THUỐC VƯỜN NHÀ * Lương y Hư Đan THUỐC QUANH NHÀ CHỮA VIÊM TAI GIỮA Hỏi: Tôi bị viêm tai giữa đã lâu năm, do biến chứng sởi. Nhiều năm trước tai trái thường xuyên bị chảy mủ và gần như điếc hẳn, chủ yếu phải nghe bằng tai phải. Tôi đã sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ (do XN TƯ1 sản xuất) và 13 năm gần đây tai không còn bị chảy mủ. Hồi tháng 3 vừa qua, tôi tham gia chơi cầu lông, sau đó tai phải bị chảy mủ, sức nghe giảm, điều trị kháng sinh không khỏi. Nay tai phải vẫn chảy mủ và rất ngứa. Tôi không đi mổ được vì kinh tế khó khăn, rất bi quan, vì vậy rất mong được sự giúp đỡ, tư vấn hoặc kê cho đơn thuốc Đáp: Bệnh của chị đã lâu ngày, diễn biến cũng phức tạp, nên chị vẫn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám Đông y, để được các thầy thuốc chuẩn đoán và chữa trị một cách toàn diện. Trường hợp của chị, “Thuốc vườn nhà” không thể kê đơn thuốc cụ thể, mà chỉ có thể giới thiệu một số vị thuốc Nam quanh nhà, có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bệnh viêm tai giữa, để chị và bạn đọc quan tâm tham khảo: CHỮA VIÊM TAI GIỮA CẤP: Bài 1: Bắt một con ốc nhồi, rửa sạch, cậy miệng ra, cho vào đó một ít bột băng phiến (mua ở hiệu thuốc Đông y, không phải loại băng phiến thường đặt trong tủ quần áo để chống bọ). Từ miệng ốc sẽ tiết chất nước dính, lấy nước đó nhỏ vào tai ngày 3-5 lần, mỗi lần 2-3 giọt. Bài 2: Bắt một con chạch, giã nát, nặn thành bánh, đắp quanh tai, ngày thay thuốc một lần. Bài 3: Hái vài quả xoan, giã nhuyễn, bọc vào vải sô, nhét vào lỗ tai, ngày thay thuốc một làn. Bài 4: Mật lợn một cái, rửa sạch, lấy mật, nhỏ vào tay 2 lần, mỗi lần 3-5 giọt. CHỮA VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH: Bài 1: Bắt một con lươn, cắt đuôi cho máu chảy, nhỏ 3 giọt vào tay bị viêm, nằm nghiêng về phía tai không bị bệnh khoảng 20 phút để thuốc khỏi chảy từ tay đau ra ngoìa; mỗi ngày nhỏ 2 lần như vậy. Đây là bài thuốc đã được nhiều người đã áp dụng thấy có kết quả tốt. Bài thuốc kinh nghiệm này được ghi lại trong nhiều sách Đông y của cả Việt Bài 2: Hái lá bưởi tươi, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tay, mỗi lnầ vài giọt, nhỏ ngày 2 lần. Bài 3: Hoa lựu phơi khô, nghiền thành bột mịn, thêm chút băng phiến, nghiền thật mịn, thổi vào tai. Bài 4: Bạch truật 15g, hoài sơn (củ mài) 20g, bạch biển đậu (đậu ván trắng) 20g. Sắc bạch truật lấy nước, bỏ bã, cho củ mài và đậu ván vao nấu chín nhừ, thêm một lượng đường đỏ vào cho đủ ngọt, chế thành mòn chè ăn trong ngày. Dùng liên tục 7-8 ngày. Cá tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, khi bị viêm tai giữa. TRỨNG GÀ NGÂM GIẤM Hỏi: Tôi nghe nói dùng trứng gà tươi, có trống, ngâm với giấm gạo; sau vài ngày vỏ trắng bên ngoài sẽ tan, chỉ còn màn mỏng bọc bên ngoài. Chọc thủng màng, quấy đều, thêm chút mật ong vào uống, có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Xin cho biết có đúng hay không? Nguyễn Đình Bân, TP Hạ Long, Quảng Ninh). Đáp: Trứng gà là thức ăn và cũng là một vị thuốc quý. Các nhà dinh dưỡng coi trứng gà là “kỳ tích thiên nhiên”- một trong những thức ăn hoàn thiện nhất, mà nhân loại đã từng biết đến. Lý do: Các nhà dinh dưỡng như chất đạm (protein), chất béo, chất đường, chất khoáng và các sinh tố…trong trứng gà được “pha trộn” với tỷ lệ cực kỳ hợp lý; đó còn là một “tế bào sinh dục cái”, đồng thời là nguồn thức ăn duy nhất, cần thiết để tạo nên con gà trong 20 ngày – từ lúc thụ thai đến khi chui ra khỏi vỏ. Về mặt trị liệu, theo Đông y, trứng gà có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng tư âm nhuận táo, dưỡng huyết an thai. Dùng để bổ dưỡng, chữa ho khan khản tiếng, mắt đỏ họng đau, thai động không yên, sản hậu miệng khát, kiết lỵ, bỏng… Giấm là gia vị thông dụng và cũng được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y, giấm có chua, đắng, tính ấm. Có tác dụng tiêu thực, tán ứ, giải độc, sát trùng, chỉ huyết (cầm máu). Trong Đông y từ hơn 2000 năm trước. Theo Đông y, giấm có thể dùng riwng6, có thể sử dụng để sao tẩm hoặc phối chế với các vị thuốc khác. Trứng gà ngâm với giấm, là một dạng phối chế như vậy, và đúng là có thể để chữa được nhiều bệnh. Cách chế biến thông thường như sau: Lấy 5 quả trứng gà tươi, rửa sạch vỏ bằng cồn rồi lau kho, cho vào lọ rộng miệng đã sát trùng, đổ thêm1.000ml giấm tốt, đậy kín nút, để vào chỗ tối, ngâm trong 7 ngày đêm. Sau đó loại bỏ vỏ trứng, quấy cho nước trứng (lòng trắng và lòng đỏ) hòa tan đều với giấm là có thể dùng được. CÁCH SỬ DỤNG ĐỂ CHỮA BỆNH Chữa cao huyết áp, làm giảm mỡ máu, làm mềm thành mạch máu (chống xơ vữa) và chữa viêm loét đường tiêu hóa: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Chữa viêm da thần kinh, ngưu bì tiên (ngứa da trâu): Hàng ngày dùng bông sạch chấm nước trứng ngâm giấm bôi vào những chỗ da bị bệnh 4-5 lần, mỗi lần bôi 1-2 phút. Cần chú ý bôi thuốc đều đặn, không gián đoạn. Nói chung, sau 1-2 ngày, là chỗ da đau bị bệnh đã bung vẩy, không còn ngứa kịch liệt như trước hoặc hết ngứa hẳn. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm trên lâm sàng. Với viêm da thần kinh: 75% khỏi hẳn, 25% có chuyển biến tốt. “Ngưu bì tiên” (Ngứa da trâu) là bệnh ngoài da mãn tính, dễ tái phát, thường phát ở cổ, nếp gấp khuuỷu tay, kheo chân, trên mí mắt, vùng hội âm, bên cạnh đùi. Triệu chứng: Trên da nổi lên từng đám sần sùi, dày cộp, khô, đóng vảy, cạy tróc vụn, giống như da trâu, kèm theo ngứa từng cơn, nên gọi là “ngưu bì tiên” (ngưu bì = da trâu, tiên = ngứa). Đối với một số bệnh đường tiêu hóa, còn có thể sử dụng trứng theo một số cách khác: – Chữa dạ dày viêm, đau: Có dùng trứng theo 2 phương pháp sau: 1. Trứng đốt rượu: Dùng 20ml cồn hoặc rượu trắng cao độ đổ vào một cái bát hoặc dụng cụ chịu nhiệt, cho một quả trứng gà sống vào, châm lửa đốt cho cồn hoặc rượu cháy hết, sau đó bóc trứng ăn, sau khi đốt, thường trứng vẫn “lòng đào” (lòng đỏ còn hơi lỏng). 2. Trứng trộn gừng rán: Gừng tươi 30gam thái nhỏ, trứng gà 1 quả, đập ra, trộn đều với gừng, sau đó dùng 30 ml dầu thực vật rán chín; chia làm 3 phần ăn trong ngày. Chữa viêm ruột cấp, kiết ly: Lấy 5-10 quả trứng gà (có thể dùng trứng vịt), dùng kim nhỏ đụt một số lỗ nhỏ ở đầu quả trứng, rồi đem ngâm trong giấm 7-10 ngày. Mỗi ngày lấy một quả trứng đã ngâm giấm luộc ăn. THUỐC Hỏi: Da cháu có nhiều nốt tàn nhang, ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến cháu thấy mất tự tin và lo lắng. Cháu đã chữa bằng ô-xy già nhưng không thấy có tác dụng. Xin cho biết, có những vị thuốc nào sẵn ở quanh nhà, có thể sử dụng để chữa trị tàn nhang hay không? (Ma Thanh Hoa. Chiêm Hóa, Tuyên Quang). Đáp: Tàn nhang không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ nên coi đó là một khuyết tật nhỏ về mặt thẩm mỹ. Cháu chớ nên quá lo lắng, bi quan. Tàn nhang hay gặp ở những người có làn da trắng, mỏng mịn và có tính di truyền, tuổi càng cao các nốt tàn nhang càng thẩm màu hơn. Tàn nhang thường nổi rõ khi cơ thể gầy yếu và mờ đi khi béo khỏe. Tàn nhang còn chịu tác động của ánh nắng mặt trời: Nổi rõ về mùa hè và có thể “lặn” đi hoàn toàn về mùa đông. Vì vậy, để tàn nhang đỡ ảnh hưởng thẩm mỹ, chủ yếu cần tăng cường sức khỏe toàn thân và tránh nắng gắt. Khi cơ thể khỏe mạnh, da trẻ hồng hào và căng mượt, thì các nốt tàn nhang sẽ không còn hiện rõ. Tàn nhang rất nhạy ảm với ánh sáng mặt trời, dưới tác động của tia cực tím những nốt tàn nhang sẽ trở nên sẫm mầu, vì vậy khi ra nắng cần đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay để tránh nắng. Để làm giảm tàn nhang, cháu có thể sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn ở quanh nhà dưới đây: 1. Dùng hạt bìm bìm 100g (có thể tự đi hái hoặc mua ở cửa hàng Đông dược), đem khô hoặc sấy khô, tán thành bột mịn. Hàng ngày lấy lòng trắng 1 quả trứng gà tươi, trôn đều với 1 thìa cà phê bột hạt bìm bìm, bôi vào nơi bị tàn nhang, liên tục trong nhiều ngày, các nốt tàn nhang sẽ nhạt đi dần dần. 2. Dùng lá mướp đắng, lá mướp hương – các thứ lá liều lượng bằng nhau, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, thêm một lượng mật ong thích hợp và quấy đều để chế thành một thứ “cao” lỏng, cho vào lọ nút kín dùng dần. Hàng ngày, tối trước khi đi ngủ dùng thứ “kem” này bôi lên chỗ da bị tàn nhang, liên tục trong nhiều ngày sẽ có kiến hiệu. 3. Hàng ngày dùng 50-100g ích mẫu (cây ích mẫu mọc hoang khắp nước ta), sắc lấy nước, lọc bỏ bã; dùng nước này rửa mặt, lâu ngày da sẽ sáng đẹp, các nốt tàn nhang và vết nám cũng sẽ nhạt dần. 4. Dùng Bạch truật 200g (có thể mua ở các cửa hàng Đông dược), giấm tốt 50ml. Chế biến: Bạch truật thái thành lác mỏng, cho vào bình ngâm với giấm trong nữa tháng. Muốn nhanh, có thể tán bạch truật thành một rồi ngâm trong giấm, hàng ngày lắc bình ngâm 1-2 lần, sau 7 ngày có thể dùng được. Cách dùng: Tối trước khi đi ngủ dùng bông thấm dung dịch giấm bôi lên chỗ da bị tàn nhang vài ba lần (khô lại bôi tiếp). Bôi liên tục trong nhiều ngày các nốt tàn nhang sẽ nhạt dần dần, có thể biến mất. |
Cập nhật ( 16/04/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com