Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Thủ đoạn của 8 loại tiểu nhân nên tránh xa theo lời cổ nhân dạy

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Thủ đoạn của 8 loại tiểu nhân nên tránh xa theo lời cổ nhân dạy

*HL (T/h)

Gặp gỡ nhìn nhận được quý nhân đã khó, nhận diện được kẻ tiểu nhân lại càng khó hơn. Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói: “Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết. “Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh co như vậy.

 

Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Cổ nhân đã đúc rút 8 loại tiểu nhân nên cẩn trọng.

Kẻ gây chuyện thị phi

Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to, biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh.


Kẻ đặt điều

Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị mê hoặc.

Cáo mượn oai hổ

Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường tranh thủ lãnh đạo, nhìn nét mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý nắm bắt từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để áp chế người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.

Gió chiều nào che chiều ấy

Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính cống là loại “rồng đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức, nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và nắm bắt tâm tư của người khác, luôn luôn để ý đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả theo cái có lợi.

Kẻ qua cầu rút ván

Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hy sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.


Kẻ mượn gió bẻ măng

Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng. Hơn nữa chớp được thời cơ, chúng còn có thể biến hành động không chính đáng thành hành động chính đáng và hành động “quang minh chính đại”. Ngược lại, hành vi của bọn tiểu nhân rất bị người ra nhận ra. Nhưng chúng luôn biến hoá. Nếu thấy sức mạnh của đối phương thật quá lớn, thì chúng tạm thời che dấu bộ mặt thật của mình. Nếu thấy đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi chúng thừa cơ tấn công ngay.

Kẻ khiêu khích ly gián

Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.

Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.

Kẻ đạo đức giả

Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là:

– Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.

– Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để được đối phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và giết thịt.

– Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.

Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà phải kiên quyết.

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

VĂN HÓA NGÔN NGỮ VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Ý nghĩa của sự cầu nguyện

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 565
  • 1.744
  • 200.279

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học