Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tết Chuốl Chnam Thmay (Ngọc Thúy)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Tết Chôl Chnăm Thmây ngày hội đoàn kết dân tộc

* Ngọc Thúy

Hàng năm vào trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh Nam bộ lại tổ chức đón Tết Chôl Chnăm Thmây truyền thống, tức là Tết chịu tuổi của dân tộc. Theo quan niệm của đồng bào, đây là thời kỳ tiếp giáp giữa hai mùa mưa nắng với cây cỏ tốt tươi, thiên nhiên trỗi dậy sức sống nên được đồng bào coi như sự khởi đầu của một năm mới, gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới). Càng gần đến ngày Tết, các phum sóc, các chùa và gia đình càng rộn lên không khí phấn khởi đón mừng. Vào dịp này, du khách từ các tỉnh, thành phố lân cận cũng thường tổ chức các chuyến về thăm và dự Tết cổ truyền cùng đồng bào.

         Đường đi lại và nhà cửa đều được mọi người dọn dẹp và sửa sang sạch sẽ. Các cổng chào đầu phum sóc, đồng bào còn trang trí cờ hoa, khẩu hiệu rực rỡ để chúc mừng năm mới. Ngoài việc trang hoàng nơi ăn chốn ở, đồng bào còn giúp nhau chuẩn bị gạo nếp xay bột, đậu các loại, lá chuối, lá dừa, tìm kiếm dây buộc, củi đuốc để làm các loại bánh trái như: num chruk (bánh tét), num tean (bánh ít), num knhậy (bánh gừng), num trom, num tom be (bánh men)… Các loại bánh này được dùng để cúng trên bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà; dùng làm lễ đi chùa và để tiếp khách trong những ngày Tết tại gia đình.

Theo tập tục Tết Chôl Chnăm Thmây thường kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Trong những ngày đó, mọi công việc ruộng rẫy đều dừng lại để mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Vào dịp này, con cháu dù ở xa xôi đến đâu cũng trở về để sum họp cùng gia đình trong ba ngày Tết. Ngày tết đầu tiên (khoảng 13/4 dương lịch), mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, mang theo nhang đèn, lễ vật đi chùa. Ở chùa, sẽ tổ chức tụng kinh, rắc nước có hương thơm ở một số nơi nhằm tiễn đưa vị thần năm cũ, xua đuổi tà ma, tẩy rửa điều xui xẻo của năm cũ, đồng thời cũng là cách làm trong sạch về mặt tinh thần để đón vị thần năm mới trang trọng nhất. Tại gia đình, các bậc con cháu tổ chức đi thăm và dâng quà, bánh trái cho ông bà, cha mẹ, người thân hoặc những người có ân đức với mình. Qua việc làm đó, người Khmer thể hiện sự cung kính với ông bà, cha mẹ và gửi gắm ước nguyện cầu mong vị thần năm mới cùng tổ tiên phù hộ độ trì, giúp cho việc làm ăn được phát đạt, đời sống gặp nhiều may mắn. 

Sau đêm tiễn đưa năm cũ, sang ngày thứ hai, đồng bào tổ chức nghi thức rước năm mới. Đầu tiên là rước Mahasoongkran (tức là cuốn đại nông lịch Khmer). Dẫn đầu đoàn rước là chằn mang mặt nạ oai vệ tay cầm gậy múa mở đường, theo sau là đội trống Chhay dăm hoặc dàn nhạc ngũ âm. Sau khi đoàn rước đi ba vòng quanh ngôi chùa chính, bà con phật tử sẽ vào chính điện cùng tụng kinh để đón chờ vị thần năm mới. Riêng lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi thì tổ chức các trò vui chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt, đá gà, nhảy bao, đánh bóng hay các tiết mục văn nghệ như: Rom vong, hát aday đối đáp, chơi chhay dăm hay xem rô băm, du kê, phim ảnh…Cũng trong ngày này, bà con còn tổ chức lễ đắp núi cát hoặc núi lúa xung quanh ngôi chính điện để cầu ước cho năm mới trở nên giàu có, của cải chất cao như núi.     

Tất cả các nghi lễ này đều được các thế hệ lưu truyền và gìn giữ, theo Phật giáo gọi là Anisoong pun phnum khsách (phúc duyên đắp cát). Sang ngày tết thứ ba, sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư, bà con mang nước ướp hương thơm cùng nhang đèn đến đền thờ Phật làm lễ tắm tượng Phật và sư sãi cao niên. Ở gia đình cũng tổ chức tắm rửa cho ông bà, cha mẹ và thay bộ quần áo mới do con cái dâng tặng. Việc tắm rửa này sẽ giúp tẩy rửa bụi trần của năm cũ và chúc phúc, chúc thọ cho người lớn tuổi. Bên cạnh đó, các nghi lễ cầu siêu cho vong linh người quá cố cũng được tiến hành trang trọng tại nghĩa trang và gia đình. 

Có thể nói, Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ thể hiện quan niệm của người Khmer về chu kỳ vận chuyển của năm, lấy mùa mưa làm mốc để đánh dấu thời gian mà còn nhằm giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, đoàn kết gắn bó chặt chẽ với cộng đồng. Bên cạnh đó, Tết Chôl Chnăm Thmây còn là dịp để đồng bào dân tộc Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và những người có công lao với dân tộc, đất nước đã qua đời. 

Cập nhật ( 17/04/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Tết Thanh Minh (Lai Tuệ)

Phật giáo với dân tộc qua hình ảnh Trần Nhân Tông (PGS.TS Nguyễn Đức Lữ)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh khoá tu

    Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 105
  • 2.190
  • 198.075

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học