Thể hiện "văn hóa ăn mặc"
* Linh Nhã Thời gian vừa qua, nhiều nghệ sỹ khi biểu diễn trước công chúng đã sử dụng trang phục không phù hợp, gây phản cảm và phản ứng trong dư luận xã hội. Vì thế văn hóa ăn mặc hiện đang là đề tài nóng mà các bộ ban ngành họp bàn, thảo luận, dư luận quan tâm, tranh luận. Thậm chí đã có quy định xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng trang phục biểu diễn không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, định nghĩa về thời trang là vô cùng nên quy định về trang phục dường cũng không có mấy tác dụng, vì thế chuyện các “sao” ngang nhiên phạm luật vẫn cứ tiếp diễn ngày ngày trước mắt công chúng. Và điều đáng nói hơn nữa là nhiều bạn trẻ ngày nay cùng có chung một suy nghĩ, tư tưởng: Ta thích gì thì mặc nấy, còn chuyện thiên hạ nghĩ gì, nói gì thì mặc. Đó cũng là điều làm các bậc phụ huynh cũng như không ít người dân trăn trở. Bài viết Văn hóa không nằm ở chiếc váy! của tác giả Cúc Anh đăng tải trên Dân trí đã nhận được hàng trăm phản hồi thể hiện những quan điểm khác nhau của bạn đọc. Nguyên – Nam – 31 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh cho rằng nếu không am hiểm về thời trang, nhiều khi người mặc sẽ có thể trở thành những “chú hề”: “Về thời trang, kiểu tóc, những phong trào thời đại nó không bắt nguồn từ ngay trong Việt
Để người khác đánh giá con người mình qua tiếp xúc và tìm hiểu chứ không nên qua trang phục (minh họa: Ngọc Diệp) Không ủng hộ phong cách thời trang “dễ dãi” của một bộ phận trong xã hội, Leaf29 – Nữ – 22 tuổi – Từ Hà Nội viết: “Mình cũng không đồng tình với phong cách thời trang bây giờ. Đi mua quần áo, nhiều cái áo mà vải mỏng tang, mặc như không mặc. Nhiều khi mua phải cũng trở thành bất đắc dĩ nhưng vô hình trung lại tiếp tay cho xu hướng thời trang này. Thật chẳng đâu vào đâu ! Hi vọng mọi người chú ý hơn và sẽ cẩn trọng trong ăn mặc, nhắc nhở người thân bạn bè không tiếp tay cho loại hình thời trang này. Cùng là phái đẹp nhưng nick Thiên đường – Nữ – 30 tuổi – Từ Hà Nội cũng rất “dị ứng” với các cô gái thích diện trang phục “hở hết cỡ …”: “Mình cũng là con gái, nhưng sao mình thấy khó chịu với kiểu ăn mặc thiếu vải thế không biết. Nhiều khi ra đường nhìn thấy em nào mặc thiếu vải mình thấy xấu hổ thay cho phái nữ. Mình chẳng thấy cái gu thời trang thiếu vải có gì đẹp cả: lố bịch, khiếm nhã, vô duyên và… Nhìn chung nếu muốn lên án thì đầu tiên phải lên án các “sao” vì chính họ tạo ra cái kiểu trào lưu này. Thật là xấu hổ thay cho phái nữ!!!” Cho rằng văn hóa ăn mặc sẽ luôn thay đổi theo thời gian Sam – “Văn hóa không nằm ở chiếc váy. Cũng chẳng có khủng hoảng nào cả. Văn hóa thời trang nó chỉ là một quan điểm được xã hội chấp nhận thôi. Ví dụ như ở các bộ lạc Nam Mỹ, phụ nữ chỉ mặc váy, ở trần vẫn là “thời trang”. Chẳng việc gì phải phê phán hay đả kích. Nếu phần lớn xã hội chấp nhận việc ăn mặc như thế, thì nó là chuẩn mới của văn hóa. Quan trọng nó phải phù hợp ở đâu, khi nào và như thế nào mà thôi. Văn hóa cũng thay đổi chứ không khư khư đứng một chỗ. Nếu bây giờ đến công sở mà mặc áo tứ thân, áo bà ba truyền thống thì liệu có hợp? Ngày xưa thời Pháp thuộc, công chức nam đi làm mặc quần soóc, áo sơ mi ngắn tay. Giờ ai mặc như thế đi làm? Văn hóa nó tự phát triển, chẳng ai quyết định được thế này, thế kia”. Tán thành nhận định của tác giả Cúc Anh, Nguyễn Hải Trường – Nữ – 28 tuổi – Từ Hải Phòng chia sẻ: “Như bạn gọi là biết mình biết ta. Những ai đẹp, trắng, tròn… thì tớ rất muốn họ khoe vòng 1,2,3 và khoe kiểu gì tớ cũng không nỡ từ chối việc ngắm ! Những ai béo quá, xấu quá, gầy quá và không có gì để khoe thì tốt nhất là đừng khoe… vì sẽ là thảm họa. Bạn không quê mùa, cổ hủ, tớ nhắc lại rằng bạn rất biết mình là ai, ở trên đời phải biết mình là ai mới tốt!” Tương tự, Hanh – “Tất cả đều yêu cái đẹp nhưng không đồng nghĩa là ai cũng thích mặc hở hang. Điều đó chứng tỏ mặc hở hang chưa chắc đã đẹp. Mọi người nên suy nghĩ trước khi vận lên người những bộ cánh quá mát mẻ. Cần tôn trọng mọi người và giá trị văn hóa của dân tộc” Còn với độc giả Trần Thế Bửu – “Ăn mặc cũng phải đúng chỗ! Bản thân là một người đàn ông, tôi cũng giống như bao người khác, thích chiêm ngưỡng cái đẹp. Tuy nhiên, ăn mặc như thế nào cũng phải đúng chỗ, chứ không nên hễ ra đường thì cái gì cũng khoe. Mấy năm trước đây, khi đi ngoài đường, gặp một chân dài mặc váy cưỡi ngựa sắt ngoài phố thì bao nhiêu anh chàng như tôi đều phải lác mắt. Nhưng bây giờ, áo và quần càng ngày bị ngắn lại, nhìn riết cũng phát chán, cái đẹp vốn kín đáo của người phụ nữ dần bị mất đi giá trị. Riêng một số người có sắc đẹp hạn chế lại gây phản cảm cho người khác”. Không lên án hành vi ăn mặc thiếu vải, nhưng Quynh Trang – Nữ – 35 tuổi – Từ Quảng Ngãi cho biết quan điểm cá nhân của mình là. “Mình không phản đối việc mặc thiếu vải bởi vì có những lúc cần phải ăn mặc như vậy. Tuy nhiên, mình phản đối việc ăn mặc thiếu vải trong những không gian, thời gian không phù hợp. Tại một bữa tiệc tối, bạn hoàn toàn có thể cho phép mình mặc hở một chút, để thể hiện rằng bạn cũng là người biết ăn mặc, là người phụ nữ hiện đại. Còn trong cuộc sống hàng ngày, mình vẫn có thể khoe vẻ gợi cảm của mình trong những bộ trang phục kín đáo nhưng, tế nhị và trang nhã" – đấy chính là truyền thống ăn mặc của người phụ nữ VN truyền thống. Bạn cứ nhìn vào hình ảnh chiếc áo yếm và áo dài truyền thống của VN sẽ thấy điều đó. Một cô gái thời trang là cô gái biết chọn cho mình trang phục phù hợp với ngoại hình của mình và phù hợp với hoàn cảnh lúc mặc”. Văn hóa đúng là không nằm ở cái váy, hay cái áo của bất kỳ ai, mà văn hóa được đánh giá khi người mặc biết chọn cho mình một phong cách phù hợp với không gian và thời gian. “Mặc đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi con người, song nên lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sống. Hãy để người khác đánh giá con người mình qua tiếp xúc và tìm hiểu chứ không nên qua trang phục” – Chúng tôi có đồng quan điểm với Đỗ |
Cập nhật ( 04/12/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com