THIỀN SƯ BỐ ĐẠI CHỈ NGÓN TAY VÀO MẶT TRĂNG * Nguyễn Văn Tiến dịch Sư Cô Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng (Huineng), "Con đã nghiên cứu Kinh Đại Bát Niết Bàn trong nhiều năm, tuy nhiên, có nhiều lãnh vực con vẫn chưa hiểu hoàn toàn. Xin Thầy hãy soi sáng cho con." Lục Tổ trả lời, "Thầy không biết đọc chữ. Con hãy đọc bài kinh đó cho Thầy nghe, và nếu may mắn, Thầy có thể giải thích ý nghĩa bài kinh cho con hiểu." Sư cô trả lời, "Thầy còn không biết đánh vần, thế thì, Thầy làm sao hiểu được ý nghĩa của bài kinh?"
"Sự thật không liên hệ gì đến các từ ngữ. Sự thật giống như là mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời. Trong trường hợp nầy, các từ ngữ được xem như là ngón tay. Ngón tay có thể chỉ vào vị trí của mặt trăng. Tuy nhiên, ngón tay không phải là mặt trăng. Khi con muốn nhìn thấy mặt trăng, con cần phải nhìn xa hơn là ngón tay, có đúng không?" Điểm quan trọng ở đây là mặt trăng thì không phải là ngón-tay chỉ-mặt-trăng. Ở mức độ sâu sắc hơn, điều nầy có nghĩa gì? Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta áp dụng điều nầy như thế nào? Để có ích lợi, chúng ta nên hiểu điều nầy có ý nghĩa như thế nào? Thiền Sư Bố Đại (Hotei), còn gọi là ông Phật Cười, ngài chỉ ngón tay vào mặt trăng, là nhà sư sống trong Triều Đại Nhà Hậu Lương (Liang, 907-923 AD) của Trung Quốc. Thiền Sư Bố Đại có gương mặt vui vẻ và bụng bự, tượng trưng cho niềm hạnh phúc và sự an lạc. KHÔNG CÓ Ý NGHĨA GÌ CẢ KHI CHÚNG TA GIẢI THÍCH VỀ NGÓN TAY: … Eckhart Tolle nói rằng, chúng ta có khuynh hướng giải thích về các ngón tay, mà chúng ta không tự nhận biết. Khi chúng ta thảo luận về một điều gì đó, trong một buổi tranh luận về triết lý, dù cho điều nầy tốt hoặc là không tốt cho chúng ta, (nên nhớ rằng) chúng ta đang thảo luận về sự hợp lý của các mô hình và các khái niệm. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đi trực tiếp đến nơi đó, để sống và có kinh nghiệm qua các cảm nhận trực tiếp. Trong sự hiểu biết về tâm linh, điều nầy cũng như thế. Tâm-linh là sự hiểu biết qua kinh nghiệm, và đây chính là sự thật. Vì vậy, theo ý nghĩa đó, bài viết nầy là ngón tay chỉ mặt trăng (chứ không phải là mặt trăng). Mục đích của từ ngữ là chỉ về phía mặt trăng. Do đó, khi chúng ta đang ngồi chỉ tay, hoặc là thảo luận về các ngón tay, chúng ta không có cảm nhận. Kinh nghiệm về một điều gì có nghĩa là kết nối với điều nầy, cảm nhận với điều nầy, mà chúng ta không cần đặt tên, và không cần dán nhãn hiệu. Sự lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong tôn giáo và triết học chính là sự thảo luận gay gắt về các ngón tay (chứ không phải là mặt trăng). Khi thảo luận về một ngón tay, thì ngón tay có phải là sự thật không? Có phải chỉ có một ngón tay duy nhất, là có thể chỉ đúng vị trí mặt trăng không? Khi chúng ta đại diện cho một điều gì đó khác nhau, mà đó lại là các ngón tay của chúng ta, thì điều dễ hiểu là chúng ta dễ dàng không đồng ý về các ngón tay của người khác. NƠI-CHỐN MÀ CHÚNG TA ĐI ĐẾN KHÔNG-PHẢI LÀ CÁI BẢN-ĐỒ: Tương tự như ngón tay chỉ mặt trăng, bản đồ không phải là nơi chốn chúng ta đi đến. Bản đồ là khái niệm chúng ta có trong tâm về một điều gì đó. Đây có thể là một niềm tin, là một hình ảnh, hoặc là một bản mẫu lặp lại của ý nghĩ. Chúng ta sử dụng bản đồ nầy để đi tìm nơi chốn chúng ta đi đến. Nếu bản đồ chính xác, chúng ta tìm được địa chỉ. Nếu bản đồ sai lệch đi một chút, chúng ta phải thay đổi bản đồ theo sự hiểu biết nầy, rồi sửa chữa bản đồ lại cho chính xác. Nếu bản đồ hoàn toàn không chính xác (hoặc là chúng ta dọn nhà qua một thành phố khác), chúng ta phải thay thế hoàn toàn tấm bản đồ nầy. Chuyện thay đổi bản đồ là chuyện thông thường vẫn xảy ra. Hình ảnh bản thân chúng ta, hoặc còn gọi là cái tôi của chúng ta, cũng là một loại bản đồ (nói theo một cách khác). Đấy là tất cả mọi thứ mà chúng ta lưu giữ về bản thân mình. Đấy là bản đồ của chúng ta, và chúng ta hành động theo cái bản đồ nầy. Chúng ta muốn cải thiện hình ảnh bản thân chúng ta, thì chúng ta dùng khả năng trí tuệ của chúng ta để làm điều nầy: khi chúng ta có những ước muốn, thì chúng ta đặt mục tiêu, rồi chúng ta làm việc để đạt tới các mục tiêu nầy. Bản đồ nầy còn gọi là cái tôi của chúng ta, là một bản đồ rất hữu-ích mà chúng ta tự tạo ra không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta nên nhớ: rằng đây chỉ là cái bản đồ. Chúng ta có bản đồ là một điều tốt, miễn là chúng ta biết đó chỉ là cái bản đồ mà thôi. Điều nầy có nghĩa là: 1. Bản đồ thì có thể thay đổi: có nghĩa là các khái niệm về bản thân (thí dụ như cái tôi, thí dụ như chúng ta nghĩ chúng ta là ai) có thể thay-đổi, và các điều nầy là căn bản cho sự phát triển về bản thân. Sự thay đổi trên bản đồ nầy bao gồm các sự suy nghĩ, các niềm tin, và các hành động của chúng ta: có nghĩa là thế giới quan, và hình ảnh bản thân của chúng ta. 2. Nơi chốn mà chúng ta đi đến không phải là cái bản đồ: chúng ta không phải là cái tôi. Chúng ta không phải là hình ảnh bản thân, nói một cách khác: chúng ta không phải là những gì chúng ta nghĩ chúng ta là như thế; hiểu theo nghĩa đen, các ý nghĩ (và các khái niệm khác) là cái bản đồ, chứ không phải là nơi chốn chúng ta đi đến. Bước quan trọng để đánh Thức Tâm Linh là chúng ta cần buông bỏ bản đồ, và thực tập sự hiểu biết mọi vật mà không cần dùng tới bản-đồ. Tuy nhiên, (đối với tôi) điều nầy không có nghĩa là lúc-nào chúng ta cũng buông bỏ bản đồ. Tôi cần có bản-đồ để sinh hoạt trong cuộc sống, và cũng để liên lạc với mọi người. Vì thế, tôi tạo ra bản đồ, để sử-dụng trong mọi hoàn cảnh thích hợp, và tôi sử-dụng theo một phương cách tốt đẹp nhất (mà tôi có thể làm được). Tuy nhiên, có một sự khác biệt ở đây: tôi biết rằng nơi tôi đến không phải là cái bản đồ. Cũng như thế, tôi biết rằng hình-ảnh bản-thân tôi chỉ là hình-ảnh bản-thân, chứ không phải là tôi. Ken Wilber gọi quá trình nầy là "Bao Gồm Và Vượt Qua Mọi Giới Hạn". Hoặc như Genpo Roshi đã nói rằng: chúng ta có thể vượt qua mọi giới-hạn của cái tôi, tuy nhiên, chúng ta vẫn còn sử-dụng cái-tôi như là một con người, khi chúng ta biết rằng Con Người gồm có hai mặt, một mặt là Tâm Mỗi Ngày, và một mặt là Chân Tâm: mời quý vị xem thêm bài viết của tôi về Sức Mạnh Bản Thân so sánh với Sức Mạnh Hiện Tại. MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THIỀN (TRÊN TRANG MẠNG CÓ TÊN LÀ ‘NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG’) "Khi Thiền Sư Nan chuan nhìn thấy học trò của mình là Ma-tsu siêng năng thực-tập thiền định nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày, thiền-sư nhìn thấy một nỗ-lực và một nguyện vọng chắc-chắn trong thói-quen của nhà sư trẻ nầy, cho nên thiền-sư đã lẻn ra phía sau của Ma-tsu, rồi hỏi rằng: "Con đang làm gì vậy?", Ma-tsu trả lời đầy tự hào, "Con đang cố gắng để trở thành một vị Phật". Sau đó, Thiền-Sư Nan-chuan nhặt lên một hòn đá, và ông bắt đầu mài hòn đá trên một viên gạch dư, để trên sàn nhà của tu viện. Nghe thấy tiếng mài đá, Ma-tsu hỏi, "Thầy đang làm gì vậy?" Thiền-Sư Nan-chuan trả lời: "Thầy đang cố gắng để làm một tấm gương." Và từ đó, Ma-tsu đã có sự tỉnh-thức. Câu chuyện trên muốn nói đến điều sau đây: Tất cả mọi vật chỉ là như thế! Ma-tsu là Ma-tsu, viên gạch là viên gạch, và chúng ta là chúng ta, chỉ là như thế. Không có Phật bên ngoài sự thật căn bản nầy, và cũng như không có bất kỳ nỗ lực nào để đạt đến một trạng thái đặc biệt của tâm, mà dẫn dắt chúng ta ra bên ngoài sự thật nầy, đấy là những gì tạo ra chúng ta là ai, và những gì mà chúng ta đã sẵn có. Bằng cách chúng ta tiếp cận trực tiếp với sự thật …, bằng cách chúng ta trực-tiếp nhận ra bản chất thật sự của chúng ta, mà luôn luôn sẵn có trong chúng ta trong từng giây phút, dù cho đó là lúc chúng ta ngồi bên trên hoặc là bên ngoài tọa cụ, dù cho đó là lúc chúng ta đang ngồi thiền hay không ngồi thiền. Chúng ta chỉ cần thực-hành giống như là Dogen Zenji đã nói, "chúng ta hãy nhìn lại chúng ta, bằng cách chúng ta đi lùi lại một bước, rồi bật lên ngọn đèn tâm, để làm Chân Tâm của chúng ta tỏa sáng."" – Stephan Bodian Ý Nghĩa Của Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng – Myrko Thum (The Meaning Of The Finger Pointing To The Moon – Myrko Thum) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com