Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Thiết lập mô hình sinh hoạt tu học (ĐĐ Thích Huệ Phổ)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

THIẾT LẬP MÔ HÌNH SINH HOẠT TU HỌC VÀ GIẢI TRÍ CỦA THANH THIẾU NHI PHẬT TỬ TẠI CÁC TỰ VIỆN                                 

* ĐĐ Thích Huệ Phổ

Kể từ khi Ban Hướng Dẫn Phật Tử (BHDPT) Trung Ương ra quyết định số 464 về việc ban hành nội quy hoạt động BHDPT nhiệm kỳ VI (2007- 2012), gồm 06 chương 15 điều đã được Hội nghị Ban Thường Trực Hội đồng Trị sự thông qua vào ngày 22 tháng 08 năm 2008 thì phân ban hướng dẫn cư sĩ Phật tử chúng ta có tất cả 7 tiểu ban chuyên trách cùng sinh hoạt. Chúng tôi cho rằng tiểu ban thứ nhất Thanh thiếu nhi Phật tử gồm đối tượng là các em chưa tham gia sinh hoạt GĐPT là rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất vì thế mạnh của tiểu ban này chính là tính phổ biến, phổ biến cho tất cả các tiểu ban còn lại. Thứ nữa là sức trẻ, tương lai không xa chúng chính là đội ngũ kế thừa, nếu xuất gia sẽ trở thành những Tăng Ni trẻ nòng cốt cho Giáo hội. Còn như tại gia thì cũng là những hộ pháp trung kiên đắc lực cho Phật giáo nói chung, cho các tự viện nói riêng.

Chính tầm quan trọng này, mỗi tự viện chúng ta nên thật sự quan tâm, phải có ít nhất một mô hình dành cho giới trẻ, có chương trình sinh hoạt cụ thể. Thiết nghĩ, để phát triển mô hình sinh hoạt tu học và giải trí cho Thanh thiếu nhi Phật tử tại các tự viện, chúng ta cần phải có một số yếu tố sau đây:

1/ Sự quyết tâm của người lãnh đạo cơ sở thờ tự Phật giáo. Dù đó là tự viện hay niệm Phật đường, đó là Tịnh xá hay Tịnh thất, cách xưng hô người đứng đầu các cơ sở này có thể đó là Trụ trì hay Viện chủ, cũng có thể là Ban hộ tự với những ngôi tự viện chưa có trụ trì. Tuy cách xưng hô có khác nhưng sự quyết tâm của các vị lãnh đạo cơ sở nói chung này được xem như là yếu tố quyết định cho sự tồn tài hay không tồn tại mô hình Thanh thiếu niên trong lòng cơ sở. Chúng ta biết, Thanh thiếu niên Phật tử chính là các em tuổi đời đôi mươi, tâm sinh lý chưa ổn định, tánh tình bồng bột ngây thơ, có nhiều em quá hiếu động trở thành gánh nặng cho người lãnh đạo cơ sở. Chúng có thể nghịch ngợm phá phách, làm náo động cửa thiền môn nghiêm tịnh. Không chỉ có thế, vị lãnh đạo cơ sở khi đã yêu trẻ, còn phải có trách nhiệm cưu mang các chương trình hoạt động của chúng tại cơ sở của mình. Bởi lẽ, đại đa số trong chúng chỉ là những học sinh, sinh viên, các bé ở gần cơ sở, không phải là những người thành đạt, tự hái ra tiền cho nên các vị lãnh đạo cơ sở đã yêu trẻ, có quyết tâm thì không chỉ chịu cực mà còn chịu khó chắt chiu tiền nông cho sinh hoạt của chúng.

2/  Tổ chức chương trình tu học. Có quyết tâm rồi, người lãnh đạo cơ sở cần phải thiết kế một mô hình tu học cụ thể, đó có thể là một đạo tràng, cũng có thể là lớp giáo lý hoặc câu lạc bộ mang tên gì đó chẳng hạn với thời khóa biểu niêm yết ngày giờ quy định rõ ràng; rồi phải có nội quy, kỷ luật và khen thưởng hẳn hoi. Một yếu tố khác rất quan trọng là thành phần giáo thọ, có nhiều chùa có giáo thọ nội tự thì quá tốt, nhưng cũng có những chùa Quý trụ trì chỉ đảm trách được phần tổ chức, các việc còn lại toàn nhờ trợ giúp. Việc thỉnh giảng xem đơn giảng nhưng kỳ thật không giảng đơn chút nào. Có hai hướng xảy ra cho việc thỉnh giảng, một là đăng ký thỉnh giảng theo hợp đồng dài hạn, hai là thỉnh giảng theo cách luân phiên. Theo cách luân phiên có mặt tích cực là phong phú nội dung vì mỗi vị giảng sư có sở trường và tâm đắc khác nhau. Xong, sở đoản của cách làm này là khó tạo thành một giáo trình lô gíc và khoa học được, đôi khi bài giảng bị trùng lắp nhau là chuện thường tình. Hướng hợp đồng dài hạn là thích hợp cho lớp giáo lý mang tính chuyên nghiệp đối với Thanh thiếu niên nhất vì ở đó có giáo trình, bài vở, có kiểm tra đánh giá và học viên là đối tượng trẻ, tiếp thu tốt, thuộc bài nhanh, thích nhìn thấy kết quả liền, càng thích hơn là được nghe những lời khen hay một phần quà nho nhỏ khích lệ.

3/ Kết nối liên ngành. Ngành giáo dục và đào tạo nào cũng vậy dù là đời hay đạo đều phải có tính liên ngành, nhất quán từ Trung ương đến địa phương, từ nơi tổ chương trình đến nơi thực hiện chương trình. Thì chương trình cho Thanh thiếu niên ta cũng thế, chủ các cơ sở thờ tự Phật giáo hay những người thực hiện chương trình mang tính địa phương phải nên nắm bắt tình hình nhanh, triển khai kế hoạch đồng bộ. Động thái hô ứng này mang hiệu ứng kích thích rất lớn đồng thời cũng tránh được cái nhìn về một chương trình cô lẻ, cụt bộ dễ bị nhàm chán, bảo hòa. Ngoài ra, sự liên ngành chặt chẽ cũng tránh được tình trạng mà ta quen gọi là “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” gây hoang mang và nhiều lãng phí. Bên cạnh đó, cũng khắc phục được hiện tượng bật công tắc rồi mà đèn không cháy, nghĩa là chỉ đạo của Trung ương ban hành đã lâu mà địa phương thì trông đỏ mắt, đôi khi nóng lòng viết kiến nghị lên thì mới vở lẻ….mình tụt hậu lâu rồi. Sự liên ngành còn mang tính vượt trội ở chỗ, thông qua đó ta đánh giá được trình độ của nhau, học tập lẫn nhau hay phát hiện được những nhân tố tiềm năng, nâng cấp những thành viên sơ cơ hay quá tuổi nhưng có tâm huyết phục vụ cộng đồng.

4/ Chương trình văn nghệ và trò chơi. Bên cạnh những đầu tư về giáo lý, người lãnh đạo chương trình cơ sở còn cần phải quan tâm đến chương trình văn nghệ và trò chơi. Việc quan tâm này nếu được đầu tư đúng mức sẽ đạt được hiệu quả rất cao, không phải đơn thuần là giải trí. Lục tổ xưa cũng từng nói: “ Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” nghĩa là Phật pháp ở ngay nơi thế gian này, không nhất thiết phải lìa thế gian mới được giác ngộ. Có nhiều người đến với Phật giáo thông qua con đường văn nghệ, cũng từ sự ưa thích này đã tạo nguồn cảm hứng đưa những nghệ sĩ chuyên nghiệp tìm đến suối nguồn đạo lý Phật giáo, họ những mong tìm được hương thơm làm chất liệu cho những ca từ mang chất liệu tuệ giác và tình thương, tạo luồn gió mát cho cuộc sống vốn dĩ khô cằn và gay gắt.         

Thanh thiếu niên Phật tử không phải là người xuất gia ly dục cho nên chúng ta không những không có thái độ khó chịu mà phải cật lực cổ súy cho chương trình này bằng khả năng hiện có của mình với nhiều việc làm cụ thể như Quý Thầy Chùa Hoằng Pháp, chùa Phật Quang hay một số chùa khác cũng đã từng thành công trong việc thiết kế những chương trình văn nghệ thật đặc sắc mang đậm nội dung đạo đức-văn hóa Phật giáo theo từng lễ tiết như KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN, VU LAN BÁO HIẾU…, làm nên những chiếc đĩa phổ biến cho nhiều người cùng thưởng thức; đưa vào trang web những bài ca chọn lọc, với những nghệ sĩ đạt chuẩn, được nhiều người ái mộ.         

Nhu cầu về âm nhạc cân nặng bao nhiêu thì nhu cầu về trò chơi cũng như thế. Tụi nó có khi chơi quên cả giờ đi học là chuyện thường, mà quên cả ăn mới là chuyện đáng nói. Ngày nay, nhiều Thầy cô trong clup Hoằng Pháp trẻ đã làm rất tốt điều này. Nhiều lần tham gia hội trại người viết được tận mắt chứng kiến, Quý Thầy Cô ấy không chỉ biết điều khiển mà còn đích thân tham gia, hướng dẫn. Với nguồn kiến thức đạo lý sẳn có, chư vị đã nhào nặn thành những sản phẩm vui nhộn, hấp dẫn, kích thích và thu hút bọn trẻ lạ thường.         

Nói tóm phần này, người viết chỉ mong các loại giải trí như vừa nêu hay tương tự chỉ là phương tiện để qua độ tuổi mà chúng ta gọi là Thanh thiếu niên hiếu động, để rồi lớn tuổi những con người ấy ngồi ngẫm lại bật cười với những kỷ niệm đẹp bên mái chùa thân thương thời thơ ấu. Còn với chư vị xuất gia chỉ xem đó là phương tiện mà không phải là cứu cánh để rồi lãng phí nhiều thời gian tâm huyết, quên đi chí nguyện, xem thường oai nghi tế hạnh; tệ hại hơn là trở thanh đam mê thõa mãn.

5/ Trong bước chân đều có hơi thở gấp. Bước chân đều không có nghĩa bắt buộc là bước chậm mà cũng không hẳn hoàn toàn nhanh, nhưng dù nhanh hay chậm có khi ta cũng nên thở nhanh, thở gấp. Việc tu học của tuổi teen cũng vậy, người lãnh đạo thỉnh thoảng cũng thiết kế chương trình mang tính đột biến. Chẳng hạn lâu lâu mời thêm một vài giáo thọ khác đến dự giờ lớp học, tổ chức giao lưu với các học viện chùa kế bên, tạo điều kiện cho các em mở mắt bằng những mô hình lớn cấp tỉnh, cấp Trung ương, nhập cuộc với những mô hình mang tính xã hội: Tiếp sức mùa thi… Chính sự vấn thân cọ sát, so sánh này sẽ gây tâm lý “ganh tỵ đạo đức”, chúng nó phải phấn đấu không để thua các bạn, không còn cách nào khác ngoài nổ lực tự thân, làm nhiều việc thiện để chứng tỏ mình.         

Bằng kinh nghiệm bản thân, chúng tôi nhiều lần cho các học trò mình làm việc đó. Khi về, chúng học được rất nhiều điều hay, quen được thật nhiều bạn,…gần như tất cả diễn biến mà chúng tiếp xúc đều lưu lại một cách trọn vẹn nơi tâm hồn ngây thơ trong trắng của chúng, tất cả đều là những đề tài vô cùng thú vị, kể mãi chẳng biết chán chút nào, từ việc chúng bị phạt trong một trò chơi, hay quên bài một cách ngớ ngẫn lúc kiểm tra miệng, rồi những lần vô tình vào khu vực cấm bị bảo vệ mời ra…         

Đã đi tới thì có lúc phải nhìn lui, người làm công tác với trẻ đôi khi phải chịu mang tai tiếng vì những trò nghịch của tuổi thơ, bị thiên hạ cằn nhằn rằng làm chuyện không đâu với con nít. Có nhiều lần hứng chí hứa hẹn với đàn con thân yêu, sư phụ phải cháy tuối tiền thậm chí mượn nợ vì phải trả món nợ đại từ và nhiều đình đám khác nữa. Hành giả vấn thân của Ban hướng dẫn Phật tử phải nhìn được dưới cặp mắt vô ngã vị tha, đó là bố thí, là trì giới, là nhẫn nhục …và đi đến Ba la mật thì mới mong “độ nhất thiết khổ ách” cho mình và người hay tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.         

Như trên là năm yếu tố mà người viết muốn trình bày lên Hội nghị chỉ mang tính tham khảo là chính vì mỗi quê mỗi cảnh, đôi khi không cần lý thuyết gồm rà như thế nhưng trong vô tình nhiều vị đã đi đúng đường và từng làm nên những kỳ tích hy hữu cho Phật giáo. Thứ nữa, đó cũng là nỗi trăn trở bấy lâu, xin phép được bày tỏ xem như một chút lòng thành, sự quan tâm ưu ái đối với Ban hướng dẫn Phật tử nói chung, riêng Tiểu ban Thanh thiếu niên nói riêng. Cuối cùng, đây cũng chính là những gì mà người viết tâm đắc, cảm nhận được, hệ thống lại trong quá trình công tác của mình, rất mong được chư vị cao minh chỉ giáo thêm.

Cập nhật ( 18/07/2011 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Vai trò hoằng pháp viên (Thích Nữ Thanh Vân)

Ý nghĩa của việc thọ trì ngũ giới (HT Thích Thiện Hoa)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 6
  • 2.501
  • 3.318
  • 187.820

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học