên một nhân vật mà hoài công tìm kiếm, hàm nghĩa của các chữ đó đã như một thông điệp về không gian của “Đạo” theo thế giới quan của Lão: An (Yên) – nghĩa gốc là an định (yên lặng); Kỳ – nghĩa gốc là Cờ, kỳ đài ( một hình ảnh mang tính ký hiệu, định giới hạn): Sinh – nghĩa gốc là sinh trưởng (hình tượng ban đầu như mầm mới nhú khỏi mặt đất) (Theo “Tìm vê cội nguồn chữ Hán” – Lý Lạc Nghị). Hợp nghĩa 3 chữ như ý nghĩa về sự khởi sinh nơi tĩnh lặng trường tồn – không gian của ý niệm tuyệt đối về “Đạo” – Theo Lão. Một định mức trong không gian như hình thành rõ nét ứng với tư tưởng triết lý Đạo giáo. Ngôn ngữ để tiếp cận với định thức này là biểu hiện thiện nhiên. Luận thức của không gian là luận thức mang màu sắc thần bí của khoa Phong Thuỷ – một sản phẩm hội tụ thần bí của cả triết lý Nho –Đạo Trung Hoa cổ đại, được các Đạo sĩ ứng nghiệm tại Yên Tử (xin trở lại phần sau). Có thể nhận thấy dấu vết của hai vùng cơ bản: Vùng Đại cảnh từ Cổng Trời trở xuống trải rộng cả một vùng thị giác rộng lớn được ước định theo các quan niệm Phong Thuỷ cổ xưa. Từ Cổng Trời trở lên là phần khởi nguyên của Sơn mạch, Long mạch, là nơi “Cõi tiên” – “Cõi đạo” – “Cõi trường sinh” trong ý niệm của các Đạo sỹ , được biểu tượng hoá bằng một logic cấu trúc vật thể thiên nhiên: Cổng Trời – An Kỳ Sinh – Chợ trời – Bàn cờ tiên (nay là khối đá đặt Chùa Đồng cũ). Ta có thể bắt gặp những hình ảnh dị bản của ý niệm này ở một số địa danh cổ tích khu vực Bắc Bộ nằm trong các địa bàn lịch sử từ thời Bắc thuộc như Núi Phật Tích, núi Chùa Thầy… Nhiều thế kỷ qua, chưa thấy một cổ thư nào còn lưu chuyện kiến tạo pho tượng và cổng trời, bàn cờ tiên, chợ trời, nhưng theo tôi dự đoán thứ nhất có thể là những dấu ấn của các Đạo sĩ được để lại đầu thiên nhiên kỷ thứ nhất (khoảng TK I –IV) mang tính dân gian Việt cổ và hàm nghĩa còn mang tư tưởng Lão của Đạo giáo Thần tiên (Năm 42, Mã Viện đưa quân sang Giao Chỉ ngoài việc dẹp khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn để nhiều thời gian tìm kiếm các mỏ thần sa. Đời Đông Tấn, 326-334, Cát Hồng từ chối chức tước do triều đình tân phong xin sang làm tri huyện ở Câu Lậu – Hải Hưng để tìn sàn sa luyện thuốc) (Theo “tìm về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam” Trần Ngọc Thêm). Dự đoán thứ hai là các Thiền Sư đã đem theo tư tưởng của Lão mà định thức trong không gian Phật giáp vào giai đoạn hình thành và Thiền phái lớn ở Việt Để có thể kết luận phụ thuộc việc xác minh niên đại vật thể của bức lượng An Kỳ Sinh – Bia Phật. Những câu chuyện còn lại trong dân gian đến ngày nay như huyền thoại về “An Kỳ Sinh tu tiên”, hay “An Kỳ Sinh đến tu và lập chùa nên gọi là Yên Tự rồi sau gọi lạc thành Yên Tử”,… mơ hồ về cả một vườn thuốc huyền thoại và sự trong giai đoạn biến chuyển của tư tưởng triết học Trung Hoa về sau, với sự ảnh hưởng lẫn nhau của Phật giáo – Đạo giáo – Nho giáo trong quá trình tác động đến không gian Văn hoá cận đại Việt Nam. A.3.3- Biểu hiện định thức không gian Phật giáo: Quan niệm về không gian của Phật giáo Aán Độ từ thuở ban đầu là: “Tam giới” và “Tam thiên Đại thế giới”, khi phát triển sang phía Đông cũng được thay đổi ít nhiều. Bản sắc truyền thống và tính dân tộc của bản địa đã đồng chất hoá Phật học với những tư tưởng triết lý cổ đại đã ăn sâu bám rễ lâu đời. Giai đoạn đầu khi Phật giáo vào Trung Hoa, hệ tư tưởng – Triết lý Lão – Trang đã là cơ sở cho sự chuyễn hoá, bản địa hoá những khái niệm và phạm trù Phật học. Từ những nhận định trên, có thể tiền định rằng: Ví như, có một định thức không gian ước lệ tri giấc nào đó của Phật giáo lại Yên Tử thì cũng có thể thấy sự xuất hiện đâu đó hình ảnh liên tưởng tới tư tưởng của Lão và màu sắc của những triết lý phương Đông khác. Điều đó thể hiện sức biến siêu phàm của Phật giáo bởi quan niệm không gian và thời gian vừa mở vừa liên tục của nó. Chúng ta đã ghi nhận Phật giáo vào Việt Thiền phái thứ 3 được lập nên ở Việt Nam là Thiền phái của người Việt Nam có tên là Thiền phái “ Thảo Đường” do Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1068) khởi lập tại Chùa Khai Quốc – 1069, dòng Thiền này biểu hiện sự kết hợp giữa Thiền – Tịnh nhờ ( Nhà sư Thảo Đường bị bắt tại Chiếm Thành được Vua Lý Thánh Tông giải phóng và cho mở Đạo trường) Điều đáng lưu ý ở đây là sự hình thành dòng Thiền thứ 3 có sự chủ định của Nhà Lý. Ý muốn xây dựng riêng một hệ tư tưởng và triết lý. Thực sự khẳng định cả quyền lực vật chất và tinh thần, loại dần tư tưởng hướng ngoại suốt nhiều thế kỷ bị đô hộ là rõ ràng. Suốt thời gian cai quản đất nước (1009 – 1255) các Vua Lý đã đưa Văn hoá Phật giáo vào đời sống tinh thần của Đại Việt , phát triển sâu và rộng khắp các miền đất nước. Phật giáo Nhà Lý với ý thức sớm về độc lập dân tộc đã như đặc những viên gạch nền móng cho sự toả sáng của nền Văn hoá Phật giáo Đại Việt thời Trần. Cũng không thể không kể đến đóng góp to lớn về Thiền học của Vua Trần Thái Tông trong giai đoạn lịch sử chuyển giao từ Phật giáo Nhà Lý đến Phật giáo nhà Trần mà tụ hội toả sáng là sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với vị Vua – Phật – anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông. Câu chuyện lịch sử về Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) trốn lên núi Yên Tử với Phù Vân Quốc Sư cho thấy vị thế của cõi Thiền Yên Tử vào đầu thế kỷ XIII đã được kháng định với một vị Quốc Sư cai quản. Liệu có thể hình dung là Yên Tử có một quan hệ trực tiếp với hoạt động Thiền học ở kinh đô từ thời Nhà Lý ? Vậy thì hình ảnh của Thiền phái “ Thảo Đường” tới Yên Tử có thể từ thế kỷ XI và “Cổ nhân” đã đặt những định thức cho “ Cõi Thiền Yên Tử” là thời điểm lịch sử này, sau này Tổ Phái Thiền Yên Tử là Thiền Sư Hiện Quang (…- 1221) đã hội tụ cả 3 phái Thiền trong định thức không gian ấy ? Sự vận động lịch sử phức tạp trên một địa điểm lịch sử dĩ nhiên để lợi những tầng lớp thông tin xáo trộn. Ta có thể nhận thấy cả dấu hiệu của Đạo giáo Thần Tiên mang tư tưởng Lão (Tượng An Kỳ Sinh – Bàn cờ Tiên). Cả dấu hiệu củ Tịnh độ Tông (Chữ Bia Phật : Adi Đà Phật ) và cả biểu hiện triết lý Thiên – Nhân (Cổng trời, Chợ trời…) của Nho giáo. Sự biểu hiện hỗn hợp của các biểu tượng tư tưởng cả Tịnh – Lão – Nho – Thiền trong cùng cấu trúc không gian từ Cổng trời lên đỉnh Yên Tử có vẻ như phù hợp hơn cả với tư tưởng Thiền học Việt Nam thời Lý – Trần và phải chăng là ý niệm của sự hợp nhất các Thiền phái để thực hiện mục tiêu xây dựng thống nhất một tư tưởng triết lý độc lập Đại Việt suốt từ khi Lý Thánh Tông lập phái Thảo Đường đến khai lập cỏi thiền Yên Tử vào giai đoạn cuối của Triều Đại Nhà Lý. Đến đây, tôi thiết nghĩ chỉ có một chiếc chìa khoá nhỏ để mở ra cánh cửa lịch sử còn ẩn giấu mà các học giả đã mất nhiều công luận bàn nghi vấn, nhiều tác phẩm về Yên Tử đã để lại lòng người sự huyền hoặc về quá khứ – đó là xác định niên đại vật thể cho di vật Bia Phật và Tượng An Kỳ Sinh. Cho dù là có sự ảnh hưởng nào thì Yên Tử vẫn là một không gian cố định thức Phật giáo mang màu sắc của Việt Nam, nó gộp cả các quan niệm tri gíac dân gian và các triết lý du ngoại chuyển hoá vào triết lý không gian Phật giáo. Những biểu hiện của nó bao gồm : – Không gian Dục giới : được biểu trưng vật thể và hướng ngoại – Không gian sắc giới : được biểu trưng vật thể tụ về trung tâm – Không gian vô sắc giới : siêu hình, không tiếp cận được. Toàn bộ cấu trúc siêu hình này được biểu trưng hoá vật chất trong khu vực Yên Tử. Biểu Tượng cho ý niệm tuyệt đối “ Vô sắc giới” là sự xuất hiện hình ảnh chuyển hoá qua lăng kính dân gian đó là Nhân – Phật (Vua Trần Nhân Tông) – đã nhập Niết Bàn tại Yên Tử, hoặc hình ảnh Tổ Hiện Quang hoá mây ngũ sắc trên đỉnh Vân Tiêu trong lưu truyền dân gian. Không gian “ Sắc giới" được ước định theo quan niệm không gian Thiền định của Thiền học ứng với những đặc điểm tự nhiên của Yên Tử, thể hiện cả tư tưởng của Lão – Nho – Tịnh. Nơi các Thiền Sư tu hành là vùng cảnh quan đẹp nhất của Yên Tử, trung tâm của dãy núi, có suối, có thác, có khe đá, vách đá, thực vật muôn màu, thanh minh sáng sủa, thoáng đãng và ẩn giấu. Là cõi bồng lai – là vùng đất lành – là ngưỡng cửa trời không giới hạn, ly trần. Không gian Sắc giới ở đây vừa hữu hình vừa siêu hình bởi phân nửa là hiện sinh của cuộc sống tu hành và phân nửa là tâm thức khi Thiền định – nhập Pháp. Định giới của không gian này như đã được sắp đặt có chủ ý, có biểu hiện nghi thức và biểu tượng. Ta chỉ có thể nhận thấy còn lại dấu tích của các Thiền sư nơi Am, Động, Chùa,Tháp từ mỏm Vân Tiên xuống đến Hòn Ngọc (những di tích, di chỉ từ thời Trần về trước) dọc theo dòng núi chính và hai nguồn nước suối dọc theo khe núi tả hữu có nhiều vách đá, khe đá, u tịch mát mẻ. Các địa danh lưu lại trong khu vực này đến nay chỉ còn : Vân Tiêu, Bảo Sái, Ngoạ Vân (?). Thanh Long Động (Alột Mái). Vân Yên (Hoa Yên). Phổ Đà (?). Thác Ngự Dội. Thác Tử (?). Am Tử Tiêu (?) đó là những nơi có tích thời Trần. Trong quá trình khảo sát 5 năm tại Yên Tử, tôi được nhiều thợ rừng đưa đến những nền đất cũ đã bị cây rừng phủ lấp khó nhận biết, những phiến đá phẳng chênh vênh như có sự sắp đặt nơi toạ Thiền…Có lẽ đó là những Am Thất sơ sài của các Thiền sư mà ngày nay các nhà nghiên cứu không còn quan tâm ? Tất cả như minh chúng sự quần tụ của các Thiền sư trên khu vực trung tâm đông núi chính giữa (Tổ Sơn – Theo Phong thuỷ) quần tụ quanh Chùa Vân Yên. Sự phân biệt về không gian Sắc giới được thể hiện bằng các Ngưỡng tiếp cận của nó với các không gian “Dục giới”. Ngưỡng phía nam – từ dưới đi lên – không gian nhân thế, ta phải qua chín cửa suối tính từ Chùa Lân – Làng Nam Mẫu (con suối được đặt tên Giải Oan). Có lẽ Chùa Lân xưa kia là Chùa ngoài – Chùa Trình, tiền trãm cho những giao tiếp cõi Thiền. Vượt qua “Chín suối” thì đến Chùa Giải Oan (Một số ý kiến cho rằng được xây dựng sau thời Trần), lối cũ lên núi rẽ tay phải vào chính đỉnh đông phía dưới đi lên, tiếp đến đoạn lưng núi thì qua Đường Tùng, đến Hòn Ngọc, Đường Tùng chính là hành lang nghi thức thiên nhiên phía trước Chùa Vân Yên, Hòn Ngọc chính là giới ngưỡng qui ước (một huyện địa theo Phong thuỷ?). Ngưỡng phía Tây là khe vực sâu của kiến tạp đứt gãy và nâng yếu địa chất được coi như Phương Ngã Quỷ. Ngưỡng phía Đông được coi như không gian của Súc Sinh – là rừng rậm, phù hợp với địa thế xuôi dần về cánh rừng phía Đông và xuống đồng bằng ven biển. Ngưỡng phía bắc (phía trên) như không gian của Thần Linh được giới hạn từ mỏm Vân Tiêu đến Cổng Trời. Đó là 4 Đại Châu ở tầng giữa (Cõi người) của Dục giời. Tầng dưới của không gian Dục giới theo quan niệm Phật giáo là “Địa Ngục” phải chăng cái tên Thác Tử xuôi xuống Suối Giải Oan với Chín cửa đã là biểu trưng của đường qua 8 ngục(?). Tầng trên của không gian Dục giới là “Lục dục Thiên” (6 trời) như được cùng biểu trưng với ý niệm Đạo giáo và Nho giáo về sự tồn tại của cõi Thần Tiên, cõi Trời (Ngọc Hoàng Thượng Đế), được ước định giới hạn từ Cổng Trời trở lên. Bia Phật được dựng nên trong không gian này là biểu hiện sự định vị có tính hướng “thiên” của “Phật” trong thế giới quan của các Thiền sư Đại Việt. Lựa chọn không gian từ Cổng Trời lên đỉnh núi mây – mưa bao phủ quanh năm, các Thiền sư đã hội cả những ý niệm tuyệt đối của Lão – Nho – Tịnh vào một định thức không gian của Thiền. A.3.4- Biểu hiện của cách nhìn Địa lý Phong Thuỷ: Với cách nhìn của xã hội hiện đại với Thuật Phong Thuỷ thì đây là một biểu tượng mê tín cho dù phần nào cơ sở luận thuyết này cũng dựa vào những giá trị Triết học biện chứng sơ khai của Phương Đông cổ đại. Tuy vậy, từ góc độ Văn hoá lịch sử không thể phủ nhận Phong Thuỷ trong lịch sử từ cổ đại đến cận đại đã là một hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân văn của Trung Hoa và Việt Theo tôi cái ý nghĩa đáng nói ở đây là: Nếu Phong Thuỷ đã từng là phương tiện, là quan điểm để quyết định sự sắp đặt vật chất trong không gian (cả khi sống – khi chết) và là một đức tin của người xưa thì nó chắc cũng sẽ là một ngôn ngữ tuyệt vời để chúng ta giải mã những thông tin quá khứ trong không gian ấy, nhất là với một không gian tâm linh. Mặt khác, dĩ nhiên đó là một hiện tượng Văn hoá. Dấu vết của quan niệm Phong Thuỷ (Thanh Ô Thuật) còn được ghi nhận từ Đời Thuật Phong Thuỷ được sử dụng phổ biến trong cả không gian của Đạo giáo và Phật giáo trong quá trình ảnh hưởng của Văn hoá cổ đại Trung Hoa vào Việt Nếu thiên về giả thiết sự xuất hiện của Đạo giáo Thần Tiên ở Giao Châu từ TKI – TKIV thì Yên Tử có thể đã được các Đạo sĩ lựa chọn bởi các biểu hiện đặc biệt của tự nhiên theo cách nhìn Địa lý và Thiên Tượng lúc đó. Ta cũng không bỏ qua sự ảnh hưởng có tính trực tiếp từ Phúc Kiến và Giang Tây là hai trung tâm nổi tiếng về thuật Phong Thuỷ, về địa lý tiếp giáp và đặc điểm tự nhiên Sơn – Thuỷ có nét tương đồng với đất Giao Châu. Đến giai đoạn sau này, trước khi Yên Tử được các Thiền sư lựa chọn làm “Cõi Thiền” thì Yên Tử đã trở thành “Một trong bốn nơi phúc địa của đất Giao Châu.” Theo con mắt của các nhà địa lý phương Bắc. Xem xét địa lý cảnh quan của Yên Tử bằng các kỹ thuật khoa học hiện đại ngày nay, từ bản đồ không ảnh và địa chất thuỷ văn ta không khỏi cảm phục cách nhìn sâu sắc hoàn toàn tri giác của các cổ nhân. Loại sang bên những mặc cảm mê tín, ta có thể thấy sự độc đáo đến tuyệt vời của địa thế Sơn –Thuỷ của Yên Sơn tác động mạnh mẽ đến xúc cảm Thiện – Mỹ của con người. Xin lược qua đôi nét của Đại Cảnh Yên Tử theo quan niệm cơ bản về Phong Thuỷ. a- Biểu hiện hoàn chỉnh của Ngũ Quyết (Long, Huyệt, Sa, Thuỷ, Hướng): Long là mạch của núi, sự phát triển biến điệu của Mạch từ nơi khởi nguyên gọi là Khí mạch – có chín Long thế. Xem biểu hiện địa thế của núi Yên Tử ta thấy cảnh địa lý rất rõ ràng, nếu gãy địa chất kiến tạo đột ngột từ trên cao 1068m cho ta cảm quan một nét đông núi như từ trên mây trời sà xuống, chập chùng uyển chuyển xuôi dần về phía nam. Liệu có thể đây là thế Giáng Long? Huyệt là Âm huyệt và Dương huyệt, Huyệt được nhận biết bởi nhận xét hình thái của Long và Hà Lưu (Thuỷ) là nơi Vượng Khí. Tại Yên Tử, những tháp mộ và Chùa chính từ thời Lê về trước đều tập trung trên động núi chính (Tố Sơn), các dấu hiệu định mức không gian rất rõ theo một quan niệm về hướng, về thế – phải chăng đó là sự lựa chọn địa huyệt theo những luận giải Phong Thuỷ khác nhau. Sa là Tiểu Sơn (núi nhỏ) ở quanh Chủ Long, Sa bên tả gọi là Thanh Long, Sa bên hữu là Bạch Hổ. Sa phía trước là Huyền Vũ, Sa phía trước nếu gần gọi là Aùn Sơn, nêu xa gọi là Triều Sơn, Đỉnh Yên Tử là khởi nguồn của ba động núi, động núi phía đông hiện còn phế tích Am Dược. Am Hoa ứng theo quan niệm Phong Thuỷ là Thanh Long, chia Một Mái hiện còn bên tả chùa Hoa Yên trước đây đã được gọi là Thanh Long Động, phải chăng là dấu vết của quan niệm xưa. Động núi chính giữa là Tổ Sơn, Tổ Long phát triển địa thế cao hơn xuôi xuống cùng thung lũng, hiện còn lại toàn bộ các Chùa – Tháp chính của Yên Tử. Hai bên Sa Sơn bao bọc thấp dần như thế tay Ngài, theo Phong Thuỷ thì thật đắc địa. Thuỷ là dòng nước (Hà Lưu) chảy theo Sơn mạch. Thuỷ khẩu là khởi nguồn dòng nước. Thuỷ hành là hình thái dòng chảy, nếu nước theo núi mà chảy và núi chặn nước dừng lại, hình thái uốn lượn lưu luyến thì thật hài hoà sinh khí. Các mạch nước đổ xuống lưu thuỷ thì tốt gấp vạn lần một biển nước ở xa. Nhìn vào thuỷ văn Yên Tử, ngày nay ta còn thấy hai mạch suối phía Đông và phía Tây của hệ suối Giải Oan uốn khúc qua các mạch đá mẹ đổ xuống thung lũng bãi xe Gải Oan đều tụ lại trên một trảng đất thấp trải rộng. Chúng tôi khảo sát thổ nhưỡng thì vùng này là vùng hồi tích mùn đất rừng, ngập nước do bồi tụ lâu ngày mà bị nâng dần hiện um tùm những loài cây ưa nước – có lẽ trước đây đã tồn tại một đầm nước lớn dưới chân núi gọi là Khe Hổ (được coi như Minh Đường), Sư Tổ Tháp Loa còn ghi lại hình ảnh mặt nước Khe Hổ: “… Động rồng nắng đã rọi Khe Hổ băng còn dày…” Hướng của Phong Thuỷ là hướng phát triển của Long Mạch, Phương Nam trong tâm thức dân gian Trung Hoa cổ đại và Việt Nam đều là biểu trưng của sự sinh sôi tốt lành cũng bởi những cảm nhận tương đồng về biểu hiện tự nhiên. Thế của các dông núi Yên Tử đều đổ về phía Nam, xa xa là một vùng trời biển và những dòng sông lớn uốn khúc đổ ra cửa Bạch Đằng, thoáng đãng và không giới hạn. Ta có thể hình dung sự giao hoà tuyệt vời của Trời – Đất, của Thiên khí và Địa khí tại Yên Sơn, Cái vùng Phúc địa đó là cả môi trường cận cảnh và viễn cảnh. b- Biểu hiện định thức không gian: Dựa vào địa thế tự nhiên, tôi thử biểu kiến sơ đồ không gian cơ bản của Yên Tử theo cách nhìn Phong Thuỷ: – Tổ Sơn: Động núi chính từ đỉnh Yên Tử xuống bãi xe Giải Oan – Sa Sơn: Thanh Long – Bạch Hổ, hai động núi đông và tây ôm xuống thung lũng Giải Oan (Khe Hổ) và kéo đến tận cánh đồng Nam Mẫu dọc theo Khe Cái. – Án Sơn: Theo hướng nam chếch đông 150, đông chính Tổ Sơn thẳng chiếu đỉnh cao điểm núi Tổ của chùa Lân, đây có thể coi như Tiền Aùn. – Triều Sơn : Dãy núi phát triển ngang theo hướng Đông – Tây phía nam cánh đồng Nam Mẫu. – Minh Đường : khu vực thung lũng Khe Hổ (từ dốc Hạ Kiệu trở vào chân núi) là Tiểu Minh Đường. Khu vực cánh đồng Nam Mẫu trước đây có thể là Đại Minh Đường khi còn ngập nước chưa hồi tích. – Hậu Chẩm : Cao điểm sau đỉnh Chùa Đồng cùng đỉnh đông Yên Tử. Nếu nghiên cứu sâu hơn về các quan niệm Phong Thuỷ đã từng lưu truyền trong các giai đoạn lịch sử, chắc chắn chúng ta có thể luận giải nhiều dấu vết lịch sử của khu di tích Yên Tử mà hiện còn ẩn dấu. Cũng bởi tín ngưỡng với Phong Thuỷ mà Yên Tử đã trở thành một trung tâm Tháp – Mộ, nhất là vào đời Lê. Tôi cho rằng việc nghiên cứu các phương án tôn tạo các không gian kiến trúc lịch sử ở Yên Tử trong bối cảnh các di tích vật thể bị xáo trộn mất mát nhiều cần dựa vào các kiến thức cổ xưa này để định thức, hai khu vực hiện nay đang xây dựng lại là Vân Tiêu và Hoa Yên đều rất cần sự thận trọng với những nguyên tắc định thức không gian xưa. Trong một ý kiến trước đây nhân hội thảo xây dựng chùa Hoa Yên, tôi có mạo muội bày tỏ với các học giả rằng: “Chùa Yên Tử không thể giống với định mức của các chùa Làng Việt – nơi mà đã hội tụ rất nhiều dạng thức của văn hoá dân gian khác. Yên Tử là nơi khai mở những quan điểm triết lý khác hẳn với những nơi được định lập bởi nhu cầu tinh thần văn hoá cộng đồng”. |
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com