TẾT NGUYÊN ĐÁN QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT * Đỗ Xuân Trung Từ xa xưa, ông cha ta đã cử hàng Tết Nguyên đán như một khâu quan trọng nhất trong cả chuỗi dài những lễ hội trong năm: lễ tết cuối mùa vụ (Tết cơm mới), lễ tết ra xuân vào hè (Tết mưa dông, Tết Đoan ngọ)…Nhiều tài liệu lịch sử thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã cho chúng ta những hình ảnh khá rõ nét về ngày hội lớn của dân tộc. Tết Nguyên đán thời Lý – Trần Theo An Nam chí lược, ngày 30 tháng chạp, vua ngự ở cửa Đoan Củng, sau khi các quan làm lễ xong thì xem phường bội diễn trò vui: xiếc, cac múa, chèo, tuồng… Tối 30, vua vào yết kiến Thái hậu, Thái thượng hoàng ở cung Đổng Nhân. Các tăng đồ, đạo sĩ vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ. Trong nhân gian, mọi nhà làm cổ thờ cúng tổ tiên. Đêm trừ tịch, người dân Đại Việt tưng bừng đốt pháo mừng năm mới, đốt pháo để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa, trong thời khắc thiêng liêng, đất trời giao cảm, vạn vật như ngưng đọng rồi bừng lên với sức sống mới. Sáng mồng một Tết, nhà vua ngự ở điện Vĩnh Thọ. Thái tử và các quan vào chúc mừng nhà vua “Vạn Thọ”. Sau đó vào cung Trường Xuân làm lễ cúng tổ tiên. Thái tử và các quan đừng theo thứ bậc, lạy mừng vua, tinế rượu ba lần. Thái tử lên lầu dự yến. Triều quan ngồi ở điện nhỏ phía Tây, ngoại quan ngồi ở Tây vu, yến tiệc đến xế chiều mới ra về. Ngày mùng hai Tết, các quan liêu được ở nhà cúng lễ tổ tiên. Ngày mùng ba Tết là một ngày vui lớn. Vua ngự trên lầu Đại Hưng (cửa Dân chúng trong thành cũng như ở các vùng thôn quê, trai gái chơi đánh đu, đá cầu, mở hội tung còn. Trong các cuộc chơi, người thắng cuộc được thưởng rượu, kẻ thua bị phạt uống nước lã. Nhưng tưng bừng, rộn rã nhất vẫn là tiếng hát gái trai hoà lẫn tiếng đàn tranh, đàn tì bà, đàn bầu độc đáo. Những điệu múa trên cà kheo nhảy tự do của nam, múa cổ tay của nữ tạo ra những đêm xuân có sức hút mê hồn. Sáng ngày mùng bốn, vua mở tiệc ban yến cho các quan. Thời Lý- Trần, mùng năm tết, các vua mở tiệc khai hạ. Xong tiệc các quan và người dân kinh thành đi lễ đền, chùa. Ngày mùng bảy làm lễ hạ cây nêu và mở tiệc ăn mừng. Sở dĩ có tục lệ này là vì dân ta thời Lý – Trần nghiệm 7 ngày đầu năm từ mồng một đến mùng 7 nếu thấy ngày mồng 7 trời trong sáng không mưa gió thì người ta tin rằng con người cả năm được mạnh khoẻ. Sách Lĩnh ngoạ đại đáp (1178) viết: “Dưới triều Lý, ngày mồng 7 tháng giêng mỗi binh sĩ được chi 300 đồng, lụa vải mỗi thứ một tấm. Tết Nguyên đán cho quân sĩ ăn xôi và khao quân bằng cá kho”. “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Sách Đại Việt cho biết hội đèn Quảng Chiếu được tổ chức lần đầu vào năm 1110, đời vua Lý Nhân Tông. Thời Lý, mọi người tham dự đèn Quảng Chiếu cầu mong được sống lâu. Đèn Quảng Chiếu lá loại đèn kéo quân. Theo An Nam chí lược, đêm nguyên tiêu, triều đình nhà Trần cho dựng đèn Quảng Chiếu. Đèn Chiếu muôn vàng ánh sáng rực rỡ. Các vị sư đi xung quanh đèn đọc kinh, các quan đứng vòng quanh đèn làm lễ “Triều đăng”. Tết Nguyên đán thời vua Lê – chúa Trịnh Tết của các bậc vua chúa quan lại vào năm 1658 được một dố đạo ghi chép lại như sau: “Từ chiều 30 Tết đã có 3.000 lính đứng trực trên những con đường vua chúa đi qua. Ngày 30 Tết, vua ngự ra sông “tắm tất niên” để sáng mồng một đầu năm các đại thần vào chúc Tết. Sáng mồng một, vua ra khỏi cung điện đến đàn Nam Giao, có đến bốn vạn binh lính tiền hô hậu ủng. Họ mang vũ khí đánh bóng sáng loáng, mặc quần áo bằng dạ Hà lan nhiều màu…Theo sau mỗi đội lính là một vị quan cưỡi voi…rồi đến kiệu chúa sơn son thếp vàng, có nhiều người cưỡi ngựa cùng 100 con voi đi hộ tống. Cuối cùng đến kiệu nhà vua. Trong khi nhà vua làm lễ tế trời, toàn quân đứng im phăng phắc. Ba phát súng thần công báo hiệu nhà vua đã làm lễ xong vá quay về cung. Nhà vua ngồi trên ngay, xung quanh có rất nhiều cờ vàng tán tía. Trong khi đó vị chúa ngồi im nhưng oai vệ hơn vua nhiều. Cuộc duyệt binh đầu năm có hơn 3.000 con ngựa và 300 con voi tham dự”. Tết của thường dân cũng được người nước ngoài mô tả khá kỷ lưỡng: “Tết là ngày hội lớn nhất. Ở đây ăn Tết từ 10 – 12 ngày. Trong những ngày Tết, người ta không làm gì cả mà chỉ chơi bời giải trí. Mọi người đều mặc quần áo mới. Trong kinh, ngoài nơi thôn dã, nam thanh nữ tú tham dự các trò vui. Họ dựng những cây đu… trai gái đứng lên xà ngang, đu coa ngất…”. Ngày mồng một Tết nói chung không ai ra khỏi nhà. Người ra kiên xuất hành vì sợ gặp vía dữ. Mồng hai Tết là ngày thăm viếng chúc Tết lẫn nhau và lễ Tết bề trên. Ngày Tết có nhiều trò vui: đánh đu, đá cầu, múa võ, chọi gà…36 phố phường ở kinh thành Thăng Long, đến đâu cũng thấy cảnh: Trai lanh lẹ đá cầu vén áo, gái éo le rũ yếm đôi quần Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa, rợp đường tử mạch Chàng công tử ngự xe tương tán, rạng mực thanh vân Tết Nguyên đán thời Nguyễn Ngày 20 tháng chạp âm lịch, lễ Phất thức (lễ rửa ấn) được tổ chức. Các quan trong triều mặc áo thụng xanh ra chầu tại điện Cần Chánh. Nhà vua ra ngự. Ấn được rửa bằng nước hương thuỷ lấy ở ngã ba sông và đựng trong một cái bình đầy hoa thơm. Ấn rửa xong được các quan cho vào tủ khoá lại. sau lễ Phất thức, vua cùng các quan nghỉ việc không đóng ấn nữa. Ngày 22 tháng chạp, vua ngự tại điện Thái Hoà làm lễ Thượng tiên (lễ dựng nêu). Suốt 30 đêm, các bà phi đều chầu chực hoàng thượng ở điện Quang Minh, các cung nữ hát ở cung Duyệt Thi. Tối 30, chỉ có bếp lửa ở điện Càn Thành (nơi vua ở) là được đỏ lửa. Sáng mồng một Tết, theo thứ tự thứ bậc, các tam cung lục viện ôm lồng ấp đến điện Càn Thành xin vua ban lửa đầu năm. Ngày mồng một Tết, vua ban yến các hoàng tử, hoàng thân và các quan lại từ ngũ phẩm trở lên tại điện Cần Chánh. Ngày mồng hai, vua ban yến cho các bậc quan lại và các trấn, các tổng, thưởng bạc cho các hoàng tử, hoàng thân và các quan lại rồi xem hát bội đầu năm tại Duyệt Thị Đường. Yến vua được ban loại thực đơn hạng nhất mỗi măm cỗ có 27 bát, 15 loại bánh, 12 loại mức, 3 loại trái cây, 2 loại xôi, 1 loại chè. Yến tiệc được tổ chức rất linh đình nhưng không kéo dài quá một buổi. Sau ngày mồng ba Tết là lễ tịch điền (lễ xuống ruộng đầu năm), được tổ chức cách thành nội 500m, ở một khu tịch điền. Vua mặc áo chẽn, đầu bịt khăn đường cân, mang hia, tay cầm roi, tay cầm cày do hai con bò phủ vải vàng kéo. Vua cày xong đến lượt hoàng tử, các quan, với ước vọng cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Ngày mồng 8 tháng giêng là lễ tế đàn Nam Giao. Đây là lễ lớn nhất sau ngày Tết được cử hành. Một vị quan được vua cử ra làm lễ kỳ cáo, cáo trước với trời đất ngày tháng đã tìm được về lễ trời. Tết cổ truyền Việt |
Cập nhật ( 02/02/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com