TIẾNG ANH: CỘNG ĐỒNG NGÔN NGỮ LỚN NHẤT THẾ GIỚI * Bùi Quân Ngày nay đếm nước nào chúng ta cũng gặp tiếng Anh. Trước kia trong quá trình lịch sử nhân loại, các thứ tiếng như Hi Lạp, La Tinh, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ả Rập và Pháp đã lần lượt thay nhau giữ vai trò ngôn ngữu giao tiếp giữa các dân tộc qua công cuộc truyền đạo của các giáo sĩ Da tô. Qua những chuyến vượt biển mang hàng hóa của các thương nhân và qua trận đánh chiếm đất đai của các đoàn quân chinh phục. Nhưng trong những tiếng kể trên, chưa có ngôn ngữ nào phổ biến như tiếng Anh ngày nay cả. Cách đây bốn thế kỷ, tiếng Anh chỉ là tiếng nói của một nhóm nhỏ hoảng 7 triệu người sống ở trên mấy hòn đảo quanh năm bao phủ sương mù mà bây giờ chúng ta gọi là nước Anh . Ngày nay nó là tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) của khoảng 330 triệu người trên thế giới và đứng hàng nhì sau tiếng Quan thoại, tiếng nói của hơn một tỉ người Trung Quốc. Nhưng nếu kể về mặt phân bố địa lý và mặt hữu hiệu của chức năng truyền thông, htì tiếng Anh đáng chiếm hàng đầu. Bởi vì, nếu chúng ta thêm vào con số 330 triệu người vừa kể một con số 330 triệu người nữa gồm những người lấy tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ thứ hai và cũng thêm một con số chừng 330 triệu người khác nói rành tiếng Anh, nhưng xem nó là một ngoại ngữ thì tổng số những người nói tiếng Anh trên thế giới sẽ lên tới khoảng một tỉ. Anh ngữ là tiếng nói của hơn 40 nước. Tiếng Pháp chỉ là tiếng thông dụng ở hơn 26 nứơc, Ả Rập ở hơn 21 nước…tiếng Anh còn được dùng trong hai ngành hàng hải và hàng không quốc tế và được chọn cùng với tiếng Pháp làm hai thứ tiếng chính thức trong các văn kiện và trong các buổi hội thảo của Liên Hiệp Quốc. Dù bất cứ ở đâu, nhưng hễ giỏi tiếng Anh thì cũng dễ tìm việc làm và cũng dễ dàng được trọng dụng. Ở Liên Xô, một nữa những lớp ngoại ngữ là lớp học tiếng Anh. Ngày nay, bên Trung Quốc, một phần tư dân trong nước đang đổ xô học Anh ngữ. Do những nguyên nhân nào mà tiến Anh có thể trở thành một thứ ngôn ngữ quốc tế? Nguyên nhân thứ nhất, thế lực chính trị của Anh ở thế kỷ XIX và thế lực chính trị của Mỹ ở thế lỷ XX. Nhưng không như tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha trước kia, sự bành chướng của tiếng Anh ngày nay còn vượt cả ra ngoài các khuôn khổ chính trị nữa. Nguyên nhân thứ hai là tiếng Anh có nhiều lợi điểm: cách đọc tương đối dễ dàng nếu chúng ta so sánh với tiếng Trung Quốc hoặc các đọc tiếng Nga, ngữ pháp tiếng Anh lại giản dị. Tiếng Anh viết bằng mẫu tự La Tinh nên có thể đọc thẳng một cách dễ dàng chứ không rắc rối lăng nhăng như chữ Ả Rập và chữ Trung Quốc. Điều mà chúng ta có thể chê trách ở tiếng Anh là nhiều khi một chữ Anh cùng viết giống như thế nhưng lại có giọng đọc khác nhau. Cẳhg hạn ough có ít nhất 7 cách đọc. Trong though thì đọc là zo, trong rough thì đọc là rof, trong thought thì là sot, trong cough là kauf, trong hicough là hikup, trong plough là plau, trong through là crou. Số từ vựng trong tiếng Anh cũng quá nhiều, một tiếng nói dùng trong công việc giao tiếp chỉ nên có một số rất ít từ vựng. Cáng ít càng hay. Nhưng để bù lại, tiếng Anh, mặc dù nói một cách “gải cầy” vẫn giúp hai người đối thoại hiểu được nhau. Chính vì thế mà tiếng Anh đã được chọn làm tiếng chính thức trong các cuộc hội đàm của 6 nước trong Hiệp hội tự do mậu dịch Âu châu. Sáu nước này (Áo, Ai, Xơ Len, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Phần Lan) đều là những nước không nói được tiếng Anh. Chính ông tổng thơ kí Hiệp hội đã nói: Nhờ chỉ nói tiếng Anh lõm bõm nên khi họp chúng tôi không bị mất thì giờ tán dọc giông dài. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn cấp độ giao tiếp sơ đẳng, tiếng Anh hóa ra có ve hơi rắc rối vì thành ngữ và quán ngữ với nghĩa hoàn toàn khác hẳn nghĩa thông thường. From the house’s muoth không có nghĩa là từ trong mõm ngựa mà lại là xuất phát từ nguồn đáng tin cậy. Và ít is a horse of a different colour không phải con ngựa có sắc lông khác mà là “đấy là vấn đề khác”. Những người khác nữa thì cho rằng tiếng Anh sở dĩ khó là vì có nhiều trạng từ dùng liền sau động từ và làm đổi hẳn nghĩa của động từ. To get across là đi băng qua, nhưng to get up thì là đứng lên, thức dậy. To get along lại là ăn ý nhau, hợp nhau. Đó là chưa kể những tiếng much, very, greatly đều có nghĩa “rất”, nhưng lại là “rất” một cách khác nhau và không thể dùng lẫn lộn tiếng này thay tiếng kia được. Nhiều nhà ngữ học cho rằng vì được phổ biến rộng, nên hiện nay trên thới giới đang có nhiều loại tiếng Anh. Có tiếng Anh đơn giản pha lẫn tiếng địa phương gọi là tiếng pidgin và tiếng creole. Tiếng pidgin là tiếng Anh giả cầy của các thổ dân de đen để giao tiếp, mua bán với người nước ngoài, không có ngữ pháp, cú pháp gì cả. Tiếng creole thì đạt tới mức cao hơn. Nó là tiếng pidgin phong phú và đã chuyển hóa thành một ngôn ngữ có hệ thống và có nguyên tắc. Đó là tiếng nói của những đảo Jamaique, của những nước Các nhà ngữ học còn phân biệt hai loại tiếng Anh khác nữa, tiếng Anh như thứ tiếng chính thức hai và tiếng Anh như thứ ngoại ngữ. Tiếng Anh như thứ tiếng ngoại ngữ, ngay ở Việt Nam, chúng ta đang biết đến rết nhiều qua các bài học và các băng học New English, Steramline…Riêng tiếng Anh như thứ tiếng chính thức thứ hai thì chúng ta có thể gặp ở những nước thuộc khối Commonwealth, Philippine, Pakistan, Nam Phi, Ấn Độ. Thật vậy, tiếng Anh là một ngôn ngữ chung của nhiều nước trên thế giới chớ không còn là ngôn ngữ riêng của một nước Anh. Mỗi nước đều có quyền thích ứng, sửa đổi tiếng Anh theo phong tục tập quán và tổ chức xã hội của mình để thành một tiếng Anh riêng. Một thí dụ rõ ràng nhất là tiếng Mĩ. Giữa tiếng Anh và tiếng Mĩ có vô số chỗ khác nhau: khác nhau về chính tả (colour/color, manoeuvre/maneuver) về hình thái ngôn từ (aluminium/aluminum, zip/zipper), về giọng đọc (ở mặt này thì sự khác nhau nhiều không sao kể hết), về ngữ nghĩa (trong tiếng Anh majority: đa số tương đối hoặc tuyệt đối người Mĩ dùng plurality. Ở Anh corn là lúa nhưng bên Mĩ corn lại là bắp.) Về những thuật ngữ dùng trong kỉ thuật và công nghiệp, tiếng Anh và tiếng Mĩ cũng có nhiều điểm rất khác nhau (muốn nói đường xe lửa, Anh dùng rail-way, nhưng Mĩ thì nhất định là railroad). Nhưng hiện nay với đà phát triển vượt bậc của khoa học, phần lớn Anh và Mĩ đã đi đến chỗ đồng nhất giữa các từ, chủ yếu là những thuật ngữ trong ngành khoa học không gian và khoa học máy tính. Giữa Anh và Mĩ cũng đang có hiện tựơng mượn lẫn những tiếng của nhau. Những từ teenager, babysitter, striptease đã được người Anh dùng rộng rãi. Phía Mĩ thì mượn luôn của Anh những từu Weekend, miniskirt, smog. Chiều hướng đó rất có lợi cho công cuộc giao tiếp và thông tin trên thế giới ngày nay và tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Trao Đổi Ngôn Ngữ, Trao Đổi Văn Hóa Có xét về từ nguyên, chúng ta mới thấy tiếng Anh là một thứ tiếng “tạp chủng”. Có những tiếng đặc biệt Anglo-saxông như was (đã là), that (cái này), to cat (ăn), cow (bò cái). Có những tiếng mượn của Na Uy: sky (bầu trời), to get (có được), skill (sự khéo tay). Có những tiếng lấy của vùng Normandie bên Pháp: (soldier người lính) parliament (nghị viện) prayes (bài kinh cầu nguyện), beef (thịt bò). Phần “hoa lá trang hoàng” trong tiếng Anh là lấy của các nước Châu Âu thời Phục Hưng. Những tiếng như étiquette (phép lịch sự, xã giao) reprimand (quở mắng), police (cảnh sát) là lấy của tiếng Pháp thế kỉ XVI. Những từ có vẻ bác học thì lấy của La Tinh và Hi Lạp: misanthrope (người yếm thế), paren-theses (dấu ngoặc đơn) có mặt trong tiếng Anh từ năm 1560. Ở thế kỉ XX, tiếng Anh mượn từ penicillin của La Tinh và từ polystyrene của Hi Lạp, riêng hai từ sociology (xã hội học) và television (tivi) thì mượn của cả hai. Ngoài ra tiếng Anh cũng mượn tạp nham, gặp đâu mượn đấy slogan (khẩu hiệu) và spree (sự vui mừng, liên hoan) mượn của tiếng xứ Galles cổ, hurricane (bão to) mượn của thổ dân vùng biển Ca ri bê, caviar (món trứng cá Hồi muối) và kiosk (nhà ki ốt) mượn của Thổ Nhĩ Kì, dinghy (xuồng nhỏ), dungarees (áo quần vải thô để mặc khi làm việc) mượn của tiếng Hindi, caravan (đoàn xe), candy (đừơng kẹo) mượn của tiếng Ba Tư, mat-tress (nệm giường) mượn của tiếng Ả Rập. Nhưng cuộc trao đổi văn hoá nào cũng thường được thực hiện hai chiều. Tiếng Anh đã cung cấp vốn từ ngữ cho nhiều nước khác. Người Zulu Phi châu gọi là ô tô là imatokali là do tiếng motor car đọc trại ra; cũng như izingilazi (cặp kính đeo mắt) là do glasses. Tiếng swahili bên Ấn Độ cũng gọi là ô tô làm motoka và gọi đồng Shilling là Shillingi. Đức đã cuỗm của Anh những từ bestseller, kommunika-tions, manage, Teeshirt và Babysitter Ý lấy popart, popcorn và spray. Ở những nước Châu Mĩ La Tinh chúng ta có thể gặpsuerer (áo thun sweater), beibol (môn dã cầu base-ball), nocaut (K.O). Riêng ở Việt |
Cập nhật ( 16/04/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com