THƯ THẢ CHÌA KHÓA CỦA NGHỆ THUẬT SỐNG * Huỳnh Thị Hoa Kỳ Trong lúc cố gắng chạy theo cuộc sống hối hả, chúng ta đã quên một điều quan trọng là cơ thể chúng ta không chịu uốn mình theo nhịp sống mới. Để có cuộc sống hài hòa, trọn vẹn và thoải mái, cách tốt nhất là chúng ta nên tuân thủ theo nhịp sinh học của cơ thể. Vào thế kỷ 18, sau một thời gian dài sống thư thả, phù hợp với tự nhiên, cuộc sống nhân loại bắt đầu bị xáo trộn. Cuộc cách mạng công nghiệp buộc cơ thể con người phải theo nhịp sống mới và qui kết sự thư thả sẽ làm chậm bước phát triển của xã hội. Người ta đã quên rằng con người không thể chạy nhanh hơn nhịp sinh học của cơ thể. Để có tình bạn tốt đẹp, tình yêu bền vững, đòi hỏi phải có thời gian. Các nhà giới tính học khẳng định răng sự thư thả là yếu tố quyết định hạnh phúc lứa đôi. Hãy khởi sự bằng khúc dạo đầu. Hai mươi phút đầu tiên rất cần thiết để chuẩn bị giai điệu hòa nhập cho giai điệu tiếp theo. Thời gian trung bình để đạt được khoái cảm ở người nam và người nữ là không đều nhau. “Sự bất lực, xuất tinh sớm ở nam giới, đau đớn trong giao hợp và lãnh cảm ở nữ giới một phần là do người nam quá nóng vội”, Noella Jarrousse, nhà giới tính học, nêu rõ. Đối với người nữ, khúc dạo đầu thư thả là nền tảng trong quan hệ tình dục”. Sự vuốt ve, âu yếm chậm rãi, nhịp nhàng sẽ gíp bộ não tiết ra một số chất cần thiết như bêta-endorphine, ocytocine,… Bêta-endorphine là phân tử báo hiệu trạng thái khoái cảm và “bật đèn xanh” cho giai đoạn kế tiếp. Ocytocine là loại hormone gíp cho việc sinh nở được dễ dàng. Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng ngoài tác dụng trên, ocytocne còn tạo sự hưng phấn, kíhc thích tính dục. Nhiều sách cổ phương Đông nghiên cứu tính dục đều khẳng định rằng sự thư thả là chìa khóa dẫn đến khoái cảm. Ra đời cách đây 2.000 năm ở Ấn Độ và được phát hiện lại vào thập niên 1960, thuyết Tân quy là một triết lý sống dựa trên sự thức tỉnh của cảm giác. “Người thực hành thuyết này đòi hỏi phải khéo léo, tinh tế về thể chất và chín chắn về tâm lý”, Pierre Feuga, chuyên gia về triết học Ấn Độ, nói – “Họ phải tập trung tư tửơng, tự kiềm chế bằng cách làm chủ hơi thở, tư tưởng và sự ham muốn”. Nghệ thuật ăn uống cũng đòi hỏi phải chậm rãi nếu chúng ta muốn tận hưởng hương vị món ăn. Nhiều phân tích tỉ mỉ cho thấy ăn uống là cả một quá trình phức tạp chứ không đơn giản như ta nghĩ. “Ăn uống là một chuỗi động tác dây chuyền. Trước tiên, cơ quan thụ cảm của vòm miệng, vị giác, khứu giác, xúc giác, cảm giác nhiệt…được báo động. Tiếp theo, các cảm giác trên được chuyển lên não và tạo ra sự sảng khoái”, nhà sinh học Robert Nègre giải thích. Cho nên mọi sự vội vã rtong bữa ăn sẽ làm giảm đi đáng kể sự ngon miệng. Nhưng ngoài sự ngon miệng, ăn uống còn góp phần hình thành phong cách của từng cá nhân trong đời sống xã hội. Thức ăn lưu lại trong miệng càng lâu bao nhiêu thì sự cảm nhận mùi vị càng mạnh bấy nhiêu. Dấu ấn mà nó in đậm trong ký ức cho phép chúng ta nhận biết và thưởng thức món ăn trọn vẹn hơn. Đến thăm nước Pháp, du khách ngoại quốc rất ngạc nhiên khi thấy dân Pháp ngồi hàng giờ quanh bàn ăn. Họ vừa ăn vừa vui vẻ trò chuyện với người thân trong gia đình và bạn bè… Chính sự từ tốn, thư thả trong bữa ăn giúp họ có được niềm vui thú ấy. Triết gia Gilles Lipovetski kết luận: “Trong đời sống cảm xúc, chúng ta không thể đi nhanh hơn âm nhạc. Chúng ta cần có thời gian để hình thành và củng cố mối quan hệ giữa người với người, để thông cảm và hiểu nhau trong tình bằng hữu bất vụ lợi”. |
Cập nhật ( 09/07/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com