THUỐC TRỊ NGỨA DA * DS. Huỳnh Văn Nhiệm Ngứa là một cảm giác thường gặp ở ngoài da hay niêm mạc, mà cách làm giảm ngứa đầu tiên thường là… gãi. Thế nhưng nếu chứng ngứa vẫn tiếp tục, thì gãi hoài ắt sẽ làm sướt da chảy máu, gây nhiễm trùng nguy hiểm. vả lại, việc “gảy đờn” thường xuyên trước mặt bàn dân thiên hạ hẵn là điều vạn bất đắc dĩ!. Vậy nhiều khi ta phải cần đến thuốc trị ngứa. Thuốc trị ngứa có nhiều loại: Thông dụng nhất hiện nay là các thuốc chống dị ứng, hoặc còn gọi là thuốc kháng histamin H1, có tác dụng trên một số trường hợp ngứa da như mề đay, viêm da hay chàm (eczema) do dị ứng, ngứa da do tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay do côn trùng cắn, chích… Các thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc viên hay thuốc nước, xirô để uống hoặc chích, dùng cho các trường hợp ngứa da hay viêm mạc (ngứa hậu môn, sinh dục), nổi mề đay toàn thân, hay tái phát, hoặc dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi da để dùng cho các trường hợp ngứa da khu trú. Những thuốc này có loại tác dụng ngắn, ngoài tác dụng trị ngứa, chống dị ứng, phù nề, còn có tác dụng làm dịu ho, an thần, gây ngủ, như: Prometzin (Phenergan, Prometan, Pipolphen), Chlorpheniramin (Allerfort, Pheniram. Chlor-A-Tab), Dexchlorpheniramin (Polaramin), Cyproheptadin (Pertol, Periactin) Những thuốc này mỗi ngày dùng từ 3-4 lần. Nếu dùng dưới dạng thuốc uống hay thuốc chích, cần chú ý đến tác dụng gây ngủ gà ngủ gật của thuốc, nên phải cẩn thận khi dùng cho những người cần sự tỉnh táo để làm việc, như lái xe, vận hành máy móc… Và không nên dùng chung với rượu hoặc các thuốc an thần, gây ngủ khác. Loại thuốc trị ngứa có tác dụng mạnh kéo dài nhưng ít gây buồn ngủ như: Astemizole (Acenal, Hismanal, Histalog), Dimêthindn (Fenistil), Acrivasstine (Semprex). Những thuốc này chỉ cần dùng mỗi ngày một hoặc 2 lần. Điều cần lưu ý là các thuốc loại này có thể gây loạn hịp tim và những biến chứng ở tim nguy hiểm chết người nếu dùng chung với các thuốc kháng sinh Erythrromycin, Josamycin, hoặc các thuốc kháng nấm như: ketoconazol (Nizoral, Katazol, Antanazol), itraconazol (Sporal, Sporanox), miconazol (Daktarin), dưới dạng thuốc uống. Các tác dụng phụ thường thấy của các thuốc kháng histamin H1 là có thể gây khô miệng, bí tiểu, chóng mặt, nhức đầu, đôi khi nổi mẫn trên da… ngoài ra, các thuốc kháng sinh histamin nói chung không được dùng cho phụ nữ mang thai. Cũng không dùng các thuốc dạng kem để bôi lên vết thương hoặc vùng da rỉ nước. Một loại thuốc khác hay dùng để trị một số chứng ngứa ngoài da là các thuốc có chứa chất corticoid bôi da như Cortibion, Corticine, Orticrème, Dermofa, Neoderm, Trangala, Synalar, Flucinar,… có tác dụng trên một số trường hợp chàm hay viêm da do tiếp xúc, nhưng không dùng được cho các trường hợp khác như mụn trứng cá đỏ, bệnh da do siêu vi hay vi nấm, vì corticoid có thể làm cho các chứng bệnh này nặng thêm (Xem YHCMN số 14). Trên thị trường hiện nay còn có loại thuốc trị ngứa từ chất crotamiton (Eurax) dưới dạng kem hay thuốc nước bôi da. Thuốc này có tác dụng điều trị chứng ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả ghẻ ngứa, chí rận. Nhưng hạn chế dùng thuốc này cho trẻ em dưới hai tuổi. Nói chung, các thuốc trị ngứa da thông thường chỉ là thuốc trị triệu chứng chứ không trị được hết nguyên nhân gây bệnh. Mà ngứa là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân. Như vậy, muốn trị dứt chứng ngứa, cần phải tìm hiểu và loại trừ các nguyên nhân gây ngứa, như các chất xà phòng, thuốc giặt, thuốc tẩy, cao su, hoá chất, thực phẩm, mỹ phẩm hay dược phẩm gây dị ứng; ký sinh trung hay côn trùng như giun sán, cái ghẻ, chí rận, muỗi, rệp. Ngứa cũng có thể do những nguyên nhân khác như bệnh cường giáp, tiểu đường, nghẽn mật, các bệnh về máu, các bệnh do rối loạn nội tiết, hay do nguyên nhân thần kinh, tâm thần… Các nguyên nhân này thường gây ngứa dai dẳng mà các thuốc trị ngứa trên đây không có hoặc ít có tác dụng. Vả lại, không thể dùng thường xuyên, lâu dàic các thuốc trị dị ứng nói trên, vì sẽ gây nhiều tác dụng phụ có hại. |
Cập nhật ( 06/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com