TẠI SAO PHẬT GIÁO THỜI TRẦN HƯNG THỊNH * Thích Nguyên Hưng Đạo Phật du nhập vào Việt Những ông vua kiêm Thiền sư, các Thiền sư là quốc sư thời Lý-Trần bằng những hành động tu tập của chính mình đã thể hiện cho mọi người thấy rõ tính tích cực của đạo Phật. Các nhà tu hành chân chánh chẳng những không bi quan yếm thế hay trốn đời mà họ rất yêu thương cuộc đời bằng những hành động dấn thân với tinh thần hướng thượng, các Thiền sư đưa ý thức sống vượt lên tầm cao thời đại, xây dựng một nền tảng văn hóa cho dân tộc, khẳng định tinh thần giải thoát, vị tha và nhập thế của đạo Phật trước mọi dòng thời gian. Như vua Trần Nhân Tông với bài thơ Cư Trần Lạc Đạo. “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Nhân kỷ niệm 700 năm ngày mất của Phật Hoàng Trần Nhân Tông người khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm Yên tử- dòng thiền đặc trưng của Phật giáo Việt Nam – dòng thiền nhập thế, chúng tôi rất hãnh diện khi được ôn lại những trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam chúng ta trong hai triều đại nhà Trần, với những ông vua ông quan, các vị Thiền sư đã làm rạng danh nền giáo lý Phật giáo, cũng như các tông phái Tôn giáo của mình. Họ đã đi vào cuộc đời bằng những niềm tin, tín ngưỡng rất tôn sùng và lòng mộ đạo. Chính họ là những con người làm nên lịch sử Việt Trước hết về bối cảnh lịch sử: Tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Triều Trần được dựng lên kể từ đó. Triều Trần (1225 -1400) là một trong những triều đại lớn của lịch sử Việt Về chính trị: Năm 1258 vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Hoàng để lên làm Thái Thượng Hoàng. Chế độ nhường ngôi để lên làm Thái Thượng Hoàng được bắt đầu chính thức kể từ đó. Việc cho phép quí tộc thiết lập phủ đệ ở phía thái ấp đã mở đường cho quí tộc họ Trần vươn tới tột đỉnh của quyền lực chính trị đương thời. Về quân sự: Năm 1258, triều Trần đã đẩy lùi cuộc tấn công xâm lược của quân Mông cổ do tướng Ngột Lương HợpThai chỉ huy. Năm 1285 triều Trần lại đánh tan hơn nửa triệu quân Nguyên xâm lược. Năm 1288 thắng trận Bạch Đằụng, lịch sử quân dân triều Trần đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lươc của quân Nguyên. Về văn hoá: Năm 1232 triều Trần đặt ra học vị Thái Học Sinh (từ năm 1442 gọi là tiến sĩ). Năm 1247 triều Trần định lệ Tam khôi là danh hiệu cao quí dành riêng cho ba người đỗ cao nhất trong kì thi Đình (đó là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa). Cũng trong triều Trần, từ vị trí của chữ viết bổ sung cho chữ Hán, chữ Nôm đã được dùng để sáng tác văn học, tức là đã tiến tới giai đoạn chữ viết văn học. Năm 1306, lãnh thổ nước nhà có được mở rộng, do việc vua Chiêm Thành lúc đó là Chế Mân đã cắt đất Châu Ô, Châu Rí (cũng viết là Châu Lí) dâng cho Đại Việt để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1230, nhà Trần cho biên soạn bộ Quốc Triều Thông Chế và coi đó là tiêu chí, là cơ sở khảo xét để xây dựng quy chế hành chánh cho triều đại của mình, cũng ngay trong năm 1230 bộ quốc triều đương lễ đã ra đời. Năm 1242, Trần Thái Tông tiến hành phân chia lại khu vực hành chính địa phương trong cả nước. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đời Trần đã thể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, nó đi đúng đường lối tu hành đạo Phật, dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc để tạo thành một nét đặc thù cho nền Thiền học và văn học Việt Nam thời kỳ này. Con đường này phù hợp với quy luật phát triển tâm thức để phát sinh tuệ giác, đưa con người đến chỗ Giác ngộ giải thoát ngay trong hiện tại. Tôn giáo là một lĩnh vực tinh thần, nó góp phần xây dựng nền đạo đức cho xã hội, đem lại sự bình an hạnh phúc cho con người. Phật giáo là một tôn giáo dạy tu trên nhân quả. Con đường tu theo đạo Phật là con đường chuyển hóa nội tâm theo quy luật vận hành của vũ trụ và nhân sinh. Nói theo đại đức Narada thì “Đạo Phật la con đường giải thoát”, vì thế người Phật tử đến với đạo Phật không chỉ với niềm tin mà đến để thấy, để sống, để khai mở tâm năng, từ đó nhận ra đươc sựỉ thật của cuộc sống, những nguyên lý, những quy luật đang tác động chi phối cuộc sống, đó là luật nhân quả, luật vô thường và lý duyên sinh. Đạo Phật vì lấy nhân quả để tu nên khi hành giả cãi rửa thân tâm, sống hướng thiện là góp phần xây dựng, cải tạo gia đình, xã hội, đem lại an vui hạnh phúc cho mọi người. Vì cá nhân có an vui thì gia đình, xã hội mới bình an. Phật giáo Lý-Trần đã góp phần xây dựng con người, xã hội như thế nào đã được chứng minh cụ thể qua hành động của các vị vua trong triều đại đó. Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý-Trần đã đi đúng con đường này nên đã cống hiến cho dân tộc những danh tăng với trí tuệ minh triết, giúp vua, giúp nước thoát cảnh nông nô mà lịch sử còn ghi lại và thế hệ mai sau còn nhắc đến, như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Thuận, đại sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác, Tuệ Trung Thương Sĩ Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang. Hai triều đại Lý-Trần tồn tại gần 400 năm, có thể nói đây là triều đại cực thịnh của Phật giáo Việt Khái niệm xuất thế của đạo Phật không còn là đi ở ẩn trên núi, hay ở trong rừng mà có nghĩa là không bị ràng buộc hay bị chi phối bởi những giá trị thế tục tầm thường (danh lợi, quyền lực, tiền tài). Do không bị chi phối nên họ đã dồn hết tâm trí vào việc phục vụ mọi người “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Họ dễ dàng cởi bỏ những vướng mắc, câu chấp, sống trọn vẹn với chân lý. Chân lý tôn giáo là cái được sống, được thể hiện chứ không phải học hỏi, tìm tòi qua sách vở hay tư duy khái niệm. Dưới triều đại nhà Trần đã có nhũng con người như thế. Đó là những nhà vua thực nghiệm những chân lý Phật giáo ngay trong cuộc sống bằng sự nghiệp của mình, với họ chân lý không ở đâu xa lạ mà ở ngay trước mặt, ngay trong bản thân. Phật giáo Việt Thời kỳ này có những ông vua ông quan kiêm Thiền sư, có người xuất gia nhưng có người không xuất gia. Trần Thái Tông khai sáng ra triều đại nhà Trần, cũng là ông vua đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất thành công chống Nguyên Mông, nhưng cũng là ông vua đãtừng rời bỏ Kinh Thành lên núi Yên Tử cầu đạo, được quốc sư Viên Chứng lúc bấy giờ đang trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử khuyên giải ông đã trở lại làm vua với lời tuyên bố khẳng khái “Ta xem ngai vàng như chiếc dày rách, bỏ đi lúc nào cũng được”. Trần Thái Tông cũng như Trần Nhân Tông là những ông vua siêu việt lên trên thế tục không vướng mắc thế tục chứ không phải là trốn tránh thế tục. Đầu đề bài phú nôm “Cư trần lạc đạo” của vua Trần Nhân Tông rất có ý nghĩa. Cư trần là sống giữa trần tục, lạc đạo là vui với đạo, vui niềm vui của đạo. Trong bài phú ông viết:“Trần tục mà nên phúc ấy càng yêu hết tấc Ý hai câu trên là sống giữa trần tục mà tu thành công được giác ngộ…thì phúc đức đáng quí hết sức còn ẩn tu ở giữa núi rừng mà tu không thành công, không được giác ngộ thì đó là cái họa uổng công vô ích. Nói chung phương châm của đạo Phật là không lánh đời mà hiểu đời, nhờ đó mà không có bị danh lợi và chuyện thị phi ở đời lôi kéo chi phối. Trong bài thơ chữ hán “Sơn phòng mạn hứng”. Vua Trần Nhân Tông viết hai câu:“Thị phi niêm trục triêu hoa lạc. Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn”. Nghĩa là ý nghĩa chạy theo chuyện thị phi như là theo hoa rụng ban mai, tâm chạy theo danh lợi như là hoa đốm hư không. Các vua đầu đời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông tuy làm vua, ngồi trên ngai vàng, nhưng vì là kiêm Thiền sư, có giác ngộ, có tu chứng cho nên có thể nói là các ngài sống ung dung tự tại giữa đời mà không bị hệ lụy với đời. Chính triết lý đạo Phật đã giúp cho các ông vua đời Trần có được một thái độ siêu thoát, phóng khoáng, ung dung tự tại như vậy Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, năm 1237 vua biết rõ âm mưu của Trần Thủ Độ nên đã lên chùa Phù Vân núi Yên Tử xin quốc sư Phù Vân ở đó tu hành. Phù Vân quốc sư đã khuyên Thái Tông rằng: “Trong núi chẳng có Phật, Phật ở tại tâm, nếu nhà vua hiểu được thì ở đâu cũng có Phật cả” Thái Tông về kinh. Vì thấu hiểu giáo lý Phật nên nhà vua đã sáng tác ra các tác phẩm : 1. Thiền tông chỉ nam
Nhìn vào cuộc đời của vua Trần Thái Tông ta thấy vua không bi quan yếm thế, trái lại vua rất tích cực trong việc dựng nước trị dân và nắm lấy chủ quyền hành động trong tay khi đã đến tuổi trưỡng thành, những tác phẩm của vua cũng cho thấy một niềm thao thức muốn thực hiện một cái gì đó có giá trị vĩnh cửu: đó là sự ngộ đạo. Trần Nhân Tông tên tục là Trần khâm, con của vua Trần Thánh Tông, sinh năm 1258 lên ngôi vua 20 tuổi xuất gia năm 41 tuổi và tịch năm 1308 vào lúc 51 tuổi. Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang tr.279 ghi: “Vua Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử lấy hiệu là Hương Vân Đầu Đà (sau này đổi là Trúc Vân Đầu Đà). Vua được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử thế hệ thứ sáu và là Tổ thứ nhất phái Trúc Lâm”. Cuộc đời của vua là một cuộc đời hy sinh vì đạo pháp. Ngoài những mùa kiết hạ tại các am Từ Liêu, Ngọa Vân, Thạch Thất, Tri Kiến hay tại các chùa Vĩnh Nghiêm và Siêu Loại, Vua thường đi vân du hoằng đạo đó đây. Sách Tam Tổ thực lục nói “năm 1304 vua đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý thập thiện”. Vua còn để lại những tác phẩm hiện ở trong sách Tam Tổ Thực Lục và Hiện Đăng Lục:
Chúng ta chắc ai cũng biết bài thơ nổi tiếng của vua. Đó là bài thơ Cuối Xuân được viết khi nhà vua đã xuất gia, ngồi trên bồ đoàn nhìn mùa xuân qua với tâm trạng bình thản và thanh thoát. “Niên thiếu hà tằng liễu sắc, không Nhà vua là một nhà lãnh đạo giáo hội hơn là một tư tưởng gia. Nhà vua đã thấu hiểu Phật Pháp rất nhiều. Các vua Trần đều học giỏi, mà lại rất giỏi về đạo Phật, nên liên hệ giữa các vị vua và các vị thiền sư không phải là để nhờ cậy về phương diện, kế hoạch và công tác. Các ông vua như Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông đều có căn bản về Phật học. Họ ủng hộ Phật Giáo, một phần vì họ là Phật tử, một phần vì muốn liên kết nhân tâm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời đại Nhân Tông là thời đại mà Phật Giáo đời Trần hưng thịnh đến cực độ. Thế nhưng tinh thần từ bi và khoan dung của đạo Phật không hề đi đôi với một thái độ tiêu cực lãng quên. Nếu vua Trần Thái Tông không học Phật và theo Phật Giáo thì có lẽ Phật Giáo đời Trần đã không có được giai đoạn rực rỡ hồi Trần Nhân Tông. Cuộc đời tu học Trần Thái Tông đã tạo ra một không khí học Phật thật sự trong giới trẻ tuổi ở triều đình và ở giới trí thức tại thủ đô Thăng Long. Sự học Phật này của giới trẻ tuổi và trí thức đã lấy nguồn cảm hứng ở cuộc đời Trần Thái Tông và tính cách hoàn toàn không vụ lợi Trần Thánh Tông, là một trong những người trẻ học Phật và thành đạt trong sự nghiệp học Phật ấy. Sự học Phật ở đây không đưa đến thi cử và địa vị, sự học Phật đây chỉ là để làm người. Cái học hoàn toàn không có tính khoa cử, từ chương và ép buộc. Có thể khẳng định rằng, Phật giáo thời Trần là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Phật Giáo đời Trần là Phật Giáo một tông phái hợp nhất và căn cứ quy tụ núi Yên Tử. Các vị quốc sư Phật giáo đời Trần phát xuất từ sơn môn Yên Tử, như Viên Chứng, Đại Đăng, Tông Cảnh, Bão Phác, Phù Vân, Vô Trước và Quốc Nhất. Có ba vị Quốc sư tuy không xuất phát từ Yên Tử có liên hệ mật thiết đến giáo hội Yên Tử: Đó là các Quốc sư Nhất Tông, Liễu Minh và Đạo Nhất. Chùa Vân Yên (mà đời Lê đổi lại Hoa Yên) trên núi Yên Tử là quê hương tinh thần “đại bản sơn”của Phật giáo Trúc Lâm. Vào đầu thế kỷ thứ mười ba, ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường dần dần nhập lại thành một. Do ảnh hưởng lớn lao của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, sự sát nhập của ba Thiền phái trên đây vào nhau đã đưa tới sự phát triển lớn của Thiền phái Yên Tử thành Thiền phái Trúc Lâm; tức là Thiền phái duy nhất đời Trần. Đời Trần có thể được gọi là thời đại Phật giáo nhất tông, tức là thời đại của một giáo phái Phật giáo duy nhất. Tông phái này xuất phát từ núi Yên Tử mà vị Tổ khai sơn là Tổ sư Hiện Quang. Thiền sư Viên Chứng hiệu là Trúc Lâm, thầy của vua Trần Thái Tông, là Tổ thứ hai của pháiYên Tử, được vua xưng tôn là Quốc sư .Vị Tổ truyền thừa thứ ba là Đại Đăng Quốc sư đồng sư với vua Trần Thái Tông. Một vị Quốc sư khác tượng trưng cho sự lãnh đạo nền Phật giáo thống nhất đời Trần là Nhất Tông quốc sư, đệ tử của Thiền sư Ứng Thuận thuộc thế hệ thứ mười sáu của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Danh từ Nhất Tông của vuaTrần Thái Tông dùng để tôn xưng vị Quốc sư hẳn có ý nghĩa về tình trạng thống nhất của Phật giáo trong một tông phái duy nhất. Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm, nền Phật giáo thống nhất đời Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Thường Chiếu chùa Lục Tổ. Nhưng Hiện Quang không phải chỉ là người truyền thừa tông chỉ của Thường Chiếu phái Vô Ngôn Thông. Thiền sư còn học với Thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả và Thiền sư Pháp Giới ở núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An nữa. Ta không rõ Thiền sư Trí Thông và Pháp Giới thuộc giáo hệ nào, ta chỉ biết ảnh hưởng của họ trên Thiền sư Hiện Quang có thể còn quan trọng hơn cả ảnh hưởng của Thường Chiếu, bởi lúc đó Thiền sư Thường Chiếu viên tịch thì Hiện Quang mới có hai mươi mốt tuổi, chưa thọ Tỳ kheo giới và chưa kịp có thì giờ suy cứu về tông chỉ Thiền môn. Sau khi Thường Chiếu viên tịch, Hiện Quang thấy sức học của mình về Thiền kém cỏi quá, tự than rằng: “Ta cũng như đứa con đại phú gia, khi cha mẹ còn sống thì không biết trong nhà đầy châu báu, khi cha mẹ chết thì trở nên bần cùng”. Hiện Quang liền đi chu du trong giới Thiền môn để cầu học, gặp được Trí Không chùa Thánh Qủa nhờ một câu nói của vị này mà tâm tư khai sáng. Do đó Thiền sư bỏ vào núi Uyên Trừng theo Pháp Giới Thiền sư thọ giới Tỳ kheo để tu học. Năm1220, tức năm Tân Tỵ, niên hiệu Kiến Gia thứ 11, Thiền sư ngồi trên một phiến đá đọc bài kệ thị tịch: Pháp huyễn đã là huyễn Sau đây là danh hiệu 23 vị Tổ truyền thừa chùa Yên Tử từ Hiện Quang đến Vô Phiên đại sư, trong sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục quyển hai của Phúc Điền Hòa thượng đính bản. 1. Hiện Quang Sau đây tôi xin phép được lược qua một số vị Thiền sư nổi tiếng: Ta biết rằng hồi Anh Tông thỉnh Trúc Lâm Thiền sư về cung để thọ Bồ Tát Tâm giới, vương công bách quan đã xin thụ pháp Quy y đã nhiều. Trong đời Pháp Loa, giới quyền quý tiếp tục xu hướng về Phật đạo. Năm 1316 Anh Tông xin được chính thức thụ Tại Gia Bồ tát giới (trước đây chỉ xin mới thụ Tâm Giới chưa bị ràng buộc cụ thể về phương diện hình thức vào 58 giới điều của Bồ Tát). Năm 1319 Pháp Loa nhận lời mời của quốc phụ thượng tể Quốc Chánh vào giảng Đại Tuệ Ngữ Lục trong phủ An Hoa. Cũng năm ấy, ông trao giới tại gia cho Hoa Dương công chúa. Năm 1320, Tuệ Nhân đại vương xin được thụ Bồ Đề Tâm Giới, và quốc phụ thượng tể thụ tại gia Bồ Tát giới. Năm 1322 nhiều người trong triều đình đóng góp vào việc cúng dường để đúc 1000 tượng Phật trong số đó có Bão Từ Hoàng Thái Hậu, Bão Huệ quốc mẫu, Bão Vân công chúa, tư đồ Văn Huệ vương, Uy Huệ vương, Hưng Uy Hầu, Hoài Ninh Hầu, Đặng Trung Tử, Đoàn Nhữ Hoài… (tư đồ Huệ vương xuất gia vào năm này). Năm 1323, Văn Huệ vương và Uy Huệ vương đến chùa Báo Ân xin thọ Bồ Đề Tâm Giới và Pháp quán đĩnh; Bão Vân công chúa rồi Bảo Từ Hoàng Hậu và Văn Huệ vương thỉnh Pháp Loa giảng kinh HoaNghiêm. Năm 1324 Chiêu Từ Hoàng Thái Phi xuất gia, thụ Bồ Tát giới. Năm 1329 Tuyên Chân công chúa (con của Quốc Chấn) và Lệ Bão công chúa (con của Chiêu Huân vương) xuất gia…”. Đó là một số nhân chứng điển hình cho chúng ta thấy tín ngưỡng Phật giáo đã ăn sâu vào người dân Việt Nam trong hai triều đại Lý và Trần. Họ không những chỉ biết cầm gươm cầm súng mà họ còn biềt cầm dùi đánh mỏ, lần chuỗi mỗi khi đất nước đã thanh bình. Chính nhờ giáo lý nhà Phật làm cho họ mới Giác ngộ được sự đời và có một tin thần tự tin để đánh thắng quân giặc, tạo cho con người gần gũi nhau hơn. Dân tộc ta từ ngày lập quốc đã trải qua nhiều cơn hoạn nạn, chủ yếu là ngoại xâm vàthiên tai, cho nên nhu cầu đoàn kết thương yêu nhau để chống trả ngoại xâm và đối phó vối thiên tai bất cứ lúc nào cũng tỏ ra bức xúc và khẩn cấp. Do một vị trí địa lý đặc biệt, nước ta nằm ngay sát phía nam của đế quốc phong kiến Trung Hoa khổng lồ, có tiềm lực kinh tế mạnh, có nền văn hóa văn minh lâu đời, cho nên nước ta có thể nói thường xuyên bị đe dọa thôn tính về mặt chính trị, quân sự và đồng hóa về mặt văn hóa. Một ngàn năm bắc thuộc chứng minh cụ thể cho mối đe dọa đó.Các cuộc xâm lăng quân Tống vào đời tiền Lê và đời Lý, hai lần quân Tống và ba lần quân Nguyên Mông xâm lấn triều đại Lý và Trần tiếp tục chứng minh điều đó. Các vị Vua Trần đã thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của thế hệ trước, đồng thời biết phát huy những tinh hoa gạn lọc được từ bên ngoài biến thế sao cho phù hợp quốc dân thủy thổ mà không đánh mất bản sắc dân tộc. Từ một nền Phật giáo quyền năng, do nhu cầu của lịch sử, Phật giáo của giai đoạn này biến thành một nền Phật giáo chống ngoại xâm. Đây phải nói là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất của giai đoạn phát triển này của Phật Giáo. Nó đã tham gia vào phong trào vận động độc lập với một lý luận vận động hết sức rõ nét. những người Phật giáo không phân biệt tại gia hay xuất gia đã cùng nhau đoàn kết qua nhiều lần diễn tập, cuối cùng thành công giành lại độc lập cho tổ quốc và thống nhất đất nước về một mối, đặt nền móng cho kỷ nguyên văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ, huy hoàng trong nhiều thế kỷ. Thực vậy, những chính quyền liên tục ra đời tại nước ta trong nữa thiên niên kỷ ấy, ít nhiều gắn bó với Phật giáo, điều này không có gì ngạc nhiên khi dân tộc ta lúc đó là một dân tộc Phật giáo. Tất nhiên, không phải vì dân tộc ta mà Phâỉt giáo ngay tức khắc có một lý luận chống ngoại xâm. Chính những người Phật giáo giai đoạn này, xuất phát từ thực tiễn của dân tộc, đã sáng tạo ra lý luận chống ngoại xâm của mình. Chủ nghĩa yêu nước Việt Đạo Phật đã hội nhập vào triều đại Lý – Trần từ đầu sơ khởi. Đạo Phật hội nhập vào đời sống nhân dân với một quá trình lâu dài. Sự hội nhập ấy diễn ra không phải chỉ một giai đoạn, một lúc, một thời mà cùng với chiều dài lịch sử của hai triều đại. Đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tinh thân nhân dân: “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Huyền Không (Thích Mãn Giác) Phật giáo thời Trần không chỉ ăn sâu vào đời sống tinh thần của toàn dân, mà nó đã đi vào lịch sử, văn hóa, chính trị giáo dục. Nhắc đến Phật Giáo thời Trần ai mà không khỏi nhắc đến Vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, với những tác phẩm xuất chúng, đầy âm điệu, nhạc điệu của một người tu hành đắc đạo thoát khỏi những vướng mắc của thế tục. Những án văn của các Thiền sư mang đầy chất liệu sống. Bởi vì các Ngài đã hiện thực trong cuộc sống bằng huệ đức.Vua quan và dân chúng trong thời đại ấy đều thấm nhuần giáo lý Phật nên họ đã hình thành được cuộc sống tốt đẹp, đưa đất nước đến đỉnh cao của phồn vinh và hạnh phúc. Có thể nói Phật Giáo trong giai đoạn này đã làm nên một trang sử vẻ vang, huy hoàng trong quá trình dựng nước và giữ nước của con lạc cháu rồng. Phật giáo Việt Đạo Phật Việt
Chúng ta là những người hậu duệ, thừa hưởng những gia sản của các vị Tổ sư tiền bối để lại, chúng ta cần phải bảo quản, quản lý đừng để cho mai một mà phải khôi phục, tôn tạo lại những gì đã mất. Tôi cũng có những mong muốn cũng như những đề xuất làm sao Phật giáo chúng ta ngày nay phải có những vị nổi tiếng như các vị tiền bối trong triều đại Lý – Trần. Họ giỏi cả việc đạo lẫn việc đời, luôn luôn sát cánh những vị lãnh đạo đất nước, làm cố vấn cho họ trong công việc điều hành, chèo lái con thuyền đất nước ngày càng vững bước trên con đường hội nhập kinh tế xã hội cùng các nước phát triển, đưa toàn dân đến bờ ấm no hạnh phúc, đạt được thành quả dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Tôi cũng mong muốn Phật Giáo Việt Nam hiện thời phải có tiếng nói và uy đức như các vị Tổ sư trong thời Trần, xây dựng cho mình một lối đi riêng cũng như các nét sinh hoạt văn hóa, kinh tế, giáo dục cho riêng mình. Đó là mong muốn đề xuất của riêng tôi cũng như Tăng ni trong cả nước. Tóm lại Phật giáo trong triều đại nhà Trần là Phật giáo tiêu biểu cho sự thực nghiệm chân lý Phật Đà trong đời sống thực tại, là Phật giáo nỗi bật nhất trong các giai đoạn Phật giáo Việt Nam. Phật giáo triều Trần đã đi đúng phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc –Xã hội chủ nghĩa” cũng như lời Phật dạy. |
Cập nhật ( 19/11/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com