Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

TEM QUAN ÂM THỊ KÍNH (Dương Khôi)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TEM QUAN ÂM THỊ KÍNH

MỘT BỘ TEM MANG ĐẬM BẢN SẮC DÂN TỘC

* Dương Khôi

          Nhiều nhà nghiên cứu cho biết nghệ thuật hát Chèo ra đời từ thời Đinh – Lê, cách đây một ngàn năm. Nghệ thuật chèo xử lý tổng thể tất cả các phương tiện diễn tả con người: nói, nói sử, múa hát, nhạc… Ngôn ngữ chèo long lanh những câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ bác học truyền tụng từ lâu đời. Nghệ thuật chèo lại mang tính tổng hợp, phối hợp giữa bi và hài. Ướt lệ trong Chèo lại mang phong cách ước lệ Việt Nam. Đó là phong cảnh những tranh dân gian, những cảnh sinh hoạt dân dã khắc trên kiến trúc đình chùa … Chèo là một loại hình sân khấu Việt Nam độc đáo, là tinh hoa, là tiếng nói tâm hồn của dân tộc.

          Cùng với truyện nôm Quan Âm Thị Kính, tác phẩm khuyết danh thế kỷ XVIII – XIX vở chèo trùng tên đã từ lâu đời in đậm trong tâm trí dân gian. Thành ngữ – oan bằng oan Thị Kính: oan không giải bày được. Họa sĩ Ngô Mạnh Lân đã nắm vững sâu sắc đặc trưng của chèo nêu trên. Nắm vững các nhân vật chèo cổ được phân thành hệ thống, được mô hình hóa và cũng được quy thành những động tác, màu sắc, hình nét điều độ chủ đạo… Bằng khối 06 tem, trước mắt chúng ta một sân khấu chèo ướt lệ, chiếu chèo khác với sân khấu hộp. Với 06 tích chèo nêu rõ tích chuyện khá hoàn chỉnh: Từng nhân vật hiện lên rõ ràng bằng đường nét, màu sắc kế thừa các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống… một cách nhuần nhuyễn hiện đại.

          Xin hãy ngắm nhìn 02 con tem, hai lớp chèo nổi tiếng của vở chèo Quan Âm Thị Kính. Thị Mầu lên chùa – tem số 2: Một cô gái đào tơ, tóc đuôi gà vắt vẻo. Áo tứ thân màu cánh sen tươi rói, mở toan hai vạt. Chiếc yếm bó sát khuôn ngực nở nang chói màu đỏ lửa. Váy lụa đen mềm buông sát gót. Tay cầm quạt hững hờ. Chân bước nhún nhảy có phần tinh nghịch. Thân hình lượn sóng uốn éo. Còn nàng Thị Kính tội nghiệp, bé nhỏ khen áo chú tiểu tay niệm trước ngực, tay gõ mõ trước Phật đài. Ta như thấy một  sắc đẹp ngời ngời, đôi mắt lúng liếng đưa tình, như quyện với tiếng hót chào mời tình yêu, táo bạo. Tiếng mõ đều đều cùng câu nhịp nhàng như tiếng nức nở kêu cầu. Lớp Mẹ Đốp – xã trưởng – tem số 4: một xã trưởng áo the có hoa văn, quần cháo lòng, ống cao, ống thấp, dép Gia Định. Mặt vên lên, râu nghạnh trê đứng ưỡn cong người tay chống bên hông, tay roi tre sẽ tách ở một đầu. Mẹ Đốp, một chị đàn bà còn mặn mò, váy ngắn, chân trần mạnh khỏe. Và …trước mắt ta sống động một tên cường hào hống hách, mắt trắng đảo điên, dâm tà, đang tán Mẹ Đốp. Mẹ Đốp nghiêng mặt khinh thị, đối đáp bằng những lời lẽ thông minh, sắc nhọn châm chích thẳng thừng….. và …. Giơ tay bốc mồm xã trưởng đặt vào đây lưng hoa lý của mình rồi hạ xuống gần chổ kín của thân thể đầy ẩn ý.

          Bộ tem khối được bao một nền hoa văn – quạt chèo nét trắng nổi rõ trên nền xám nhẹ làm bậc sáng ngời sân khấu với 6 lớp chèo, với các nhân vật rõ ràng, sắc nét. Nhân vật chính với bao nổi chồng chất, những thế lực vùi dập, nàng Thị Kính như bé nhỏ, tội nghiệp – tem số 1,2,5. Nhưng ở tem số 6 dưới tấm áo nhà sư tay nâng ôm chặt hài nhi mà Thị Mầu vu oan trao cho, mặt đầy thương xót, vai khăn gói, tay cầm bát xin sữa, xin ăn. Bước thất thểu trong vòng hào quang của Đức Phật. Nàng Thị Kính như lớn lên ngang tầm Phật về kỳ tích ấy. Cùng với dấu ngày phát hành đầu tiên mang hình vẽ Tượng Quan Âm Thị Kính bồng Hài nhi quen thuộc có trong nhiều làng quê Việt Nam như một dấu kết cho vỡ chèo. Toàn bộ, thật là một dụng công rất đắt của nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân.

          Từng con tem, từng lớp chèo đều được bố cục đẹp (kể cả chữ) hợp lý, nêu được bản chất sự việc – ướt lệ của Chèo. Từng con tem, nhịp của đường nét, nhịp của màu sắc hòa quyện lung linh sắc màu của sân khấu Chèo. Từng nhân vật toát lên được quá đầy đủ tính cách, hành động. Từ trang phục, màu sắc quần áo, guốc dép, đạo cụ: quạt, que… Từng động tác đôi tay, dáng thân thể, bước đi … của từng nhân vật rất rõ nét với ướt lệ của nhân vật trong Chèo. Có thể nói với bộ tem khối Quan Âm Thị Kính đã sống động một nghệ thuật Chèo Việt Nam, một tích chèo nổi tiếng – một viên ngọc sáng ngời của sân khấu Chèo lung linh, sôi động. Bộ tem lôi cuốn người nhìn, người ngắm và người nghiên cứu. Chúng tôi nghĩ đây là một bộ tem mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, bộ tem chuyên đề đẹp nhất trong năm 1998. Một thành công của họa sĩ thể hiện. Một dấu ấn đẹp trong phát hành tem của công ty Tem Việt Nam./.

Cập nhật ( 14/01/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

TÍNH ÂM NHẠC TRONG KINH PHẬT (NhS Dương Đình Sơn)

HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI TỨ ĐẠI DANH SƠN TRUNG QUỐC (Nguyễn Thái Hai)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 2.504
  • 3.318
  • 187.823

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học