THUYỀN TRƯỞNG TÀU KHÔNG SỐ * Đỗ Thùy Mai Ông tên Nguyễn Hữu Phước, quê ở Vĩnh Lợi Bạc Liêu, nguyên là truyền trưởng tàu 69, Tham mưu trưởng Trung đoàn 962 Hải quân Quân khu 9. Với dáng người cao dong dỏng, đôi mắt sáng giọng nói, giọng cười lúc nào cũng sang sảng âm vang nên đồng đội thường gọi vui là “anh Năm La”. Con tàu 69 đụng trận “thập tử nhất sinh” tại Vàm Lũng, Cà Mau xảy ra đã 45 năm rồi, mỗi khi nhắc lại như một câu chuyện vui, người lính già kể vanh vách, giọng sôi nổi đầy khí thế. Ông sinh năm 1932, Là con của một gia đình nghèo, cha bệnh chết vì không tiền chạy thuốc, 7 anh em trong nhà đều đi ở đợ làm thuê, đói rách, thống khổ trăm bề, sống cảnh đời của người dân mất nước lòng căm thù giặc, căm thù xã hội bất công, khiến cậu bé 16 tuổi có những suy nghĩ thật chín chắn, trốn mẹ đi theo Vệ quốc đoàn đánh Tây. Trải qua những năm tháng thử thách trong quân đội, năm 1954, ông là Trung đội phó thuộc Tiểu đoàn 406 tỉnh Long Châu Hà (nay là tỉnh An Giang), cùng đơn vị lên đường trong đoàn quân tập kết ra Bắc. Vinh dự là người lính của đoàn tàu không số Những năm trên đất Bắc, ông được học huấn luyện tại Trường Sĩ quan Hải quân, rồi được phân công về Đoàn 759 – Bộ Tư lệnh Hải quân, còn gọi là Đoàn tàu không số (tiền thân của Đoàn 125). Đơn vị chịu trách nhiệm vận tải hàng quân sự bằng đường biển. Ông nhận nhiệm vụ là thuyền trưởng con tàu 69. Tính từ năm 1962-1966 tàu 69 đã vận chuyển thành công 8 chuyến, mỗi chuyến chở trên dưới 62 tấn hàng, trong đó có 2 chuyến vào Bến Trà Vinh, 6 chuyến vào Bến Cà Mau. Trong những chuyến đi, con tàu còn đưa đón nhiều cán bộ cao cấp của Đảng ra vào Nam Bắc. Giai đoạn đầu tàu đi gần bờ, đến năm 1965, do địch phong toả các cửa biển rất ác liệt nên tàu phải đi xa bờ, thời gian vận chuyển kéo dài hơn. Chúng chia thành 3 tuyến: khu bờ từ vửa Tùng đến tận các đảo đến tận Kiên giang bằng máy bay tuần biển. Từ 50km trở vào bờ , có pháp hạm Ngụy (quân đội Sài Gòn cũ) và khu trục Hải quân Mỹ, cách bờ từ 3 đến 5km có Hải thuyền ngụy và PCF cao tốc Mỹ. Bên cạnh đó còn có ba Trạm Rada Vũng Tàu, Côn Đảo, Hòn Khoai quét chồng lên nhau, có lần tàu 69 đến gần Côn Đảo, chuẩn bị chuyển hướng vào Bến Cà Mau, thì phát hiện một khu trục hạm Mỹ có cả máy bay tuần tiễu bám theo. Lệnh của Đoàn 125, tàu phải quay trở ra và đánh lạc hướng bằng cách chạy lòng vòng sang Trận chiến lịch sử Đó là chuyến đi lần thứ 8, tàu đã giao hàng an toàn, nhưng do sự cố tàu 100 bị lộ ở Rạch Dà, Cà Mau, tàu 69 tạm thời phải “nằm im” chờ đợi tại Vàm Lũng mất 8 tháng. Đêm 30/12/1966, tàu xuất bến ra Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ, vừa ra khỏi vàm phát hiện có tàu địch neo đậu cách đó hơn 1 km, ông Phước cho tàu bí mật quay vào, địch vẫn không hay biết. Đến 19 giờ đêm sau, tàu tiếp tục trở ra, đến 21 giờ ở hướng đi la bàn 105 độ, giữa Côn Đảo và Hòn Khoai phát hiện 1 tàu địch (ta nhận định là tàu tuần tiễu của Mỹ – ngụy). Trong suốt hành trình, tàu 69 tắt đèn và tránh về bên trái mạn tàu 20 độ để địch không phát hiện, nghi ngờ, góc mạn tàu ta và tàu địch là không đổi. 15 phút sau, ta tiếp tục chuyển hướng về bên trái 20 độ, góc mạn tàu giữa ta và tàu địch vẫn không đổi. Biết là địch đã phát hiện, ông hạ lệnh cho anh em sẵn sàng chiến đấu. Lúc này tàu 69 cách đất liền 50 km, đang bị một cao tốc của địch đuổi theo. Khi khoảng cách còn 50 m, chúng dùng đèn pha chiếu thẳng vào tàu 69. Ông cho tàu ngoặt sang trái vuông góc với mục tiêu, cùng lúc đó cả hai bên đồng loạt nổ súng. Chỉ mới vài phút trước đây thôi, mặt biển còn yên ả, bây giờ biển đã ầm ầm náo động bởi những tiếng đạn pháo vang rền. Ở ngay loạt đầu, tàu địch bị tiêu diệt hoàn toàn, còn phía ta có hai đồng chí bị thương, thuỷ thủ trưởng hy sinh. Trước trận chiến cam go và khốc liệt ngay trước mắt, ông là người hiểu sâu sắc hơn hết, ngoài sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong trận đánh, người thuyền trưởng còn phải biết bảo vệ sự sống cho đồng đội. Đúng vào lúc ấy, cái khoảnh khắc phải đối đầu với tình thế hiểm nghèo, sức mạnh của ý chí đã khiến ông thật tỉnh táo, nhanh nhẹn điều khiển toàn đơn vị phải chiến đấu và phải sống. Sự diễn biến và mức ác liệt của trận đánh đã rõ, địch đông, ta ít, nếu tiếp tục ra khơi con tàu sẽ bị tiêu diệt. Ban chỉ huy tàu hội ý chớp nhoáng nhất trí cho tàu quay ngược vào bờ, đồng thời bắn hai phát pháo đỏ thật cao báo hiệu cho các chiến sĩ trong bến biết tàu 69 gặp địch đang quay vào bờ. Trong đó là cả đội hình rộng lớn của Đoàn 962 đang dõi theo bảo vệ con tàu. Đến phút này, tàu tuần tiễu của địch bắt đầu bắn pháo dù sáng để giữ mục tiêu, kêu gọi sự tiếp viện của đồng bọn. Còn chính trị viên tàu 69 đã đến từng vị trí chiến đấu, động viên từng CBCS một lòng quyết tâm đánh địch đến cùng. Vào khoảng 23 giờ 30 phút, địch tăng cường thêm 5 tàu cao tốc PCF. Chúng pha đèn tứ tung, dàn đội hình ở phía sau và hàng dọc bên mạn phải tàu 69, cố ép ta vào bãi cạn mũi Cà Mau để bắt sống hoặc dễ dàng tiêu diệt. Lúc này ta chỉ còn cách bờ 5 hải lý, vừa giữ nguyên hướng đi nhanh vào bờ vừa bắn trả tàu địch. Đến 24 giờ địch tiếp tục tăng cường 2 máy bay. Chúng thả pháo sáng rực một vùng biển, cửa Vàm Lũng hiện rõ như ban ngày. Từ trên bờ, lực lượng Đoàn 962 đang tiến công bắn trả quyết liệt vào tàu địch, yểm trợ bảo vệ cho tàu 69 tiến vào Vàm Lũng. 0 giờ 20 phút, tàu cao tốc và máy bay địch để bảo toàn mạng sống đã cao bay xa chạy. Một thời không quên Sau khi vào bến an toàn, Ban chỉ huy tàu phân công chuyển CBCS bị thương đi điều trị, chôn cất liệt sĩ, ngụy trang tàu, đồng thời cùng với Đoàn 962 tổ chức sẵn sàng chiến đấu phòng địch đổ quân càn quét. Không ngờ 6 giờ sáng đài Sài Gòn phát tin "Đêm hôm Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã diệt 1 tàu của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho Việt cộng miền Nam Việt Trận đó, ta tiêu diệt 1 cao tốc của địch, về phía ta hy sinh 1, bị thương 6, tàu 69 trúng đạn 121 lỗ thủng từ vạch mớn nước trở lên. Báo vụ Phan Hải Hồ bị thương bàn chân đã lặt lìa, anh êu cầu y tế rồi đến thuyền phó cắt đứt để khỏi vướng víu, nhưng mọi người không ai nở. giữa lúc chiến sự căn thẳng, không thể chần chừ, anh tự bò xuống bếp cầm giao chặt đứt bàn chân mình rồi tiếp tục trở về vị trí cùng đồng đội chiến đấu. Còn pháo thủ Huỳnh Năng Nữa bị đạn xuyên qua đùi, anh lấy khăn tắm bịt ngang lỗ thủng tiếp tục bắn địch cho đến khi vào bờ thì không còn đứng nổi vì mất quá nhiều máu. Sau trận chiến, Bí thư chi bộ Tăng Văn Quyến đã tuyên bố với toàn thể CBCS tại tàu quyết định chuyển Đảng chính thức cho đảng viên dự bị Phan Hải Hồ. Sau trận đó, con tàu "kẹt lại" trong rừng đước. Giặc Mỹ càng leo thang chiến tranh, chúng dùng mọi thủ đoạn, kể cả việc thường xuyên rải chất độc hoá học trong rừng hòng tận diệt mọi sự sống. Tàu 69 phải chạy tới, dời lui thay đổi chỗ trú ẩn rất nhiều lần, để bảo vệ tàu, thuỷ thủ đoàn tiếp tục hy sinh mất 3 đồng chí nữa. Cứ mỗi một người ngã xuống thì khát vọng hoà bình càng được nâng lên thành sức mạnh để người lính kiên cường hơn, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù. Bến cảng giữa lòng dân Những năm chỉ huy con tàu, mỗi lần vào Bến Cà Mau được nhìn thấy ngọn Hải đăng Hòn Khoai quét một đường sáng dài trong màn đêm thăm thẳm, lòng ông Phước luôn trào dâng một niềm vui khó tả. Sắp về đến bến rồi, con tàu sắp hoàn thành nhiệm vụ, nhưng có một lần, ông kể: "Không biết lý do gì ngọn Hải đăng không sáng. Việc xác định vị trí không chính xác, tàu đi lệch lên Vàm Hố. Lúc này trời cũng gần sáng, con tàu phải trú tạm vào một lạch nhỏ được người dân địa phương nhanh tay tiếp sức đi chặt đốn cây rừng để ngụy trang tàu". Nhờ có những “Bến cảng” kiên trung của Đoàn 962 được xây dựng vững chắc giữa lòng dân mà hàng trăm chuyến hàng của những con tàu không số ra vào bến an toàn, hàng ngàn tấn vũ khí đã chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam trong công cuộc kháng chiến đánh Mỹ. Năm 1969, ông được lệnh ra Bắc. Đến tháng 10/1974 chuẩn bị giải phóng miền Con tàu 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được phong tặng danh hiệu “Con tàu anh hùng”. Còn ông và nhiều đồng đội được tặng thưởng nhiều huân chương. Trận đánh năm xưa theo thời gian đã lùi xa, nhưng bên tai ông như vẫn còn vang vang tiếng sóng biển điệp trùng và ông vẫn như thấy hình bóng con tàu của mình đang rẽ sóng đi trong nhịp điệu hào hùng của dân tộc. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com