NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TÊN *ThS Nguyễn Thế Truyền 1. Cấu trúc của tên người Tên người hiểu theo nghĩa rộng (tương ứng với thuật ngữ Full name trong tiếng Anh), ở hầu hết ngôn ngữ, đều có 3 phần : – Tên chính (Anh : name, forename, first name; Pháp : prénom) – Tên đệm (Anh : middle name; Việt : chữ lót) – Họ (Anh : surname, family name, last name; Pháp : nom) Trật tự sắp xếp của 3 bô phận đó có 6 cách sau đây : (1) họ – tên đệm – tên chính (2) tên chính – tên đệm – họ (3) tên đệm – tên chính – họ (4) tên đệm – họ – tên chính (5) họ – tên chính – tên đệm (6) tên chính – họ – tên đệm Tên người Việt và một số dân tộc khác sắp xếp theo cách (1). Tên người châu Âu sắp xếp theo cách (2). Các cách sắp xếp còn lại, về mặt lí thuyết, đều có khả năng xảy ra. 1.1. Tên chính Là phần tên không đương nhiên có, mà do bố mẹ đặt cho một người khi họ sinh ra. Trong các nước nói tiếng Anh, đây là phần tên mà bạn bè và người trong gia đình dùng gọi người đó. Đối với tiếng Việt, đây là phần tên quan trọng nhất, có thể dùng độc lập, đại diện cho toàn bộ cái tên đầy đủ của một người. Ở những cộng đồng tôn giáo, đôi khi tên thánh (Christain name) được dùng thay tên chính. Ví dụ : Antôni, Phaxicô, … Ở Việt Người châu Âu có một hệ thống tên gọi thâm mật (nick name) hoặc tên gọi tắt (short form) hình thành từ tên chính, và cũng hay được dùng thay cho tên chính. Chẳng hạn, trong tiếng Anh : Tên chính có thể là tên đơn, tên phức hoặc tên ghép. Đối với tiếng Việt, tên phức thường là hai tiếng có liên quan ý nghĩa với nhau, có tính chất cố định. Ví dụ : Nguyễn Ái Quốc, Hà Thị Tường Vy, Lê Thị Giáng Hương, Ngụy Như Kontum, Võ Điện Biên, Hồ Buất Khuất, Lý Toàn Thắng, … Còn tên ghép hình thành do nhiều tên nối lại với nhau như tên thánh và tên khai sinh (Antôni Minh, Maria Hương, …). Hệ thống tên chính của các ngôn ngữ châu Âu thường có số lượng giới hạn, vì một trong những lí do là người châu Âu có truyền thống đặt tên con theo theo tên bố, mẹ, tên của những người thuộc thế hệ trước, hoặc tên của những người được kính trọng. Tức là không có xu hướng tạo ra tên mới. Dẫn đến một trường hợp khá phổ biến trong ngôn ngữ châu Âu là có nhiều người trong dòng họ, ở các thế hệ khác nhau, có cùng một tên. Khi con cùng tên bố, để phân biệt, trong tiếng Anh dùng chữ Jr. để chỉ con và chữ Sr. để chỉ bố. Như : Con : Theodore Roosevelt, Jr. (Tổng thống thứ 26 của Mĩ) Bố : Theodore Roosevelt, Sr. Trong gia đình, để phân biệt khi trùng tên, người Anh, Mĩ dùng tên thân mật hoặc tên gọi tắt. Có khi người ta dùng tên đệm để gọi con (khi bố và con cùng tên chính và tên đệm). Tên đệm và tên chính có thể dùng thay thế cho nhau là một điều không có trong tiếng Việt. Vì vậy, thuật ngữ tên đệm chỉ phù hợp với các ngôn ngữ châu Âu. Đối với tiếng Việt, chỉ nên gọi bộ phận này là “chữ lót”. Hệ thống tên chính của người Việt phong phú hơn các ngôn ngữ châu Âu, theo chúng tôi, vì hai lí do : – Người Việt có tập tục kiêng tránh việc đặt tên trùng tên của vua chúa, những người được tôn kính, những người ở thế hệ trước trong dòng họ. – Vì ảnh hưởng thuyết Chính danh của Nho giáo nên người Việt cũng như các dân tộc khác trong nền văn hóa Hán học, rất coi trọng việc chọn tên, đặt tên mới mẻ, có ý nghĩa. Theo sự phân tích ban đầu của chúng tôi, người Việt hiện nay dùng khoảng 850 tên chính (loại tên đơn). Người Anh, người Mĩ, theo 1.2. Tên đệm (chữ lót) Là phần phụ thêm vào để phân biệt chi phái, giới tính, thứ bậc trong gia đình, để nêu danh hiệu hoặc ước nguyện. Đây là phần tên không bắt buộc phải có trong họ tên đầy đủ của một người. Xét về nguồn gốc, tên đệm có thể là một yếu tố chuyên dụng đúng nghĩa (như chữ Văn và chữ Thị trong tiếng Việt), song thông thường hơn là những yếu tố được chuyển hóa từ tên chính, hoặc từ họ. Tên đệm của người Anh, Mĩ rất nhều trường hợp vốn là tên chính. Ví dụ : Ida Elizabeth Stover (mẹ của D. D. Eisenhower) Chelsea Victoria Clinton (con gái của B. Clinton) John William Cater (con trai của J. Cater) Trường hợp lấy họ mẹ (khi chưa lấy chồng) để làm tên đệm cũng rất phổ biến đối với người Anh, Mĩ. Chẳng hạn : Mẹ Con Nelle Wilson Ronald Wilson Reagan Hannah Milhous Richard Milhous Nixon Loại tên đệm có ý nghĩa biểu trưng rất ít gặp trong họ tên tiếng Anh. Những cái tên có tên đệm như sau là ít thấy : Lynda Bird Johnson, Henry Lightfoot Jones, Little (chim) (lẹ chân) (quả mọng) (người đi bộ) Nói gọn lại, người Anh, người Mĩ, không có loại tên đệm chuyên dụng như của người Việt. Người Pháp rất ít dùng tên đệm . Tên người Nga thường gặp một số tên đệm như : Ilich : Vladimir Ilich Lenin Leonid Ilich Brejnev Grigorievich : Ilya Grigorrievich Ehrenbulrg Visarion Grigorievich Belinski 1.3. Họ Là phần tên dùng để phân biệt một tập hợp người được coi là quan hệ huyết thống với những tập hợp người khác . Theo lôgic bình thường, lúc đầu người ta chỉ có tên để phân biệt người này với người khác, sau đó mới có họ để phân biệt gia tộc này với gia tộc khác. Bằng chứng là trong tiếng Anh có những họ mang nghĩa đen là (con trai của người tên là…”. Ví dụ, họ Johnson ( con trai của ông John), họ Người Khơme cũng có tập tục lấy tên của bố làm họ. Và trước đây, họ đó chỉ dùng trong một thế hệ. Thế hệ sau lại tiếp tục lấy tên bố (ở thế hệ kế trước) làm họ. Ví dụ : Cha Con Cháu Rata Na Cũng như tên, họ cũng có thể là họ đơn, họ phức hoặc họ ghép. Họ phức trong tiếng Việt rất ít gặp, như Tôn Thất (Tôn Thất Tùng), Hoàng Phủ (Hoàng Phủ Ngọc Tường), … Người Trung Quốc có 909 họ (Nguyễn Kim Thản, 1994, tr. 1346-1358), trong đó có 58 họ phức, tỉ lệ 6 %. Những họ phức quen thuộc của người Trung Quốc như : Bách Lí, Công Tôn, Tư Mã, Gia Cát, Tây Môn, … Họ ghép là cách thức lấy hai hoặc nhiều họ cộng lại, thường là họ bố và họ mẹ. Phụ nữ phương Tây khi lấy chồng thì đổi họ theo họ chồng. Ví dụ : (thời con gái) (khi lấy B. Clinton) Phụ nữ Mĩ khi lấy chồng thường không bỏ hẳn họ gốc, mà chuyển nó thành như một loại tên đệm. Chẳng hạn, mẹ của R. Nixon : (thời con gái) (khi lấy ông F. Nixon) Khi có nhiều đời chồng, thì tên đầy đủ của một người phụ nữ phương Tây sẽ có thể có nhiều họ theo thứ tự trước sau của các đời chồng. Ví dụ, tên đầy đủ của mẹ B. Clinton : Virginia Cassidy Blythe Dririve Kelley họ họ họ chồng chồng chồng Phụ nữ Nga, khi lấy chồng cũng dùng họ chồng, nhưng còn phải biến họ đó từ giống đực sang giống cái. Ví dụ : Chồng Vợ Vladirmir Putin Luhnila Putina 2. Các phương thức đánh dấu tên nam giới và tên nữ giới 2.1. Nhu cầu phân biệt tên nam giới và tên nữ giới là một nhu cầu vừa mang tính chất tâm lí, vừa mang tính chất hành chính – xã hội. Trong các ngôn ngữ đểu có sự phân biệt tên người của hai giới này, bằng phương thức ngữ âm, phương thức ngữ nghĩa, hoặc sử dụng yếu tố chuyên dụng (yếu tố chuyên dùng để đánh dấu giới tính). Trong tiếng Nga, một ngôn ngữ điển hình về phạm trù giống, tên nam giới và tên nữ giới phân biệt rất rõ với nhau bằng các vĩ tố. Tên nữ giới thường kết thúc bằng –a hoặc –ia. Ví dụ : Anna Ivanôpna (nữ hoàng), Natalya Nicôlepna Gonsarova, Svetlana Perova, Zinalda Vonkonscaia, … Tên nam giới (tên họ) thường kết thúc bằng : –ov, –ev, –ski, –in, –its, –cô, –ôi, … Ví dụ : Ivan Petrovich Palov, Alexandr Fadeev, Boris Elsin, Lev Tolstoi, … Nhìn chung tên nữ giới người Nga phát âm mềm mại, nhẹ nhàng, vang ngân; tên nam giới thường rắn đanh, mạnh mẽ, dứt khoát. Trong tiếng Anh, những cái tên (tên chính sau đây là của nữ : Alice, Angla, Eva, Grace (duyên dáng), Jane, Joyce, Marilyn, Nancy, Olive (cây ô-liu), Pearl (ngọc trai), Rose (hoa hồng), Sandy, Violet (hoa vi-ô-lét), … Tên của nam : Abraham, Adam, Bobby, Charles, David, Frank, Victor (người chiến thắng), Wise (kẻ khôn ngoan), … Tên nam giới và nữ giới người Anh phân biệt với nhau phần lớn bằng ngữ nghĩa, hoặc bằng nguồn gốc (tên các nhân vật thần thoại, tên thánh, …). Phương thức dùng yếu tố chuyên dụng để đánh dấu giới tính hay gặp ở các ngôn ngữ phương Đông, như người Mianma dùng chữ đệm “maum” để chỉ tên con trai, chữ đệm “ma” để chỉ tên con gái (Nguyễn Duy Thiệu, 1997, tr.198). Ở hầu hết ngôn ngữ, phương tiện để biểu thị giới tính của tên người là tên chính hoặc là tên đệm. Tên họ ít có vai trò gì trong phân biệt giới tính, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như tiếng Nga biến đổi vĩ tố của họ để biểu thị giới tính của tên. 2.2. Phương thức cơ bản để đánh dấu giới tính của tên người Việt hiện nay là phương thức ngữ nghĩa (dùng biểu tượng ngữ nghĩa do tên gọi gợi ra để đánh dấu). Ví dụ : Phương tiện cơ bản để đánh dấu giới tính tên người Việt (và nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Lê Đức Thúy Võ Thị Thắng Đỗ Bá Duyên Lý Huyền Quân Những trường hợp chữ lót trung tính (dùng chung cho cả nam và nữ) thì dựa vào tên chính để phân biệt. Chẳng hạn : Trần Bích San Trần Bích Loan (núi) (chim phượng cái) Lê Việt Phong Đinh Việt Hoa (gió) (bộ phận sinh sản của cây) Vì liên hệ nghĩa có tính chất cảm nhận chủ quan, nên giới tính của tên người Việt là một phẩm chất không được xác định rõ. Trước đây người Việt dùng hai hai chữ lót Văn và Thị như hai yếu tố chuyên dụng để đánh dấu tên nam và tên nữ. Nhưng hiện nay cách làm này bị cho là quê mùa, cộng với sự bùng nổ hệ thống chữ lót (xem phần 3.1) dẫn đến tình trạng tên nam giới và tên nữ giới nhiều trường hợp bị lẫn lộn. 3. Những sự khác biệt giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt Về đại thể, tên chính, chữ lót và kể cả tên đầy đủ của người Việt đều phân hóa thành 3 nhóm : Nhóm thường chỉ đặt cho nam (Nhóm a) Nhóm thường chỉ đặt cho nữ (Nhóm b) Nhóm dùng đặt cho cả nam và nữ (Nhóm c) Qua tìm hiểu sơ bộ khoảng 850 tên chính (loại tên đơn) và 150 chữ lót thường dùng đặt cho người Việt rút ra từ việc phân tích bảng từ của Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) và Hán – Việt từ điển (Đào Duy Anh), cũng như đối chiếu với thực tế sử dụng, chúng tôi thấy có mấy sự khác biệt cơ bản sau đây giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt : 3.1. Khác biệt về số lượng Số lượng tên chính và chữ lót thường dùng đặt cho nam nhiều hơn số dùng cho nữ. Tỉ lệ tên chính thường dùng đặt cho nam và tên chính thường dùng đặt cho nữ xấp xỉ 4/1. Toàn bộ số lượng tên chính có thể dùng đặt cho nam gấp khoảng 1,5 lần toàn bộ số lượng tên chính có thể đặt cho nữ (tức là a + c > b + c). Số liệu thống kê của chúng tôi từ 151 tên thường dùng của người Việt ở vần B, vần H và vần L như sau : Tên thường dùng cho nam : 60 (40%) Tên thường dùng cho nữ : 14 (9%) Tên dùng chung cho cả nam và nữ : 77 (51%). Tương tự tên chính, số lượng chữ lót chuyên dùng cho nam nhiều gấp 2 lần chữ lót chuyên dùng cho nữ. Thống kê ban đầu của chúng tôi cho thấy hiện nay người Việt thường dùng 150 chữ lót, trong đó : Nữ (45 chữ) : Ái, Anh, Bạch, Băng, Cẩm, Dạ, Diễm, Diệu, Đoan, Giang, Hạnh, Hằng, Hương, Huyền, Kiều, Lam, Lan, Lệ, Liễu, Loan, Mai, Ngân, Nguyệt, Nhã, Như, Mộng, Mỹ, Quế, Quyên, Phượng, Tiểu, Thị, Thiên, Thục, Thúy, Thùy, Thụy, Tố, Trà, Trang, Trúc, Tú, Tuyết, Vân, Yến. (Uyên, Linh – 2006) An, Bá, Bình, Bửu, Cảnh, Cao, Châu (Chu), Chí, Chiến, Công, Doanh, Duy, Dy, Đại, Đắc, Đăng, Đinh, Đoàn, Đồng, Đức, Gia, Hiền, Hoa, Hòa, Hoành, Hoàng, Hùng, Huệ, Huy, Hữu, Ích, Khả, Khắc, Khái, Khải, Khoa, Kỳ, Lai, Long, Lương, Mạnh, Minh, Ngôn, Nguyên, Nhân (Nhơn), Nhất, Nhật, Phi, Phú, Phúc (Phước), Quang, Quân, Quốc, Quý, Quyết, Sĩ, Sơn, Tài, Tấn (Tiến), Tất, Thạc, Thái (Thới), Thành, Thế, Thiện, Thiệu, Thuận, Thúc, Thượng, Tịnh, Tri, Trí, Trọng, Trường, Trung, Tuấn, Tùng (Tòng), Tường, Văn, Viết, Vinh, Vĩnh, Vũ, Xuân. Anh, Bảo, Bích, Hà, Hải, Hoài, Hồng, Kim, Khánh, Ngọc, Như, Thanh, Thảo, Thu, Việt. Trong tiếng Anh, tên (tên chính) nam giới và nữ giới phân biệt rõ ràng, hiếm có trường hợp dùng chung. Số lượng tên chính thường dùng của nữ giới trong tiếng Anh lại nhiều hơn của nam giới : nữ giới : 270 tên; nam : 246 tên (Oxford Advanced Leaner’s Dictionary 1992) 3.2. Khác biệt về cấu tạo Trước hết, loại tên điển hình của nam giới (tên đầy đủ) khác loại tên điển hình của nữ giới ở hệ thống chữ lót chuyên dụng (xem phần 3.1) và hệ thống tên chính đặc trưng (xem phần 3.4). Mặt khác, tên nam giới (tên đầy đủ) giữ vai trò như một loại đơn vị gốc. Tên nữ giới, về một mặt nào đó có tính chất phái sinh từ tên nam giới. Chúng ta có thể dùng chữ Thị, hoặc các chữ lót khác của nữ, để biến tên của nam thành tên của nữ : Trần Minh Thái Trần Thị Minh Thái Chiều hướng ngược lại (dùng chữ Văn hoặc các chữ lót khác của nam để biến tên của nữ thành của nam) không có. Tên nam giới thường cấu trúc cũng đơn giản hơn. Loại tên 4 hoặc 5 tiếng như : Lê Huỳnh Thiên Thảo, Trần Nguyễn Hoàng Phương Thụy, … phần lớn là của nữ. Tên chính là tên phức của nữ chũng nhiều hơn của nam. Loại tên chỉ có 2 tiếng như : Nguyễn Xiển, Phạm Hổ, Đào Thản, Bùi Ý, … đại đa số là của nam. Sự đơn giản cũng là một phẩm chất nam tính. 3.3. Khác biệt về nguồn gốc và từ loại 3.3.a. Xét về nguồn gốc, đại đa số tên thường đặt cho nam giới là yếu tố Hán Việt (còn gọi là tên chữ Hán), khoảng 90%. Tên thường đặt cho nữ, đặc biệt trước đây và nông thôn, dùng nhiều là yếu tố Việt (còn gọi là tên Nôm). Tên nữ giới, tỉ lệ khoảng 80% tên chữ Hán, 20% tên Nôm. Phân tích tên của CBGD trường CĐSP Bạc Liêu, chúng tôi có số liệu sau :
(Tên Nôm của nữ : Thắm, Lụa, Trọn, Huê, Hai, Ửng, Rỡ. Tỉ lệ này chắc chắn có khác ở nông thôn). 3.3.b. Xét về từ loại, theo phân tích của chúng tôi, tên nữ giới người Việt thiên về chỉ vật và phần nhiều có tính cụ thể. Tỉ lệ danh từ trong tên nữ giới cao hơn trong tên nam giới. Ở vùng nông thôn mức chênh lệch này còn cao hơn. Động từ chiếm một tỉ lệ thấp trong tên nữ giới ( khoảng 5%), và chủ yếu là loại động từ tâm lí – tình cảm : Thương, Nhớ, Hoài, Mến, Luyến, Tưởng, … Tên nam giới thiên về chỉ phẩm chất, hoạt động và thường có ý nghĩa trừu tượng. Tỉ lệ động từ trong tên nam giới nhiều gấp khoảng 4 lần trong tên nữ giới. Tỉ lệ từ loại trong tên của CBGD trường CĐSP Bạc Liêu như sau :
3.4. Khác biệt về đặc trưng ngữ nghĩa Đây là khác biệt quan trọng và thường được nói tới nhiều nhất của tên người Việt. Nói chung, tên nam giới người Việt mang thuộc tính dương, động, chủ động. Tên nữ giới mang thuộc tính âm, tĩnh, thụ động. Do sự đối lập âm dương này nên tên nam giới thường biểu thị những sự vật, hoạt động, thuộc tính mạnh mẽ, to lớn, cứng rắn, hướng ngoại, thuộc về quốc gia, xã hội, … Tên nữ giới thường biểu thị những sự vật, hiện tượng, thuộc tính yếu đuối, nhỏ bé, mềm mại, hướng nội, thuộc về gia đình, riêng tư, … Sau đây là những cái tên điển hình đặt cho nam hoặc nữ : Những phẩm chất, đức tính mạnh mẽ : Hùng, Dũng, Kiên Cường, Trung, Thành, Can, Đảm, Chính, Trực, … Những hoài bão, khát vọng : Công, Danh, Sự, Nghiệp, Tài, Trí, Lực, Thắng, Đạt, Thành, … Những sự vật, hiện tượng to lớn, trọng yếu : Thiên, Nhật, Sơn, Phong, Vũ, Quốc, Bang, Quận, Châu, … Những sự vật, hoạt động trong lĩnh vực võ thuật, quân sự : Côn, Quyền, Cung, Kiếm, Cước, Chưởng, Thành, Lũy, Quân, Binh, Sĩ, Chiến, Đấu, Tranh, … Các loại thú vật lớn, mạnh : Hổ, Dần, Tượng, Kình, Ngạc, … Các dụng cụ học tập, thi cử : Mực, Bút, Viết, Nghiên, Quản, Bảng, Kinh, Sử, … Các hoạt động, trạng thái (nói chung) : Ẩn, Xuất, Bái, Biện, Chấp, Chiểu, Dụng, Duyệt, Hoàn, Huấn, Kháng, Khởi, Lập, Luận, … Nữ : Các loài hoa đẹp, mềm mại : Lan, Cúc, Mai, Đào, Lựu, Nhài, Sứ, Quỳnh, Sen, Dạ Hương, Tường Vy, … Các loài chim nhỏ, đẹp, hót hay : Nhạn, Yến, Oanh, Quyên, Hoàng Yến, Họa My, … Các vật trang sức : Trâm, Khuyên, Thoa, Phấn, Son, Ngọc, Ngà, Kim Cương, Quỳnh Dao, … Các loại vải vóc : Lụa, Sa, Nhung, Lĩnh, The, Xuyến, Gấm, Cẩm, … Những trái cây có vị chua (hiện nay ít đặt) : Bưởi, Bòng, Chanh, Quýt, Mận, Mơ, Dâu, … Các đặc trưng, đức tính nữ giới : Dung, Nhan, Diễm, Lệ, Duyên, Hạnh, Thục, Lành, … 4. Một số điều rút ra về văn hóa – ngôn ngữ 4.1. Có một sự đối lập, tuy không triệt để, nhưng tương đối rõ giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt. Sự đối lập này dựa trên ngữ nghĩa của tên chính, song yếu tố cơ bản của sự đối lập là hệ thống chữ lót chuyên dụng cho tên mỗi giới. Hệ thống chữ lót này cũng hình thành trên cơ sở khác biệt về đặc trưng ngữ nghĩa và vốn do tên chính chuyển hóa thành. Những trường hợp khó phân biệt tên (tên đầy đủ) của nam và nữ, hầu hết rơi vào sự kết hợp sau : Họ + Chữ lót + Tên chính (trung tính) (trung tính)
Ví dụ : Trần Hoài Thanh, Cao Anh Tú, … Trên thực tế, có những cách thức phối hợp bù trừ giữa tên chính và chữ lót để làm rõ giới tính : Nếu tên trung tính (loại dùng chung cho nam và nữ) thì chữ lót phải rõ giới tính, và ngược lại. Cách thức dùng tên phức để tô đậm giới tính của tên (đặc biệt là ở nữ) cũng là một xu hướng phổ biến hiện nay. 4.2. Những sự khác biệt (số lượng, cấu tạo, nguồn gốc, loại từ, đặc trưng ngữ nghĩa) giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt trình bày ở trên vừa biểu thị sự đối lập có tính phổ quát về giới tính, vừa biểu thị những quan niệm về vai trò và vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong cái nguồn gốc là một xã hội phong kiến Á Đông mang nặng tư tưởng “nam tôn nữ ti”. Tên nữ giới có tính chất phái sinh và phần nào có tính chất thứ yếu so với tên nam giới. Tên nam giới thường hay hơn, có ý nghĩa thâm thúy hơn (tên chữ Hán, ý nghĩa trừu tượng) so với tên của nữ giới (tên Nôm, ý nghĩa cụ thể). Tên nam giới có tính chất động, tên nữ giới có tính chất tĩnh, phản ánh quan niệm xã hội về vai trò của hai giới : chủ động (nam) – phụ thuộc (nữ). Tất nhiên, những sự khác biệt này thay đổi theo tỉ lệ giảm dần từ nông thôn đến thành thị, từ trước đến nay. Xu hướng chung là tên nữ giới ngày càng xích lại gần tên nam giới, nhưng không phải ở mọi phương diện. Bởi vì cơ sở sâu xa của sự khác biệt về tên giữa hai giới (sinh học, tâm lí, xã hội) vẫn còn, nếu không nói là mãi mãi. 4.3. Về mặt ứng dụng, có thể dùng chữ lót như một bộ tiêu chuẩn cơ bản, kết hợp với nghĩa của tên chính để định rõ giới tính của tên, phục vụ cho công tác quản lí hành chính – nhân sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trung Hoa. 1992. Họ và tên người Việt 2. Trần Ngọc Thêm. 1995. Cơ sở văn hóa Việt 3. William A. Degrogorio. 1995. Bốn hai đời tổng thống Hoa Kỳ. Hội Khoa học Lịch sử Việt 4. Nguyễn Duy Thiệu (chủ biên). 1997. Các dân tộc Đông 5. Nguyễn Thế Truyền. 2000. Người Việt đặt tên con như thế nào ? Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Đặc san Xuân Canh Thìn. 6. Hoàng Phê (chủ biên). 1992. Từ điển tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học. 7. Nguyễn Kim Thản (chủ biên). 1994. Từ điển Hán – Việt hiện đại. Nxb Thế giới. 8. Đào Duy Anh. 1957. Hán – Việt từ điển. Nxb Trường Thi. 9.
|
Cập nhật ( 17/04/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com