TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆN ĐẠI * GS.TS. Trần Đình Sử Tính dân tộc và tính hiện đại là hai thuộc tính căn bản của nền văn hóa dân tộc. Xử lí đúng đắn mối quan hệ của chúng có ý nghĩa hệ trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới của chúng ta, đưa dân tộc ta tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Xử lí không tốt có nguy cơ làm chậm bước phát triển nhiều mặt văn hóa của đất nước, trong đó có văn học và lí luận văn học. Hiện nay có băn khoăn cho rằng tính hiện đại vốn là phản truyền thống, do đó không tránh khỏi mâu thuẫn với tính dân tộc; còn tính dân tộc là sự bảo lưu truyền thống, vì thế mà xung đột với tính hiện đại. Từ đó, xem tính hiện đại là phạm trù cần cảnh giác, bởi vì nó có cơ mài mòn tính dân tộc. Lại có người hiểu tính hiện đại trên thế giới bây giờ là phương tây, bởi phương tây là hiện thân của hiện đại, do đó hiện đại hóa cũng đồng nghĩa với phương tây hóa, tính hiện đại tức là mức độ giống như phương tây hiện đại; từ sản xuất, tiêu dùng, suy nghĩ, sáng tác… càng giống phương tây, càng hiện đại, càng có tính hiện đại. Nhìn ra các nước phương Tây ta cũng thấy tình hình tương tự. Trong phong trào phục hưng ở châu Âu người ta phục hưng truyền thống Hy Lạp và Do Thái nhằm chống lại truyền thống trung cổ, Chẳng những thế, tính hiện đại có vai trò quan trọng trong việc phát triển dân tộc. Nếu không có ảnh hưởng phương Tây hẳn chúng ta chưa có phong trào thơ mới, một đỉnh cao chưa từng có trong thơ ca Việt Tất nhiên sự bắt chước mù quáng các mẫu mực nước ngoài thời nào cũng có, nhưng như Hoài Thanh nhận xét, mọi sự bắt chước mù quáng tự nó sẽ lập tức bị đào thải. Sự học đòi một thời lối thơ 12 chân, hay những câu thơ Có thời, do mục đích đấu tranh nhất định, chúng ta đề xướng dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa văn hóa, trong đó, dân tộc hóa và đại chúng hóa thực hiện theo quan điểm giai cấp luận, còn khoa học hóa thực chất là ý thức hệ hóa (theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng cà duy vật lịch sử), phủ nhận những cố gắng hiện đại hóa có thành tựu đương thời, xem đó là lai căng, mất gốc, kết quả là chưa thật sự nhận thấy vai trò của tính hiện đại đối với tính dân tộc. Có một thời chúng ta hiểu tính dân tộc như là biểu hiện hình thức, đề ra khẩu hiệu sáng tác theo hình thức dân tộc, cụ thể là hình thức ca dao, dân ca. Trong kháng chiến chống Pháp, xu hướng dân tộc theo kiểu học tập ca dao như bài Bầm ơi, Bà bủ trong thơ, thắng thế so với xu hướng sáng tạo hình thức mới, nhưng kết quả chỉ tạo ra những sáng tác “lại giống”, cho nên sau một 1954, xu hướng sáng tạo hình thức mới lại trỗi dậy, ngoài sự tiếp nối hình thức thơ mới trước 1945, còn các mẫu mực xô viết và hình thức thi ca của một số nước Âu Mĩ qua sự giới thiệu của xuân Diệu, Nguyễn Xuân Sanh… Một số nhà thơ đã thầm lặng sáng tạo hình thức mới, hiện đại. Có thời chúng ta hiểu tính dân tộc như là phạm trù khép kín, bản sắc bất biến và cho rằng càng dân tộc thì tự nhiên càng có tính quốc tế, vì góp phần cá tính dân tộc cho sự đa dạng của văn học thế giới. quan niệm ấy tuy cũng có cơ sở, nhưng không tính đến sự tương tác, đối thoại giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn học. Chỉ cần so sánh văn học Việt Nam qua các thời kỳ tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, văn học Pháp, văn học các nước xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Xô và ngày nay, văn học của toàn thế giới, tính dân tộc của văn học Việt Nam đã biến đổi rất nhiều, bao gồm cả sự tự phủ định để vượt lên chính mình. Phải chăng do coi nhẹ tính hiện đại đã làm chậm bước phát triển của văn hóa, văn học Việt Sự phát triển mạnh mẽ của các nước châu Á như Nhật Bản, hàn Ngày nay không còn có điều kiện cho tính dân tộc tự nhiên nhi nhiên nữa. Nhiều yếu tố phương Tây đã thành yếu tố nội tại của văn hóa dân tộc mình trong thời hiện đại. Chẳng hạn quan niệm về thời gian, về lịch sử, khoa học kinh tế văn hóa . Nhưng tính dân tộc không hề mai một. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã xác nhận vị thế ở giữa các nền văn hóa lớn nhất Trung Quốc, Ấn Độ, văn hóa Việt Nam thiên về tính thực dụng, tính hỗn dung trong tư duy, ít có độc sáng, và ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng đó càng bộc lộ đậm nét. Đây là điểm khác với các nước châu Âu do truyền thống giao lưu mật thiết lâu đời, văn học của họ cũng có tính hỗn dung, nhưng điều đó không trở ngại cho tính độc sáng. Là ý thức về dân tộc, tính dân tộc gắn với tâm thế dân tộc, thân phận dân tộc, tức là lấy hạt nhân giá trị văn hóa làm cơ sở của mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay, lòng tự hào về võ công không xóa bỏ về mặt cảm về sự thua lép, lạc hậu, về khoảng cách xa so với các nền văn học tiên tiến trên thế giới. Cái mặt cảm ấy tạo nên tư cách, tư thế của người cứ lẽo đẽo chạy Ở đây cần khắc phục quan điểm tiến hóa luận giản đơn trong văn hóa và văn học. Theo quan niệm này ( mà người đề xướng đầu tiên là Herbert spencer, 1820-1903) các nền văn hóa cũng giống như các loài trong sinh vật, phát triển từ thấp đến cao, văn hóa cao thì tồn tại, văn hóa thấp thì bị đồng hóa, các nhà văn hóa trên thế giới đi theo hướng đồng quy, và văn hóa thế giới không tránh khỏi theo hướng Âu, Mỹ hóa. Lí thuyết này tuy biện hộ cho quan điểm bá quyền văn hóa trên thế giới, Cơ sở của sự thống nhất tính dân tộc và tính hiện đại là tính nhân loại (nhân tính). Mọi dân tộc đều thống nhất trong nhân tính. Nhân tính, theo nhà văn hóa Anh Malinowski trong sách Lí luận khoa học về văn hóa là nhu cầu thỏa mãn tính sinh vật của con người, như hít thở không khí, được ăn, uống khi đói khát, khi “bức súc” được bài tiết, nhu cầu được ân ái, mệt được nghỉ ngơi, ốm đau được chửa trị, buồn chán được giải tỏa gặp nguy hiểm được giải thoát… đều là nhân tính. Với nhân tính đó mọi người điều hiểu nhau. Nhưng mặt khác, sự thỏa mãn nhu cầu ấy lại rất khác nhau do trình độ sản xuất và sắc thái dân tộc: từ cách sản xuất, chế biến thức ăn uống đến kiểu cách ăn uống, phong tục tập quán, giá trị tinh thần… phủ lên nhân tính một cơ chế văn hóa, hệ thống giá trị rất khác biệt, ngoài ra từ nhu cầu thỏa mãn nhân tính kia còn nảy sinh hàng loạt quan hệ thân sơ, xã hội, các quan niệm về dân chủ, công bằng, lương tri, nhân đạo, lí tưởng… vừa có giá trị nhân loại vừa có giá trị dân tộc có tính phạm vi, tính địa phương, tính lịch sử bền vững, giá trị nhân loại có tính phổ quát, vĩnh hằng. Những cộng đồng người một dân tộc sống trong lòng đất nước khác, tiếp nhận văn hóa của dân tộc khác trong đời sống, nhưng không thể bỏ các văn hóa sơ đẳng của dân tộc mình như tiếng mẹ đẻ, thờ cúng gia tiên, hiểu biết lịch sử. Những nhà văn định cư nước ngoài, sáng tác bằng tiếng nước ngoài trong sâu sa vẫn có dấu ấn dân tộc (Kuundera, Cao hành Kiện…). Tính nhân loại là thước đo giá trị của tính dân tộc và tính hiện đại. Tính hiện đại theo nhận thức hôm nay là một phạm trù văn hóa và văn học, có nhiều nghĩa, nhiều xu hướng mâu thuẫn, kể cả có lúc loại trừ nhau. Tính hiện đại từng được gọi là “suy đồi” (decadant), là phản truyền thống. Tính hiện đại trong sáng tác văn học là sự hình thành những nguyên tắc sáng tác mới tromg các trường phái văn học nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa. Trong văn hóa, triết học tính hiện đại là một sự phản tư về giá trị hiện đại. Nhìn chung, tính hiện đại là sự thay đổi hệ hình tư duy, hệ thống giá trị, sự hình thành một giai đoạn văn hóa mới trong đời sống dân tộc và nhân loại, tùy theo bối cảnh của những nền văn hóa mà tính hiện đại có nội dung khác nhau. Đổi thay hệ hình tư duy thực chất là cách mạng trong tư tưởng, học thuật, là sự thay đổi truyền thống dân tộc. Đối với các nước đã trải qua thời kỳ Khai sáng, qua sự phát triển chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa, đi đến thời đại công nghiệp, hậu công nghiệp, nội dung hiện đại có thể chuyển sang hậu hiện đại, còn đối với quốc gia như Việt Nam, do điều kiện lịch sử, chưa qua khai sáng, chưa có kinh tế công nghiệp, nền dân chủ chưa phát triển, thiết nghĩ tính hiện đại phải bao gồm hầu như toàn bộ các yêu cầu của một xã hội hiện đại. Trước đây chúng ta nghĩ, có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nhưng thực tế chúng ta không thể không thực tập làm kinh tế với một giai đoạn phát triển lớn của nhân loại. Cũng như vậy chúng ta cần phát triển toàn diện đến tận độ mọi giá trị hiện đại như tợ do, dân chủ, chủ thể, cá nhân, cái tôi, lí tính, ý niệm quốc gia, công dân, đối thoại. Chúng ta cũng cần tiếp nhận các quan niệm hậu hiện đại bởi trong đó hàm chứa tinh thần phê phán tính hiện đại. Đối với người Việt Chưa bao giờ Việt Xây dựng hệ hình tư duy hiện đại, bao gồm cả hậu hiện đại không phải đơn giản là bê nguyên xi 1. Tác giả Khang Khải trên báo Trung Hoa độc thư báo, ngày 29 – 4 – 2009 có bài: Những năm 90 đã qua văn học Trung Quốc vẫn chưa ra với thế giới trong đó dẫn lời của Benn Blencharl phát biểu ngày 23 – 4 2009 cho rằng “Nhà văn Trung Quốc trước sau vẫn chưa có được ảnh hưởng quan trọng có tính toàn cầu.” và Jo Lusby cho rằng “Nhà văn Trung quốc viết về Trung Quốc, cho người Trung quốc, tôi cũng muốn giới thiệu sang phương Tây, nhưng độc giả phương Tây, không có được kiến thức lịch sử Trung Quốc để hiểu được họ”. 2. Ông Mẫn Duy Phương, Bí thư Đảng ủy Đại học Bắc Kinh trả lời phỏng vấn ngày 11 – 6 2009 cho biết, sau 10 thực hiện dự án 985 xây dựng đại học hàng đầu thế giới đã thừa nhận: “chúng ta còn cách các đại học hàng đầu trên thế giới một khoảng cách lớn” (http:/www,sina.com.cn). |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com