01/05/2008 |
Trong bầu không khí nghiêm trang thắm tình đạo vị và trước sự phấn khởi hân hoan của ngày hội lớn, tôi xin thay mặt Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu kính chúc Chư tôn giáo phẩm, Chư tôn đức Tăng Ni thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành và xin gởi đến toàn thể đại biểu có mặt hôm nay lời chúc mừng tốt đẹp nhất
VIỆC DẠY VÀ HỌC TRONG PHẬT GIÁO CẦN ĐƯỢC CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO Kính bạch : Kính thưa : Đoàn Chủ tọa Kính thưa : Các vị khách quý Thưa quý đại biểu. Trong bầu không khí nghiêm trang thắm tình đạo vị và trước sự phấn khởi hân hoan của ngày hội lớn, tôi xin thay mặt Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu kính chúc Chư tôn giáo phẩm, Chư tôn đức Tăng Ni thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành và xin gởi đến toàn thể đại biểu có mặt hôm nay lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Sau khi đọc qua 39 trang Dự thảo Báo cáo Tổng kết Hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V (2002 – 2007) và 7 trang Dự thảo Chương trình Hoạt động nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) do Hội đồng Trị sự gởi đến, chúng tôi thấy các họat động Phật sự trong nhiệm kỳ qua đã thể hiện rất đầy đủ và rõ ràng. Hình thức Báo cáo rất trang nhã, nội dung thì vô cùng phong phú, có thể nói không bỏ sót chi tiết nào về hoạt động trong nhiệm kỳ qua. Trong phần chót của bản Báo cáo Tổng kết cũng đã đánh giá trung thực các mặt ưu khuyết điểm để từ đó rút kinh nghiệm cho các hoạt động ở nhiệm kỳ tới. Chúng tôi rất thống nhất với nội dung của hai bản dự thảo này. Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện hơn cho chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI của Giáo hội Phật giáo Việt 1. Trước nhất là vấn đề mở thêm trường học : Hiện nay Giáo hội chúng ta chỉ mới có ba học viện Phật giáo tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và một học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ. Theo bản báo cáo trong nhiệm kỳ V có 711 Tăng Ni sinh tốt nhiệp Cử nhân Phật học và hiện 2179 Tăng Ni sinh viên đang tiếp tục được đào tạo tại các học viện nói trên. Con số này nếu so với tổng số 39.371 Tăng Ni trong toàn quốc thì cũng còn hạn chế về mặt số lượng, nhưng cũng có thể nói đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu tu học để làm nền tảng nghiên cứu Phật học cho tầng lớp Tăng Ni trẻ. Tuy nhiên từ trước tới nay, trong Phật giáo luôn có tứ chúng, nếu chỉ có trường học cho Tăng Ni thôi thì chưa đủ. Theo thiển ý của chúng tôi, nên xin phép Nhà nước mở thêm một hoặc vài trường Đại học, mỗi trường nên có nhiều khoa, ngoài Phật học còn có các khoa liên quan đến hoạt động Phật sự như : Văn, Sử, Triết, Ngoại ngữ, Tin học… Đối tượng chiêu sinh, bao gồm Tăng Ni và cả nam nữ Phật tử. Có như thế mới có đủ lực lượng kế thừa và truyền bá Phật học hoàn thiện hơn. 2. Hiện nay, các học viện trên chưa đào tạo sau đại học, vì vậy Giáo hội hàng năm phải gởi Tăng Ni ra nước ngoài để đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ đáp ứng theo những yêu cầu cần thiết. Việc làm này tốn kém nhiều mà số lượng đào tạo không được bao nhiêu, vì không phải ai cũng đi học được. Cho nên nếu xin phép mở các cấp sau đại học tại Việt Nam thì tiện lợi rất nhiều, vừa tiết kiệm được tài chính cho Giáo hội vừa đào tạo nhân tài được nhiều hơn. 3. Đối với các trường Trung cấp, theo báo cáo tính chung cả ba miền Trung Nam Bắc có đến 28 trường Trung cấp, nhưng cũng có trường đang tạm nghỉ, một số trường chỉ hoạt động cầm chừng, thường do hai nguyên nhân : Một là do kinh phí hoạt động không đủ, hai là học viên không có hoặc có quá ít. Vì vậy nên có kế hoạch duy trì, kế hoạch cũng phải đồng bộ, nên tránh việc tổ chức tùy tiện ở mỗi nơi. Nhất là sự hỗ trợ từ phía TW Giáo hội là rất cần thiết như : Hỗ trợ về hành lang pháp lý để dễ dàng hoạt động; tạo điều kiện quan hệ giữa các cơ sở đào tạo của TW Giáo hội với các trường Trung cấp ở các tỉnh thành để động viên, khuyến khích và giúp đỡ lẫn nhau về các vấn đề vật chất lẫn tinh thần; hoặc nhắc nhở các trường Trung cấp nên quan hệ thường xuyên để kịp thời bàn bạc để cùng chia sẻ những mặt hạn chế hoặc những trở ngại khách quan. 4. Về giáo trình giảng dạy hiện nay còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, chưa thống nhất giữa trường này và trường kia, các môn học có thể có ở nơi này còn nơi khác lại không hay ngược lại chỗ này không thì nơi kia lại có, nhất là các môn thế học ở các trường Trung cấp thường khác với nhau. Về tiết học của mỗi môn cũng còn tùy theo hoàn cảnh ở mỗi trường, việc phân bổ có khi thiếu khi thừa, có khi vì phải đáp ứng theo yêu cầu thỉnh giảng, các tiết học phải dồn lại, học nhồi nhét làm trỡ ngại tiếp thu của học viên. Để khắc phục mặt hạn chế này, Ban Giáo dục Tăng Ni TW, nên có kế hoạch trình Hội đồng Trị sự thành lập một ban chuyên nghiên cứu giáo trình giảng dạy để áp dụng cho các trường Trung cấp cả hai phần nội điển lẫn ngoại điển (Phật học và thế học). Các môn thế học nên quy định rõ ràng, học môn nào, số tiết bao nhiêu, chương trình giảng dạy ra sao, tất cả phải được quy định cụ thể. Song song với việc soạn thảo giáo trình cũng nên chú ý đến việc mở khóa bồi dưỡng giảng viên cho các trường Trung cấp, vì hiện nay có nhiều giảng viên tuy có khả năng về chuyên môn, nhưng chưa qua trường lớp sư phạm, thiếu kinh nghiệm giảng dạy. 5. Sự hiện diện của các trường Trung cấp rất cần thiết cho việc tu học của Tăng Ni ở các tỉnh thành, nhất là những địa phương xa thành phố, nhưng để có hiệu quả trong việc đào tạo và duy trì được lâu dài, chúng ta nên có kế hoạch về việc phân bổ theo vùng miền hoặc liên tỉnh. Nên tránh việc nhiều tỉnh gần nhau đều có trường hoặc suốt một vùng rộng lớn, không có trường học. Nên cố gắng sắp xếp và động viên như thế nào đó để cách vài tỉnh thì có một trường Trung cấp là hay hơn hết. Vì nếu trường học thành cụm gần nhau thì số lượng học viên bị giảm khó có thể duy trì lâu dài, còn nếu cả một vùng rộng lớn không có trường học sẽ gây trỡ ngại cho cho Tăng Ni có nhu cầu học hỏi, nhất là các Tăng Ni ở các chùa nông thôn hay miền núi xa xôi. 6. Các trường Phật học 7. Nghi lễ Phật giáo của ba miền Nam Trung Bắc đều có nét đặc thù khác nhau vì ảnh hưởng phong tục tập quán, sinh họat văn hóa của mỗi miền, nên khó có thể dung hợp để có một giáo trình thống nhất về nghi lễ, nhưng trên thực tế các lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan… vẫn có sự thống nhất về cơ bản; các nghi lễ khác theo nhu cầu tín ngưỡng địa phương vẫn có thể có sự thống nhất giữa mỗi miền. Vì vậy Ban Nghi lễ TW cũng nên có kế hoạch biên soạn giáo trình giảng dạy cho từng miền khác nhau. Trong cuối tháng 9 năm 2007 vừa qua, Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Sư Nguyệt Chiếu với nhạc lễ cổ tuyền Nam bộ, nội dung Hội thảo hiện nay đã được biên tập thành một tập sách trong đó có nhiều tài liệu về nhạc lễ Nam bộ; mong rằng tập sách này sẽ đóng góp một phần nào trong việc sưu tập tài liệu để soạn thảo giáo trình nghi le. 8. Trong thời gian gần đây Học viện tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự sửa đổi trong vấn đề chiêu sinh thi tuyển vào các lớp Cao cấp Phật học, về tiêu chuẩn dự thi không cần phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp. Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, ta nên bàn cho thấu đáo, theo chúng tôi đã là một trường Phật học thì phải khác hơn các trường thế học ở chỗ thí sinh phải có căn bản về Phật pháp, nếu mất tiêu chuẩn này thì cũng giống như các trường thế học bên ngoài. Mặc dù trong bốn năm Cao cấp vẫn học Phật học, nhưng nếu học viên đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học thì sẽ dễ dàng tiếp thu bài giảng hơn và chắc chắn thành công hơn một học viên chưa được đào tạo Trung cấp. Thêm một vấn đề quan trọng khác, đó là hậu quả của việc chiêu sinh thi tuyển vào Cao cấp không cần bằng Trung cấp sẽ dẫn đến tình trạng các trường Trung cấp sẽ đi vào bế tắc, học viên dần dần ít đi, vì Tăng Ni chỉ cần có bằng Tú Tài là được thi vào Cao cấp thì học Trung cấp làm gì cho mất thời gian. Nếu đà nầy cứ tiếp tục thì Tăng Ni trẻ sẽ mất dần căn bản về Phật học và cái văn bằng Cử nhân Phật học cũng sẽ mất một phần giá trị của nó. Về mặt tổ chức, nếu chiêu sinh như thế sẽ thiếu sự đồng bộ về tiêu chuẩn chiêu sinh giữa các học viện ở Việt Đồng thời để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu càng ngày càng lớn của Tăng Ni và nhu cầu về giảng dạy ở các trường Trung cấp, đề nghị các học viện nên mở thêm hai khoa : Khoa Sư phạm và Khoa Luật Phật giáo. 9. Vấn đề sau cùng muốn đề xuất, đó là nên hợp thức hóa các lớp Cao đẳng Phật học thành các trường Cao đẳng. Hiện nay đã có đến tám lớp Cao đẳng trong toàn quốc, theo Báo cáo Tổng kết trong 5 năm qua đã có 859 Tăng Ni sinh tốt nghiệp và hiện có 950 Tăng Ni sinh đang học, số lượng học viên như thế cũng khá nhiều, nhưng khổ nổi cho học viên là đầu vào thì dễ mà đầu ra không biết nên giải quyết thế nào cho phù hợp, nhất là bằng cấp thì ai cấp mới đúng? Trường Trung cấp hay Ban Trị sự các tỉnh thành hội? Giá trị và phạm vi sử dụng của bằng cấp này như thế nào? Hiện nay chưa có câu trả lời dứt khóat. Vì vậy, nếu các trường Cao đẳng được công nhận thì sẽ giải quyết được những vấn đề trên và sẽ làm nhẹ gánh cho các học viện về số lượng thí sinh cứ tăng vọt hàng năm. Đối với vấn đề này Hội đồng Trị sự và Ban Giáo dục Tăng Ni TW đã lập thủ tục xin phép Chính phủ, nhưng chưa có kết quả, nay đề nghị tiếp tục xin phép để sớm hợp thức hóa cho các trường Cao đẳng Phật học. Trước khi dứt lời, chúng tôi mong rằng những ý kiến đóng góp hôm nay sẽ được đại hội lưu tâm, được chư tôn đức ghi nhận, bàn bạc và từng bước thực hiện vì lợi ích chung trong việc thừa kế và phát huy kiến thức Phật học cho tất cả Tăng Ni và Phật tử. Thêm một lần nữa, tôi xin đại diện cho Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu kính chúc Chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Hòa thượng Thích Huệ Hà Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
|
Cập nhật ( 17/05/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com