THI TÚ TÀI Ở TRUNG QUỐC VÀ VIỆT * Trần Phước Thuận Vào thời Hán (206 TCN – 220 SCN). Tuy chưa có khoa thi chính thức, nhưng nhà nước thời đó vẫn có biện pháp sát cử để tuyển chọn nhân tài. Biện pháp này được thiết lập từ thời Võ đế (140 TCN – 86 TCN). Lúc bấy giờ, các quan lớn ở triều đình hoặc quận thú ở các nơi cứ mỗi năm tiến cử một vài người. Những người được tiến cử đều phải qua khảo sát của người tiến cử. Việc khảo sát cũng còn tùy tiện, chưa có một mô hình thống nhất. Những người được tiến cử lại được triều đình tùy lúc đặt danh hiệu đại diện cho một loại nhân tài, điển hình như : hiền lương phương chính, Hiền lương văn học, Hiếu để phương điềm, Khảo liêm, Hiếu liêm, Mậu tài, Tú tài…
Những người được được tuyển chọn đôi khi cũng thực tài, nhưng cũng không thiếu chi những người dốt nát được tiến cử, đều này đã được thể hiện qua câu dân ca đương thời : “Cử tú tài bất tri thư, cử Hiếu liêm phụ biệt cư” (người được tiến cử Tú tài lại không biết chữ, người được tiến cử Hiếu liêm cha phải dọn nhà ra ở riêng). Ngoài biện pháp sát cử, đôi khi nhà vua cũng có xuống chiuếu để chiêu mộ nhân tài. Người có tài được phép trực tiếp để ghi danh không cần phải thông qua thủ tục để tiến cử. Dù xa họ cũng được đưa ngay về triều đình để nhà vua ( hoặc người thay thế) đích thân khảo sát, nếu đủ tiêu chuẩn tuyển chọn học sẽ được ban cho một trong các danh hiệu : Hiếu liêm, Khảo sát, Tú tài … trước khi họ phong quan chức. Hình thức chiêu mộ trực tiếp này gọi là chiêu cử. Đến thời Tùy. Tùy Dưỡng Đế ( 605 – 616 ) đã chính thức cho lập khoa thi, nhưng vì thời buổi laọn ly triều đình chưa ổn định nên chỉ mới tổ chức được khoa tiến sĩ trong đầu niên hiệu Đại Nghiệp (605). Kế đó, Lý Uyên ( Đường Cao Tổ 618 – 627) cướp ngôi Dưỡng Đế lập ra nhà Đường, tình hình đất nước mội lúc một xấu thêm, những người trước đây không phục triều đình tự ý tiếm xưng vương hiệu, họ các cứ khắp nơi lại xâu xé lẫn nhau gây ra cảnh nồi da xáo thịt. Cảnh nội chiến ấy kéo dài cho tới khi Lý Thế Dân ( Đường Thái Tông 627 – 650) lên ngôi mới tạm yên, nhưng chính sự nhà Đường vẫn chưa ổn định, trật tự xã ghội vẫn chưa bình thường, cần phải có nhịều nhân tài để cũng cố triều đình và tái lập châu huyện các nơi, nên Thái Tông liên tục cho mở nhiều khoa thi để tuyển dụng nhân tài, lúc đó ngoài khoa Tiến sĩ còn có khoa mục mới, như : Minh kinh, Minh pháp, Minh toán, Minh thư và Tú tài. Tú tài lúc bấy giờ không còn là một danh xưng được vua ban tặng do sự tiến cử hoặc chiếu cử, mà đã trở thành tên gọi của một khoa thi và cũng là tên gọi chung cho những người đỗ được khoa thi ấy. Khoa thi đời Đường cứ mỗi năm mở một lần nhưng không phải các khoa mục đều được mở. Lệ thường này chỉ áp dụng cho khoa Tiến sĩ và khoa Minh kinh, còn Tú tài và các khoa mục khác đều không có định kỳ rõ rệt : đặt biệt khoa Tú tài đến Đường Cao Tông (650 – 683) lại bị bãi bỏ. Mãi đến thời Minh (1368 – 1644), khoa cử mới có hệ thống rõ ràng, các khoa thi được tổ chức gần như hoàn bị, triều đình ấn định thành ba cấp thi : Thi Viện, thi Hương và thi Hội ( bao gồm cả thi điện hoặc thi Đình). Thi Viện để lấy Tú tài, thi Hương để lấy cử nhân và thi Hội để lấy Tiến sĩ. Cả ba cấp thi chủ yếu dùng lối văn bát cổ. Thi Viện ( thường gọi là thi Tú Tài) là cấp thi đầu tiên trong khoa cử, được tổ chức ở địa phương và được phân làm ba giai đoạn : thi huyện thi phủ và thi viện. Người dự thi không phân biệt tuổi tác nhưng phải là phái nam, được gọi chung là đồng sinh. Thể lệ dự thi thật rắc rối và phiền phức, trước tiên đồng sinh phải ghi danh và nộp bản kê khai lý lịch của mình tại Lễ phòng nha môn của huyện đang ở, trong đó ghi lý lịch ba đời; phải có sự bảo đảm liên hoàn của 5 đồng sinh – gọi là ngũ đồng kết, lại phải được một lẫm sinh ( sinh viên được nhà đước trợ cấp học bổng) cùng huyện đảm bảo gọi lẫm bảo. Ngũ đoàn kết và lẫm bảo là những lời đãm bảo cho đồng sinh về lý lịch tốt như : khai thật tên họ quê quán; xuất thân trong sạch của tổ phụ : không thuộc dòng họ của kỷ nữ, người diễn tuồng, sai dịch, tội đồ : không tang cha mẹ trong vòng 27 tháng tính đến ngày thi. Tóm lại là từng lời khai trong bản khai trong lý lịch là đúng, nhưng chú trong hơn cả ở hai điểm không mạo tịch và không nặc tang ( không mạo quê quán và không giấu tang). Sau đó mới được dự thi. Như trên đã nói, thi viện gồm ba giai đoạn: – Giai đoạn đầu thi Viện ở huyện gọi là thi huyện, thường được tổ chức vào thàng 2 hàng năm, trường thi do tri huyện chủ trì. Thi huyện có tất cả 5 trường : trường nhất thi hai văn bát cổ và một bài thơ ngụ ngôn 6 vần, từ trường nhì trở đi chỉ có tính chất tham thảo. Nếu đồng sinh trúng các cả 5 trường gọi là xuất án, người cao điểm nhất gọi là huyện án thủ. – Giai đoạn nhì thị ở phủ gọi là thi Phủ, trường đượctổ chức vào tháng 4, do tri phủ chủ trì. Thí sinh cũng ghi danh như lúc dự thi huện nhưng có kèm theo kết quả xuất án, nội dung thi cũng giống như thi huyện nhưng cao hơn một chút. Người đỗ đầu phủ gọi là phủ án thủ. – Giai đoạn thứ ba quan trọng nhất gọi là thi Viện, cứ ba năm tổ chức một lần, do quan đề Đốc học viện ( gọi tắt là quan học chính, học đạo hoặc học đài) người được triều đình phái đến phụ trách, mỗi tỉnh chỉ có một người. Thí sinh phải trúng cách quakỳ thi phủ mới đủ tư cách thi viện và phải làm thủ tục ghi danh như các kỳ thi ở huyện ở phủ, nhưng lần này ngoài ngũ đồng kết và lẫm bảo còn phải có một lẫm sinh khác bảo đảm vào trường thi gọi là phái bảo. Điểm đặc biệt của thi Viện là quan học chính đến từng phủ để khảo thí. Trường thi Viện được lập tại các phủ chứ không lập tại nha môn học đài ở tỉnh thành. Thi Viện gồm 2 trường : trường nhất viết 2 bài văn bát cổ và một bài thơ ngũ ngôn 6 vần, trường nhì viết một bài văn bát cổ và một bài thơ. Thi Viện lấy đỗ tùy theo nhu cầu ở mỗi huyện, thông thường thì huyện lớn lấy 50 người, huyện trung bình lấy 30 người và huyện nhỏ lấy 20 người. Các dân tộc thiểu số có ưu đãi riêng. Thí sinh trúng ở các kỳ thi Viện gọi là Tú tài, người đỗ đầu gọi là viện án thủ. Tú tài là học vị nhỏ nhất trong khoa cử Trung Quốc. Người đỗ Tú tài mới được vào học ở trường huyện gọi là sinh viên huyện học, hoặc được học ở trường phủ gọi là sinh viên phủ học. Các sinh viên ưu tú được giới thiệu về triều đình ở Trung Quốc tử giám gọi là cống sinh. Các sinh viên vào trường học phải mặc đồng phục Tú tài ; đời Minh đội khăn vuông, đời Thanh đội chóp bạc, mặc áo bào màu lam. Từ thời Minh trở về sau, khoa thi Tú tài và các khoa thi khác ( thi Hương thi Hội) đều 3 năm mở một lần. Khoa cử thời Mãn Thanh ( 1611 – 1911) gần như kế thừa hoàn toàn khoa cử thời Minh; chỉ khác nhau trong buổi ban đầu, vì muốn ưu đãi người kỳ ở Mãn Châu nên đề thi và cách thi của mỗi khoa thi đều chia làm 2 loại, một loại áp dụng cho người Hán và một loại áp dụng cho người Kỳ, đối với người Hán thì hình thức và nội dung thi cũng không khác thi cử thời Minh, nhưng với người kỳ chỉ thi phiên dịch, dù thi Tú tài, thi hương hay thi Hội cũng chỉ dịch một bài, từ Hán sang Mãn hoặc từ Mãn sang Hán mà thôi. Vấn đề này càng kéo dài càng không có lợi cho chính sự của Mãn triều. Nên đến niên hiệu Ung Chính (1723 – 1736) bị bãi bỏ, thể lệ thi cử được đổi lại gần như cũ, thí sinh không phân biệt sắc tộc, cùng được xét dự thi cùng được hưởng chế độ thi như nhau, thi Tú tài cũng phải qua ba giai đoạn, các khoa mục khác đại khái giống như thời Minh. Nhưng tới niên hiệu Quang Tự thứ 27 (1901), triều đình Mãn Thanh bị sức ép nặng nề của phương Tây, bắt buộc phải tuyên bố thực hiện “ tân chính”, mà việc giáo dục lại là một nội dung quan trọng của chính saxh1 mới này : cũng vì lẽ đó nên năm 1905 vua Quang Tự đành phải xuống chiếu bãi bỏ khoa cử Hán nho. Khoa thi Tú tài cùng các khoa thi của nến tân học vừa được hình thành.
Riêng ở Việt Nam, đến năm 1075 vào thời Lý mới có khoa thi nhưng lúc đầu chỉ có khoa Minh kinh bác học : từ đó đến các thời Trần, Hồ và đầu thời hậu Lê tuy có rất nhiều khoa mục nhưng chưa có khoa thi Tú tài. Mãi đến năm 1462 vua Lê Thánh Tông mới ấn định trong khoa thi Hương người đỗ cao gọi là Hương cống người đỗ thấp gọi là Sinh đồ. Đến năm 1828, vua Minh Mệnh xuống chiếu đổi danh hiệu Hương cống thành Cử nhân và Sinh đồ thành Tú tài, hai danh hiệu này được giữ nguyên từ đến cho đến khoa thi cuối cùng ở Việt Nam. Chương trình thi Hương của thời Hậu Lê gồm 4 trường ( 4 giai đoạn) : trường nhất thi kinh nghĩa, trường nhì thi chiếu, chế biểu; trường ba thi thơ phú; trường tư thi văn sách. Nhà Mạc (1527 – 1677) tuy hùng cứ một phương nhưng khoa cử vẫn đại đồng tiểu dị với thời hậu Lê. Thi Hương thời Nguyễn sơ cũng thế, nhưng tới năm 1832, vua minh Mệnh lại cho phép bớt một trường : trường nhất thi kinh nghĩa; trường nhì thi thơ, phú; trường ba thi văn sách. Đến năm 1850, vua Tự Đức lập lại 4 trường : trường nhất thi kinh nghĩa; trường nhì thi kinh sách; trường ba thi chiếu, biểu luật; trường tư thi thơ phú. Nhưng đến năm 1858 Tự Đức lại bỏ bớt trường tư. Đến năm 1884, ngoài ba trường vua Kiến Phúc lại đặc thêm một trường thi phúc hạch để kiểm tra lại gồm : một bài kinh nghĩa, một bài phú và một bài văn sách. Ngày 31/05/1906, vua Thành Thái ban đạo dụ sửa đổi chương trình thi Hương : phần chữ Nho bỏ thi kinh nghĩa và thơ phú, chỉ thi văn sách và luận. Phần chữ Quốc ngữ thì có bài luận và các bài về địa dư, cách trí, toán học. Phần chữ Pháp thi tự nguyện (nhưng sau đó trở thành bắt buộc ). Năm 1908, thuộc niên hiệu Duy Tân, Hội đồng cải lương học vụ ấn định phép thi Hương như sau : Trường nhất thi 5 đạo văn sách bao gồm các vấn đề văn chương, luận lý, Nam sử, bắc sử, chính trị, hình luật, Đông Dương. Trường nhì thi 2 bài luận chữ Hán. Trường ba thi bài luận Quốc ngữ. Trường tư thi một bài luận chữ Hán và một bài luận chữ Quốc ngữ. Theo thông lệ, thi Hương từ thời Lê đến thời Nguyễn cứ ba năm tổ chức một lần và năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Riêng thi Hương triều Nguyễn lấy đỗ theo tỷ lệ : 1 cử nhân 3 Tú tài. Những thí sinh trúng cách cả 4 trường ( hoặc 3 trường nếu khoa thi chỉ có 3 trường ) thì đỗ Cử nhân; nếu hỏng một trường thì đỗ Tú tài. Số phận hẩm hiu của khoa cử Việt Nam trong thời kỳ cuối cũng không khác gì ở Trung Quốc, cũng bị sức ép của phương Tây, bị sự áp đặt của người Pháp, nên triều đình nhà Huế đành phải gượng gạo tổ chức khoa thi Hương 1918 và khoa thi Hội 1919 là hai khoa thi cuối cùng trước khi chấm dứy chế độ khoa cử Hán nho đã có mặt ở nước ta ngót ngàn năm. Nhưng danh hiệu Tú tài có lẽ vẫn còn duyên phận với dân tộc ta, nên ngày 23/11/1927, chính quyền thuộc địa ở đây đã căn cứ vào chương trình tân học đặt ra bằng Tú tai bàn xứ ở Đông Dương, thnág 8 năm 1928 là kỳ thi đầu tiên lấy bằng Tú tài I và bản xứ và tháng 9 năm 1929 là kỳ thi lấy bằng Tú tài II bản xứ. Đây là 2 bằng Tú tài đầu tiên theo chương trình Pháp ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, đã được chính quyền thuộc đại ra sắc lệnh thừa nhận có giá trị tương đương với bằng Tú tài Pháp ( BaccaHaure/at Me/tropolitain), người đỗ Tú tài bản xứ được thi vào các trường Đại học Đông Dương và cả các trường đại học tại Pháp. Mãi đến ngày 3/6/1945 vua Bảo Đại mới ban hnàh đạo dụ số 67 về việc tổ chức kỳ thi Tú tài Việt Tháng 8 năm 1945 quân dân ta đã giành được độc lập, nên ngày 10/10/1945 chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh thành lập Hội đồng cố vấn học chánh, gồm nhiều nhà trí thức để giúp cho Bộ Giáo Dục cải cách nhiều vấn đề về giáo dục. Nhưng sau đó ít lâu, Pháp trở lại Việt Ngày 30/4/1945, cách mạng Việt Thưc ra, cấp Trung học từ đó trở về sau tùy theo nhu cầu xã hội đã xuất hiện nhiều mô hình đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu) và nhiều chương trình giáo dục khác nhau (phổ thông, bổ túc văn hóa, chuyên nghiệp, dạy nghề) nên trên thực tế bằng tốt nghiệp trung học có ba loại, đó là : Tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Tốt nghiệp bổ túc văn hóa, Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp; ba loại bằng này có giá trị khác nhau tùy mỗi lĩnh vực nhưng có giá tri tương đương nhau về mặt văn hóa. Ngoài ra còn có hai loại bằng đặc biệt cũng khá phổ biến, đó là bằng Tốt nghiệp Trung cấp của một số ngành, có giá tri tương đương gần như với bằng Trung học (có khi xem tuơng đương, có khi xem thấp hơn) và bằng Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp hệ 12+2 của các trường Cao đẳng sư phạm. Loại này có giá trị gần như tương đương với bằng tốt nghiệp Cao đẳng trong phạm vi giảng dạy và học chuyên tu, nhưng lại xem như tương đương với bằng Trung học trong một số trường hợp khác. Chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta theo những điều kiện của xã hội từng bước đã được cải thiện dần để thích nghi với xu hướng giáo dục của thời đại mới, nên chương trình trung học được phân ra thành nhiều ban, nhưng kế hoạch này đến nay cũng chưa áp dụng được đều khắp. Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta lại cò chủ trương đổi mới, nhiều vấn đề về văn hóa và giáo dục được sữa đổi, trong đó có vấn đề phục hồi về giá tri văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. bằng Tốt nghiệp Trung học đạ được đổi thành bằng Tú tài như tên gọi cũ. Và cũng từ đây, Tú tài đã được chính thức công nhận là một học vị trong hệ thống học vị Việt Như vậy Tú tài của Việt Nếu kể về vị trí thì Tú tài (hoặc sinh đồ) thời Lê Nguyễn của ta cao hơn Tú tài thời Minh Thanh ở Trung Quốc, cao hơn bằng một khoảng cách giữa trung học và đại học; vì Tú tài Minh Thanh là một học vị thuộc cấp thi Viện, trong khi đó Tú tài Lê Nguyễn của ta lại thuốc cấp thi Hương. Nội dung thi Viện chỉ vài bài bát cổ và bài thơ ngũ ngôn; còn thi Hương thì phải luận về kinh nghĩa, phải thảo được văn bản hành chính, phải thi văn sách và thơ phú đủ loại. Nhưng nếu nói về giá trị thì có điều tương phản; vì Tú tài Minh Thanh dù thấp nhưng là một học vị chính thức đủ tư cách đại diện cho một cấp học, trong khi đó học vị Tú tài “ân huệ” của thời Lê Nguyễn không đủ tư cách đại diện cho cấp thi Hương. Xét về mặt tâm lý, người đỗ Tú tài Minh Thanh luôn vui mừng hớn hở trước mọi danh dự và quyền lợi mà xã hội thời đó sẵn dành cho họ; ngược lại đỗ Tú tài Lê Nguyễn luôn mang tâm trạng u buồn và hổ thẹn, với cái “cấp bằng đậu vớt” này, xuất chính thì không được, làm ăn nghề khác thì sợ người đời chê cười, họ chán chường thế sự và đôi khi tự phá hỏng cuộc đời (trường hợp Tú Xương). Nhưng có lẽ nhờ yếu tố thiếu giá trị này, nên Tú tài ở Việt Nam ít xảy ra tệ nạn mua bán và giả mạo như Tú tài ở Trung Quốc, nhất là từ khoảng giữa đến cuối thời Minh, nạn thi cử gian lận, đút lót quan trường, hối lộ giám khảo, mua chuộc tư cách sinh viên, giả mạo Tú tài … gần như nơi đâu cũng có. Còn về thời gian tồn tại thì Tú tài Trung Quốc đã chấm dứt từ năm 1905 đến nay, trong khi đó Tú tài Việt Nam cũng tạm dừng ở năm 1918 nhưng đến năm 1927 lại xuất hiện với trang phục mới của nền tân học và qua bao thăng trầm vẫn tồn tại cho đến nay. Tóm lại, ở Trung Quốc từ thời Đường trở về trước, Tú tài chỉ là những học hàm nhưng cũng chưa phải là học hàm có tiêu chuẩn nhất định, mà do nhà vua ban cho tùy theo nhu cầu của chiếu cử hoặc kết quả của sát cử. Trong thời Đường, tuy Đường Thái Tông có tổ chức vài khoa Tú tài nhưng vẫn còn xem trọng yếu tố xuất thân của thí sinh, còn mang đậm màu sắc của sát cử, nên Tú tài này cũng chưa phải xem là một học vị được. Đến thời Minh, khoa cử đã có hệ thống có chuẩn mực rõ ràng; học đã có chương trình và trường học, thi đã có chế độ và mô hình; nên Tú tài đến đây mới thực sự là một học vị – học vị mở đầu trong hệ thống khoa cử Hán nho (Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ). Tú tài ở nước ta được hình thành sau Tú tài ở Trung Quốc nhưng mỗi bên đều có ưu điểm khuyết điểm khác nhau. Mặc dù khoa cử của ta có đôi đều thừa kế khoa cử Trung Quốc, nhưng có thể khẳng khẳng định từ hình thức đến nội dung thi Tú tài của ta không có liên quan nhiều với Tú tài Trung Quốc. Có đều Tú tài thời Lê Nguyễn của ta không được phép xuất chính chỉ được phép thi lại hoặc thi vượt cấp (trong một vài ân khoa ); vì vậy nó là một học vị lại có giá trị gần như một học hàm, nên đã gây ra lắm đều phiền toái, lắm cảnh cười ra nước mắt trong lịch sử khoa cử và lịch sử văn học Việt Nam. Rút ra từ những kinh nghiệm đó, Tú tài ngày nay đã được ta hợp thức hóa thành một học vị trong giáo dục của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt |
Cập nhật ( 30/11/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com