Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

THI CA QUA TRƯỜNG HỢP TRẦN NHÂN TÔNG (Trúc Thông)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

THI CA QUA TRƯỜNG HỢP TRẦN NHÂN TÔNG

* Nhà thơ Trúc Thông

Vì những gánh vác lớn triều đình và xã tắc đặt lên vai ông, vì niềm đam mê lớn Phật học đã ở trong máu ông từ tuổi thơ ấu, đặc biệt từ khi ông truyền ngôi cho con ở tuổi 36; nhẹ nhàng lên Yên Tử lúc 41 tuổi để trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền Phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã không thể dồn hết mình cho thơ. Nhưng con người ấy không thể không làm thơ và chỉ cần ba danh một thi gia có hạng. Chúng ta cùng chiêm ngẫm vài phẩm chất thi ca cao quý ở Trần Nhân Tông.

MỘT TÂM HỒN LỚN, ĐẸP VÀ SÂU THẲM

Đây là bản dịch bài Động Thiên hồ thượng.

Trên hồ Động Thiên

Hoa cỏ lém vẻ xuân tương

Thượng đến thương hiu quạnh

Thỉnh thoảng điểm một tiếng chuông giữa tầng biếc.

Puskin, nhà thơ vĩ đại Nga có nói đại ý: một kẻ tiểu nhân cũng tinh tế. Cho nên tinh tế không phải phẩm hạnh đầu tiên và duy nhất của cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng nghệ thuật: “Thượng đế thương hiu quạnh /Thỉnh thoảng điểm một tiếng chuông giữa trời biếc” thuộc về một trái tim nhân ái bao la, một tình thương lớn đã đưa tứ thơ xuyên thấu vũ trụ. Tiếng chuông chùa không cụ thể nữa, đó là một ban tặng, một đỡ nâng vô hình vô cảnh. Ta lại dọc hai câu mở đầu của bài từ tuyệt “Cây mai” (Cũng bản dịch nghĩa).

Gan dạ sắt đá vượt lên tuyết buổi sáng

Quần lụa mộc, khăn lụa trắng đón gió đông

Hình ảnh thật lạ lùng. Cây mai thoắt được hình dung hoá thành một đấng chính nhân quân tử độc nhất vô nhị, giản dị một cách cao sang với quần lụa mộc, khăn lụa trắng, con người tượng trưng ấy đứng giữa thế gian vừa thực vừa mơ. Cái nền vữa vàng cho hình ảnh vừa thực vừa siêu thực kia, chính là cái nền của một nhân cách “Gan dạ sắt đá vượt lên” mọi giá buốt, mọi khắc nghiệt của buổi sáng sớm- tượng trưng cho tất cả gian truân thử thách cuộc đời.

Một tâm hồn có đanh thép của thiên lương, có vô tận dịu dàng của tình thương và lại càng thẳm sâu trong giải thoát:

Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi

Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay

Khách đến chơi không hỏi việc đời.

Cùng đứng tựa tan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời.

(Cảnh Xuân – dịch nghĩa)

MỘT TÀI NĂNG NGHỆ THUẬT NGÔN NGỮ ĐẦY LÔI CUỐN

Chỗ bất cập của người thưởng thức ở đây là không đọc được nguyên văn Hán tự, đành bằng lòng với những văn bản dịch nghĩa. Nhưng  những tài thơ lớn thường chiến thắng cả bên ngoài biên giới nguyên bản văn tử, một chiến thắng ở thế “chẻ tre”. Và với linh giác đặc biệt của thi ca tập tụ nơi người tác giả phát những vòng từ trường cực mạnh, cực xa (cả trong không gian lẫn thời gian), người đọc cách người thơ đã tới bảy thế kỷ, mà vẫn cứ vừa giật bắn mình vừa tỉ mỉ tiếp nhận.

Sao lại không sung sướng tiếp nhận một cảnh đẹp có thực chỉ được sống duy nhất cái “đêm mười một tháng Hai” ấy (đầu đề rất cụ thể của bài thơ):

… Trời trong như nước, trăng sáng như ban ngày

Bóng hoa tràn ngập cửa sổ, giấc mộng đêm xuân triền miên.

Độ ngột sao, trăng mọc, bất thình lình cái đẹp làm ta ngây ngất chính nhờ ngòi bút nghệ thuật Trần Nhân Tông:

… Tỉnh giấc không biết tiếng chày nện vải ở nơi nào

Trên chùm hoa quế trăng vừa mọc

(Trăng)

Lại trăng nữa, đẹp một cách vừa thương quen, vừa khác lạ ngay trên quê hương “phủ Thiên Trường” tức là đất Sơn Nam hạ thân yêu của chúng ta.

… Quán bên sông, mới canh đầu trăng đã lên cầu.

Rõ ràng có phối trí của một ngòi bút thơ cựu kỳ tài hoa và điêu luyện, nhưng cứ tự nhiên, cứ lặng lẽ hiện lên theo vận động bí ẩn của tạo vật.

Hình như bao nhiêu thơ hay đã dồn cả vào tứ tuyệt này:

Chiếc cầu chạm vẽ đảo bóng vắt ngang dòng suối

Một vệt nắng chiều rực sáng bên ngoài ngấn nước

Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi

Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vẳng

Hai câu sau có  tuyệt với hội hoa, nhưng không phải chỉ ngắm mà phải cảm được nghìn núi lặng tờ, và đặc biệt mây ướt  giăng như mộng, ghê gớm hơn nữa là thả vào một tiếng chuông xa vẳng, thì chỉ có ngôn ngữ thi ca mới có được.

Còn chót vót xênh xang nữa tài thơ Trần Nhân Tông, nếu ta chiếu từ nhiều góc nhìn, đặc sắc từ góc nhìn mà người đang phân tích chưa có dịp nhập sâu. Không kéo dài, nhưng tiếc nếu chưa trích dẫn tứ thơ trác việt này, được bẻ ngoặc bất ngờ từ câu thơ của Lục Khải tặng Phạm Việt (Trung Hoa):

Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân

Tỉnh dậy không thể đem tặng anh được

Vẫn là cành hoa mai chứ không phải hoa đào đa tình, hai câu kết của khúc thứ hai trong bài thất ngôn bát cú hai khúc “hoa mai sớm” (Tảo Mai).

Kết thúc mấy cảm quan còn sơ giản về thơ Trần Nhân Tôn với hai câu thơ đột ngột sáng tạo về cành mai trong giấc mộng, vâng cành mai, chứ không phải cành đào hay cành hồng, dù đào hồng cũng tốt cũng đẹp. Tôi muốn trở lại luận điểm mỹ học tinh xác của Puskin. Thơ hãy đẹp, hãy tài năng, hãy siêu tinh tế, nhưng hãy là thơ có thế, có tầm. Tầm thế không thể áp nhập từ bên ngoài bài thơ, mà từ trong sâu thẳm bài thơ, từ tâm hồn, từ cốt cách cao sang của một tài năng ngôn ngữ dày dặn.

Cập nhật ( 02/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

THƠ THIỀN CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (Vũ Quần Phương)

TRẦN NHÂN TÔNG MỘT ÔNG VUA-PHẬT (Trần Trương)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 104
  • 724
  • 204.039

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học