Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Tạp chí Duy tâm Phật học (Nguyễn Đại Đồng)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

TẠP CHÍ DUY TÂM PHẬT HỌC

* Nguyễn Đại Đồng

Ngày 5/7/1935, Toàn quyền Đông Dương R.Robin ký nghị định số N604-S cho phép hội Lưỡng Xuyên Phật học (LXPH) xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học (DTPH) mỗi tháng ra 4 kỳ, nhưng do những thành viên trong Hội bận nhiều công việc ban đầu cùng với việc mở Phật học đường…, thành thử phải tạm xuất bản mỗi tháng một kỳ. Chủ nhiệm tạp chí là Hòa thượng Huệ Quang (Nguyễn Văn Ân), bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe làm quản lý; tòa soạn đặt tại chùa Long Phước, ấp Thanh lệ, làng Long Đức, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, in tại nhà in Uynion, sau là Hồng Phát. Ban đầu mỗi kỳ in 3.000 số, tới 1/11/1936 xuống 2.500 số, tới năm 1939 còn 2.000 số. DTPH phát hành quá rộng rãi với đại lý ở 19 tỉnh trong nước, 2 ở Campuchia và 1 ở Lào.

Số đầu tiên ra ngày 1/10/1935 dày 53 trang, có 10 mục:

1. Biện minh: 2. Diễn đàn; 3. Chư kinh luận diễn nghĩa; 4. Khai thị pháp môn; 5. Phật học nghiên cứu; 6. Phật học thông tin; 7. Đáp ký; 8. Bài kệ; 9. Phật  hóa hữu duyên; 10. Từ khảo.

Từ số 4 ra 1/1/1936, DTPH có 11 mục: 1. Thông luận; 2. Diễn đàn; 3. Chư kinh luật giải nghĩa; 4. Khai thị pháp môn; 5. Phật học nghiên cứu; 6. Phật giáo thông tin; 7. Đáp ký; 8. Bài kệ; 9. Sự tích; 10. Pháp uyển; 11. Từ khảo.

Trong mục Biện minh số đầu tiến, DTPH nói rõ chí hướng của mình như sau: “Tóm lại “Duy Tâm” ra đời là quyết xương minh Phật học, củ chính những chổ sai lầm, để mưu hạnh phúc cho nhân loại quần sinh, sửa đổi cõi đời dơ đục trở nên thanh tịnh, ngõ hầu chúng sinh khổ thống được hoàn toàn giải thoát; chừng ấy cõi Diêm Phù trở thành Tịnh độ. Dầu rằng cái kết quả có chầy chóng thế nào, “Duy Tâm” cũng xin nói lớn lên rằng “Chúng sinh vị tận, ngã vị thành Phật “ Ấy là cái bổn nguyện của “Duy Tâm” ra đời là quyết đeo đuổi và kỳ cho đạt được mục đích mới thôi”.

Nội dung của DTPH khá phong phú.

Về văn học: Từ số 1 đến số 12, trong mục Phật hóa hữu duyên trong các truyện Độ người bỏn sẻn của Tâm Bồ Đề, Sự tích Ma ni bửu châu của Phong Niên Ngọc, các số 11, 14, 17 đăng truyện dịch: Giả trang thiền tướng. Từ số 13 trở đi đăng bút ký Thái Không du lãm ký của sư Thái Không. Mục Pháp uyển của tạp chí đăng nhiều bài thơ trong thiền.

Về Phật học: Ngoài hai mục Thông luận, Diễn đàn thường xuyên đăng các bài giảng về Phật pháp như: Linh hồn hay là Thức cái biết…, Cái hồn, Vũ trụ nhân sinh; Phật pháp là Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải là triết học … của quý Hòa thượng Lê Khánh Hòa, Võ Khánh Anh, Huệ Quang… Duy Tâm còn có bài Trúc Lâm Thích Mật Thể (Si biệt trong cõi vô si biệt, Tu học Phật pháp đối với người đời là một điều cần thiết, Hộ pháp), Tỳ kheo Thích Trí Thủ (Tại gia và xuất gia) ở Hội An Nam Phật học – Huế, được cử vào giảng dạy tại Thích học đường của LXPH.

Ngay từ số đầu tiên, mục chư kinh giảng nghĩa của tạp chí đã khởi dịch kinh Ưu bà tắc giới, Quán vô lượng thọ Phật  kinh do cư sĩ Trần Huỳnh, pháp danh Huệ Giải thực hiện; từ số 13 đến số 25 đăng Diệu pháp liên hoa kinh do Tâm Điền dịch.

Duy Tâm cũng tham gia vào cuộc tranh luận Có hay không có Thượng đế tạo vật. mở đầu là bài Phật giáo với thuyết Vũ  trụ quan của cư sĩ An Giang đăng trên Duy Tâm số 5 ra tháng 2/1936, nhắc lại ý kiến của Phật tổ rằng đạo Phật không đặt vấn đề ai sáng tạo vũ trụ. Vũ trụ là không có khởi đầu, không có kết thúc (vô thủy vô chung), vận động theo luật Nhân quả vô cùng tận. Tiếp theo đó những số 6, 7, 8 (tháng 3, 4, 5 năm 1936) đăng bài thuyết pháp bàn về quan niệm vũ trụ và nhân sinh của Phật giáo của Hòa thượng Khánh Hòa tại Hội quán LXPH nhân kỳ Đại hội đầu năm. Số 24 (1/9/1937) có bài Thuyết sinh tử của Trường Tố, cắt nghĩa nguồn gốc vũ trụ không phải bằng thượng đế, mà bằng “Tứ đại” (đất, nước, gió, lửa) – cái thuyết phổ biến của triết học nguyên thủy Ấn Độ.

Một số cây bút nữ xuất hiện trên tờ Duy Tâm như Sa di ni Lê Thị Trâm (Sự tích cô Huệ Tâm vào Nam); Thích Nữ Diệu Hữu (Cái khổ của con người); Nguyễn Thị Ngọc (Cảm tưởng đối với Phật, Pháp, Tăng và tại gia tín ngưỡng); Thích Nữ Diệu Tánh (Phật pháp ngày nay phải có sự cải cách triệt để); đặc biệt là Thích Nữ Diệu Hường với loạt bài trình bày Ý kiến cửa nữ lưu trên 3 số liền. Trong bài phát biểu tại lễ khai giảng Thích học đường của LXPH, đăng ở số 1 ra ngày 1/10/1935, sư cô Thích Nữ Diệu Hường trình bày nguyện vọng mong sớm có trường Thích nữ học đường cho giới nữ lưu: “Việc khai trường hôm nay mới là Thích học đường cho nam giới. Còn bên nữ giới chúng tôi cũng ước mong sao quý vị để lòng quan niệm mà chiếu cố đến thì chúng tôi đặng mãn vọng”. Hội trả lời như sau: “Vì lúc đầu tiên sơ bộ của Hội, công việc thì phiền phức, mà tài chính lại hiếm hoi, thành thử Thích nữ học đường phải tạm đình dài trong một khoảng thời gian nhất định. Vấn đề cần kíp hệ trọng này, đặng thành tựu viên mãn, hãy nhờ nơi quý ngài tâm đạo, giàu lòng từ bi bác ái ngoại hộ Phật pháp quan niệm đến”.

Duy tâm đăng nhiều bài kêu gọi chấn hưng Phật giáo như: Luận về Chấn hưng Phật giáo của Thích Tử Thiện Quả ở Takeo (số 5, 6 năm 1936); Chấn hưng và tương lai Phật giáo của Lê Văn Xuân; Ý nghĩa Chấn hưng Phật giáo (Thành Tâm), Phật giáo vì sao phải chấn hưng của Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe – Phó Hội trưởng LXPH ngày 9/4/1938.

Nguyễn Văn Tấn trên DTPH số 18 ra ngày 1/3/1937 có bài Tính chia rẽ của người mình, các Hội nên hiệp nhất phê phán thẳng thắn hiện trạng chia rẽ thành nhiều tổ chức Phật giáo ở Nam Bộ: Không hiểu vì đâu mà cái phương thuốc “Vô ngã” của ông Đại tài Vô thượng Y vương (Phật) cũng không trị đặng cái chứng “chia rẽ” của người mình (họ có uống thuốc đâu mà lành bệnh). Thì đây, bất tất tìm kiếm đâu xa, chỉ xem lời phóng viên báo Tân Tiến phỏng vấn Hòa thượng Huệ Đăng đây cũng đủ bằng cứ.

“…Dạ, còn ý kiến của Sư cụ đối với sự hiệp nhất các Phật  học hội ở Nam Kỳ. Trong đó có nhiều hội như Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, Lưỡng Xuyên Phật học… Vậy cũng nên hiệp lại mà lo chấn hưng Phật giáo không phải hay hơn sao?

– Không được đâu thầy, khó lắm!

– Dạ, nhưng Sư cụ có muốn hiệp nhất không?

– Không, muốn không được mà muốn làm chi? (!).

Và tác giả kêu gọi hãy nhanh chóng hiệp nhất các tổ chức đó vì sự phát triển của Phật  giáo Việt Nam.

Liên tiếp trên 2 số 19 và 20 ra tháng 4 và tháng 5 năm 1937, DTPH  đăng bài  Muốn Chấn hưng Phật giáo, đào tạo tăng tài thì phải cải cách cựu thời Phật giáo, làm theo tân chức Phật giáo của Cố Đạo Trân, chỉ rõ 10 điểm:

1. Phật hóa là tích cực, chớ không phải là tiêu cực;

2. Phật hóa hoạt động, không phải nhàn tịnh;

3. Phật hóa nhập thế, không phải xuất thế;

4. Phật hóa thực hiện, không phải lý tưởng;

5. Phật hóa lao động, không phải an dật;

6. Phật hóa bình đẳng, không phải giai cấp;

7. Phật  hóa lợi tha, không phải tự lợi;

8. Phật  hóa hợp quần, không phải cá nhân;

9. Phật  hóa giải phóng, không phải thúc phược;

10. Phật  hóa hoạt bát, không phải chấp trị.

Lời văn vừa quyết liệt vừa hấp dẫn. Không rõ Cố Đạo Trân là ai, nhưng căn cứ vào giọng văn và cách lập luận, chúng tôi cho rằng có thể là một trong hai nhân vật chủ chốt của LXPH: 1. Trần Văn Giác; 2. Thái Không.

Thực hiện chủ trương thống nhất Phật  giáo Nam Kỳ, tiến tới tổ chức thống nhất Phật giáo Việt Nam của LXPH, Duy Tâm số 25 ra ngày 1/10/1937, đăng bài của Hòa thượng Huệ Quang, khởi xướng việc thành lập Phật giáo Tổng hội. Ông đề nghị, mỗi Hội công cử hai đại biểu (1 nhà sư, 1 cư sĩ) để đi dự hội thương thuyết thế cho tất cả hàng hội, đến kỳ nhóm Đại hội “Phật học Tổng hội” của ba kỳ. Đại hội này nên họp ở Trung kỳ. Đại hội sẽ công cử 6 ban giúp việc sau:

1. Ban kiểm duyệt để kiểm duyệt các Kinh, Luật, Luận bấy lâu nay đã dịch thành quốc âm lưu hành trong xứ, nên đem ra công lãm phê bình cho đúng với tinh thần Phật lý.

2. Ban Đạo sư giáo dục: a. Để chỉnh đốn các giáo viên, Pháp sư và chứng kiến cho cấp bằng để dạy cho các trường Thích học và thuyết pháp; b. Thảo chương trình giáo dục ban bố công đồng cho các trường Thích học. Đại học, Trung học, Tiểu học. Trường nào mấy năm nay dạy kinh, luật chi; c. Xuất bản Phật học giáo khoa để dùng trong các trường Đại, Trung, Tiểu và các chùa.

3. Ban Luật sư đi kiểm soát các Hội, các chùa, các lớp Hạ…ở ba kỳ.

4. Ban giảng sư để thuyết pháp.

5. Ban Hộ pháp.

6. Ban Thanh tra.

Về tài chính thì Hội nào dùng theo Hội ấy.

Tuy nhiên, Hòa thượng huệ Quang không đề cập đến việc có hay không có người đứng đầu Tổng hội cũng như các chức danh cụ thể của Trung ương Tổng hội. Duy Tâm các số tiếp theo đăng hàng loạt bài kêu gọi thành lập Phật giáo Tổng hội của Thái Không, Liên Tổ, Trị Giác.

Đáng chú ý có bài Đôi lời thương xót cùng anh Giác Tha (đăng liên tiếp 3 số) của sư Thái Không phê bình bài của sư Thiện Chiếu công kích Hòa thượng Lê Khánh Hòa đăng trên Tiến Hóa số 12.

Duy Tâm là một tờ báo gây được nhiều uy tín trong giới Phật giáo miền Hậu Giang với các cây bút nổi tiếng như: quý Hòa thượng Lê Khánh Hòa, Huệ Quang, Võ Khánh Anh; các Tỳ khiêu: Thích Mật Thể, Trần Huỳnh, Việt Liên Tử, Trần Văn Giác, Nguyễn Văn Khỏe…

Duy Tâm số 53-54 là số cuối cũng ra ngày 6/7/1943 thì đình bản vì không có giấy in.

Tài liệu tham khảo

– Tạp chí Duy Tâm Phật học 1935-1943.

– Nguyễn Lang:  Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập 3, NXB Văn Học, 1994.

Cập nhật ( 30/04/2012 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Thiền sư Đàm Trưng (Thích Vân Phong)

Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo (Tuệ Sĩ)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 608
  • 3.119
  • 189.046

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học