Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Thử tìm hiểu nguồn gốc địa danh “Thị Xã Chí Linh” ngày nay ?

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Thử tìm hiểu nguồn gốc địa danh "Thị Xã Chí Linh" ngày nay ?

* Đỗ Đình Tuân 

Lần theo sử sách thì địa danh Chí Linh được ghi chép đầu tiên là vào thế kỷ XIII trong "Đại Việt sử ký toàn thư". Lúc đó Chí Linh vốn chỉ là một vùng đất bãi và được gọi là châu Chí Linh. Châu Chí Linh là đất riêng của quan Trần Phó Duyệt, thân phụ Trần Khánh Dư. Đó là lý do khiến khi Trần Khánh Dư "mắc khuyết điểm" và bị "thi hành kỷ luật" cách tuột hết chức tước và tịch thu toàn bộ tài sản, ông chỉ còn cách trở về mảnh đất cha ông này làm phó thường dân và hành nghề kiếm củi đốt than.

Đời sau có người làm thơ tái hiện cảnh đời đó của ông:

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn 

Hỏi rằng chi đó gởi rằng than 

Đói no miễn được đồng tiền tốt 

Nhiều ít nài chi gốc củi tàn 

Cũng muốn lửa hương cho trọn kiếp 

Thử xem vàng đá có bền gan 

Rắp mong muốn bỏ nghề nhem nhuốc 

Lại sợ ngoài kia lắm kẻ hàn.

Mãi đến trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai (1285), khi vua Trần về dự hội nghị Bình Than thì vua tôi mới có cuộc gặp lại khá cảm động. Đại Việt sử ký toàn thư chép đoạn ấy rằng: "Khi ấy thuyền của vua đỗ ở bến Bình Than. Nước triều xuống, gió thổi mạnh, có một chiếc thuyền lớn chở than gỗ, người lái thuyền đội nón lá, mặc áo ngắn, vua chỉ và bảo quan thị thần rằng: "Người kia có phải là Nhân Huệ vương không?". Lập tức cho người cưỡi thuyền nhỏ đuổi theo, đến cửa Đại Than thì kịp. Quân hiệu gọi rằng: "Ông lái kia, vua cho đòi nhà ngươi". Khánh Dư nói: "Ông già là người buôn bán, có việc gì mà gọi đến?". Quân hiệu về tâu thực như thế. Vua nói: "Đúng là Nhân Huệ vương rồi, nếu là người thường tất không dám nói thế". Vua lại sai nội thị đi gọi. Khánh Dư đến nơi, mặc áo ngắn, đội nón lá. Vua nói: "Nam nhi cực khổ đến thế là cùng" Xuống chiếu tha tội. Khánh Dư lên thuyền lạy tạ. Vua ban cho áo ngự, thứ vị ngồi ở dưới các vương hầu, trên các công hầu. Cùng bàn việc công, nhiều câu đúng ý vua. Đến đây, tháng 10, lại cho Khánh Dư làm phó tướng quân".

Châu Chí Linh chính là vùng đất của tổng Cổ Châu sau này. Cổ Châu chắc chỉ có nghĩa là vùng đất bãi cổ. Tại đây cũng còn một làng mang tên gọi là làng Chí Linh. Như vậy là ở thời Trần mới có tên châu Chí Linh thuộc huyện Bàng Hà (vùng đất bên ngoài hệ thống sông so với kinh đô Thăng Long).

Đến thời nhà Minh đô hộ nước ta, năm 1418 mới cho xây dựng trên núi Phao Sơn một thành lớn. Có lẽ vì thành xây trên vùng đất của châu Chí Linh nên mới gọi là thành Chí Linh. Trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi thành Chí Linh còn được gọi là thành Đại Than. (Đại Than ở đây chỉ có nghĩa là bãi lớn ven sông). Thành Chí Linh vừa là một căn cứ quân sự nhưng đồng thời cũng là một trung tâm hành chính của vùng. Có lẽ từ chức năng hành chính của thành này mà Chí Linh trở thành tên huyện Chí Linh chăng?

Đến những đời sau khi tên huyện Chí Linh đã được chính thức hóa thì người ta lại chỉ gọi thành Chí Linh xưa là "thành Phao" thôi:

Ai đưa tôi đến chốn này 

Bên kia Phả Lại, bên này thành Phao.

 

Có một điều lạ mà cũng khá thú vị là Phả Lại vốn chỉ là tên của trái núi bên kia sông thuộc huyện Quế Dương tỉnh Bắc Ninh. Thế mà không biết từ bao giờ nó nhảy tót qua sông vồ gọn và nuốt sống Thành Phao để trở thành thị trấn Phả Lại. Những cái tên thành Chí Linh, thành Phao rồi Phao Sơn chỉ còn lại trong ký ức và trong sử sách. Riêng tên Chí Linh thì từ tên một châu: châu Chí Linh, tương đương với tổng Cổ Châu sau này mà theo Đồng Khánh dư địa chí lược thì gồm 9 xã: Cổ Châu; Nam Gián; Phao Sơn; Phao Tân; Lý Dương. Tu Linh; Chí Linh; Đáp Khê và.Linh Giàng. Theo cách gọi ngày xưa thường lấy tên một xã (tức làng) làm đại diện để gọi tên một tổng. Chẳng hạn Tổng Cổ Châu thì lấy xã Cổ châu gọi đại diện. Tổng Kiệt Đặc thì lấy tên xã Kiệt Đặc làm đại diện…Như vậy tên một làng mà thành tên một tổng là chuyện rất bình thường, không có gì đặc biệt

Riêng tên Châu Chí Linh, trải quá trình lịch sử, lại phát triển theo cả hai hướng. Khi co lại nó trở về với tên làng gốc cổ, và khi mở ra nó thành tên một thành, rồi thành tên một huyện. Hiện nay thì nó đã trở thành thị xã Chí Linh. Có nhiều khả năng trong tương lai gần nó sẽ trở thành tên của một thành phố. Chí Linh quả là một tên "rất thiêng" dồi dào sức sống và giầu tiềm năng phát triển .

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Vai trò của nữ tu Phật giáo trong thời Bắc thuộc

Việt Nam có 2 tượng Phật dài nhất châu Á

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghịch nghĩa – Phép tu từ (TS Nguyễn Thế Truyền)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khái lược về kiến trúc của chùa Nam tông (Nguyễn Trung Hiếu)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 4
  • 471
  • 2.124
  • 193.776

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học