Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, 26 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

THANH MINH CỔ MIẾU

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

THANH MINH CỔ MIẾU

*NCS Lê Thụy Hồng Yến

Học Viện Khoa Học Xã Hội

Thanh Minh Cổ Miếu ở Vĩnh Châu thuộc loại di tích lịch sử lâu đời của đồng bào Hoa tỉnh Sóc Trăng. Đây còn là loại di tích nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đặc sắc của các nghệ nhân tài hoa thế kỷ XIX cần được bảo tồn, lưu giữ.

Thanh Minh Cổ Miếu được xây dựng vào thế kỷ XIX tại làng Trà Nho (1) – nằm ở phía Nam tỉnh Sóc Trăng, giáp biển Đông – Nam – vốn là nơi giàu tiềm năng kinh tế với các nghề khai thác biển, trồng lúa, làm rẫy và là nơi tập trung khá đông người Hoa. Lúc đầu, để có thể vừa thờ cúng, vừa duy trì văn hoá Trung Hoa và giúp đỡ những người trong cộng đồng, người Hoa đã cùng nhau xây dựng một ngôi miếu nhỏ mà tất cả nguyên vật liệu đều được mang từ Trung Quốc sang.

Qua nhiều thăng trầm lịch sử và sự phong hoá thiên nhiên, Thanh Minh Cổ Miếu đã trải qua ba đợt trùng tu, kiến tạo lớn:

– Đợt một, vào năm Quý Hợi (1923), từ một ngôi miếu nhỏ, dân làng đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn và đặt tên là “Thanh Minh Cổ Miếu”. Tuy nhiên, từ trước đến nay, người Hoa vẫn quen gọi là “A Côn”, còn người Việt gọi là “Chùa Ông Bổn” (Bổn Đầu Công).

– Đợt hai, vào năm Nhâm Thân (1992): khi địa phương trao trả lại ngôi miếu cho Hội người Hoa trực tiếp quản lý, cộng đồng người Hoa đã tiến hành trùng tu, phục chế toàn bộ hoành phi, biển bức, tranh gỗ bên trong nội thất và chánh điện.

– Đợt ba, vào năm Ất Dậu (2005): cổ miếu được di dời nguyên khối về khuôn viên phía sau nhằm thuận lợi trong việc tôn tạo, nâng cao toàn bộ kiến trúc lên 1,5m, đắp nổi hai cặp long trụ bằng xi-măng trước đại môn và chánh điện; đồng thời tô điểm lại các hoa văn trang trí, làm thêm hàng rào để tăng phần tôn nghiêm và bề thế. Ngoài ra, trong đợt trùng tu này, khuôn viên cổ miếu còn được mở rộng, tạo cảnh quan xanh mát, trang nghiêm, có thể dành cho người dân địa phương đến tập thể dục vào buổi sáng và các môn sinh luyện võ vào buổi chiều.

Thanh Minh Cổ Miếu có diện tích ngang 25m x dài 58m. Riêng phần nội thất và hai phòng Đông lang, Tây lang có chiều ngang 25m x dài 17m. Thanh Minh Cổ Miếu được xây dựng theo hình chữ “Phú”, tượng trưng cho ước vọng sung túc, phú quý. Cũng như các đình, chùa, miếu khác của người Hoa tại vùng đất Nam Bộ, Thanh Minh Cổ Miếu có mái là lớp ngói cổ màu xanh lưu ly, bên trên được trang trí bằng gốm tráng men màu các tượng “Lưỡng long tranh châu”, “Long phụng hoà minh”, tượng trưng cho âm dương hoà hợp, sung túc, no đủ.

Trong sân cổ miếu rộng rãi có đỉnh hương lớn và nhiều cây xanh. Mặt tiền chính điện hướng về hướng Bắc, hai bên hữu tả cửa chính là hai bức bích hoạ vẽ tranh phong thủy xưa với đôi liễn “Phong điều vũ thuận dân an lạc” – “Hải án hà thanh thế thái bình”, ngụ ý chúc bà con bá tánh an hưởng thanh bình và phồn vinh.

Trên bộ khung cửa chính, có bức biển đại tự “Thanh Minh Cổ Miếu” sơn son thếp vàng rực rỡ (được hoàn thành vào năm 1923), bên dưới là đôi lân làm bằng gốm tráng men, thường được gọi là “Nhị lân quản ngõ”. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ được làm từ danh mộc, hoạ hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo (2) làm hai vị thần hộ môn, trông rất uy nghi, lẫm liệt.

Từ tiền điện đến trước chánh điện có 7 đôi cột gỗ tròn bằng danh mộc, một đôi cột tròn bằng xi-măng đắp nổi hình rồng. Trên đầu các đôi cột này đều gắn những bức hoành phi, câu đối có niên đại từ thế kỷ XIX.

Chánh điện là nơi tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo như: bao lam, hoành phi, câu đối, tượng điêu khắc gỗ được chạm trổ tinh vi, vàng son rực rỡ. Sát vách trong của chánh điện là ba khánh thờ. Khánh thờ ở giữa là Quyền Thiên Thượng Đế với dáng vẻ uy nghi, hai gian tả hữu thờ Ông Bổn và Tam Sơn Quốc Vương được bày trí trang trọng không kém… Trên vách chánh điện là các bích hoạ về tích truyện Trung Quốc xưa như: Tam quốc chí, Phong thần, Tiên ông hóa sơn, Lý Bạch say rượu…

Khoảng trống hai bên trung điện có “Thiên tĩnh” để lấy ánh sáng và tạo sự thoáng đạt cho cổ miếu. Trong đợt trùng tu vào năm 1992, Thanh Minh Cổ Miếu có xây mới bàn thờ bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng xi-măng “Tả thanh long”, “Hữu bạch hổ”.

Trên các cây đòn dông, cây xiên đỡ mái đều là những tác phẩm điêu khắc được chạm trổ kỳ công, những tuyệt tác hội họa về tứ linh, cá hoá rồng, phước lộc thọ… Cổ miếu Vĩnh Châu còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn các bức hoành phi, liễn đối, sơn son thếp vàng, được khắc bằng tiếng Hán cổ như: “Tam đức hồng hộ”, “Thánh đức an bang”, “Phước ánh vạn gia”, “Anh linh vạn cổ”, “Trạch cập vạn phương”, “Đức đại ân hồng”, “Hựu ngã lê dân”… Ngoài ra, Thanh Minh Cổ Miếu còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là bộ lư quỳ cổ, chuông đồng cổ, các bộ bàn thờ (quý tự) làm bằng gỗ quý… được nghệ nhân chạm khắc ba lớp hết sức tinh xảo.

Vào các dịp cúng lễ lớn như Tết nguyên tiêu, vía Ông Bổn (22/7 âm lịch), lễ vu lan…, Thanh Minh Cổ Miếu còn tổ chức lễ thỉnh đèn, trước là để bà con cúng bái, sau là đóng góp quỹ, không phân biệt bất kể ai. Chính điều này góp phần vào sự gắn kết cộng đồng Hoa – Việt – Khơme ở Sóc Trăng thêm bền chặt. Trong nhiều năm qua, từ sự đóng góp tự nguyện của bà con cùng những doanh nghiệp, Thanh Minh Cổ Miếu càng có điều kiện để thực hiện nhiều việc công ích xã hội. Hằng năm, cứ vào dịp lễ vu lan, Thanh Minh Cổ Miếu tổ chức cấp phát gạo cho người nghèo, thường xuyên hỗ trợ kinh phí cho giáo viên dạy Hoa văn trường mẫu giáo Bồi Thanh, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng nhà tình nghĩa, phòng học, cấp tập viết cho học sinh nghèo hiếu học…

Với những giá trị lịch sử, kiến trúc cùng những hoạt động tôn giáo – tín ngưỡng và văn hóa – xã hội hơn trăm năm qua, Thanh Minh Cổ Miếu đã được công nhận di tích cấp tỉnh, thành phố Sóc Trăng vào năm 2006.


Chú thích:

(1)Theo cách lý giải của người địa phương: tên làng “Trà Nho” xuất phát từ cách đọc trại “Chui Nhor” trong tiếng Khơme để chỉ loại dây leo lá nhỏ, trái như dưa chuột, nhưng nhỏ bằng đầu đũa, mọc khá nhiều ở vùng đất này thuở trước.

(2)Hai danh tướng đời Đường (Trung Quốc)

Tư liệu:

1. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Văn Nghệ TP.Hồ Chí Minh.

2. Dư Minh Thị (1944), Nam Kỳ lục tỉnh dư địa chí, Đại Việt tạp chí, Sài Gòn.

3.Huỳnh Ngọc Trảng (chủ nhiệm đề tài), Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, Công trình khoa học cấp Viện Văn Hoá Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam (2001 – 2005).

4. Tư liệu từ Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng cung cấp.

5. Phỏng vấn Ông Châu Mậu Khuối – Ban Quản Trị Thanh Minh Cổ Miếu (nhiệm kỳ 2014 – 2016)

Related Posts

Nhiều phần quà được trao trong đêm hội
Lưu trữ

Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
22 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Vẹn tròn hiếu đạo mùa Vu lan PL.2567

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Hình ảnh lưu niệm đầy niềm vui
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Bạch Liên rộn ràng “Vui Tết Trung thu”

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui Tết Trung thu tại chùa Giác Hoa

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu Hướng đạo Búp sen hồng và Trung thu yêu thương tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Next Post

BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Pháp môn Tịnh độ tại Việt Nam

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Nhiều phần quà được trao trong đêm hội

    Bạc Liêu: Ấm áp “Đêm hội trăng rằm” tại chùa Phong Lợi

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Vẹn tròn hiếu đạo mùa Vu lan PL.2567

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: “Vầng trăng yêu thương” nơi chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui Tết Trung thu tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

7 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 218
  • 661
  • 322.349

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN