SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT CẤP GIÁO HỘI MỚI, ĐƠN VỊ HUYỆN THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TRỰC THUỘC TỈNH * Thượng tọa Thích Quảng Thới Phó Trưởng ban BTS Tỉnh hội PG Bạc Liêu Trong năm 2011, các đơn vị Huyện Thành hội Phật giáo đã hoàn thành tốt việc tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo cấp cơ sở, đây là thành quả đáng kể tạo tiền đề cho Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bạc Liêu chính thức khai mạc ngày hôm nay. Điểm qua quá trình hoạt động của một cấp hành chánh giáo hội trong 5 năm qua từ sau Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa 6; Thường trực BTS THPG Bạc Liêu đã tăng cường chỉ đạo cho các BĐD củng cố hệ thống nhân sự và thành lập các bộ phận chuyên trách, nhờ vậy các hoạt động Phật sự trên địa bàn đã di dần vào chuyên môn hóa. Thành hội Phật giáo Bạc Liêu là đơn vị có nhiều tự viện nhất, việc đầu tiên là khảo sát các tự viện trên địa bàn, thống kê lại danh sách tăng ni và bố trí phân công giao việc tùy kheo trình độ năng lực chuyên môn của từng vị. Căn cứ vào chương trình hành động của nhiệm kỳ 5 năm, các BĐD đã lập kế hoạch cho từng bộ phận và đây là tiêu mốc phấn đấu cho các đơn vị. Chương trình công tác lại được cụ thể hóa từng năm, có sơ tổng kết báo cáo vì vậy Thường trực BTS dễ dàng nắm bắt được hoạt động của từng BĐD, kịp thời chỉ đạo và giúp giải quyết những khó khăn vướng mắc; Cố HT Thích Huệ Hà đã cùng với Đoàn TT BTS đến thăm các BĐD, kiểm tra đôn đốc nhắc nhỡ và động viên chư tôn đức tăng ni cùng quí cư sĩ PT trong BĐD làm tốt một số công tác trọng tâm. Qua 5 năm, các đơn vị hoạt động là Ban Đại diện PG thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và huyện Hòa Bình, 4 Ban Đại diện còn lại đã phấn đấu vươn lên, trong đó Phật giáo huyện Đông Hải có sức bật rất lớn trong hoạt động Phật sự. Chúng ta phải thừa nhận rằng các Huyện thành hội PG trong tỉnh đã vượt khó được đánh giá bằng kết quả thực hiện. Ở lĩnh vực Giáo dục Tăng ni, các huyện thành hội PG lại đặt lên hàng đầu, điều kiện thuận lợi là ở Tỉnh hội có trường Phật học, nên các vị trụ trì phấn đấu phải qua trường lớp đào tạo bởi các vị đã ý thức rằng vị trụ trì trong thời kỳ hội nhập phải có trình độ và năng lực nhất định, ngoài các môn học nội điển các vị phải am tường một số vấn đề về thế học, phải có kiến thức phổ thông, phải có nghệ thuật chuyển tải đạo đức Phật giáo đến các tầng lớp dân cư, ý muốn nói trụ trì cũng là một chuyên viên hoằng pháp tại tự viện của mình. Vì vậy các đạo tràng đã liên tục phát triển, vừa hình thành mới và vừa nâng chất trong hướng dẫn sinh hoạt tu học cho đồng bào PT, chúng ta được sự hỗ trợ của Ban Hoằng pháp và Ban HDPT Tỉnh hội, cùng với sự nỗ lực của các vị trụ trì bên cạnh sự giúp đỡ của TT Ban Đại diện nên các Đạo tràng đã tự trang bị cho mình những lực hút riêng và PT đến ngày càng đông. Do yêu cầu phục vụ đồng bào PT ngày càng cao, cần có chỗ nơi thanh tịnh để lắng lòng đến với chánh pháp, các tự viện đã lần lượt sửa chửa nâng cấp, tạo không gian phù hợp cho cho đồng bào PT tu học, các công trình văn hóa Phật giáo tại các tự viện đã liên tục được thực hiện gần như trãi đều ở các nơi. Cùng lúc với chủ trương của nhà nước về tập trung xây dựng và phát triển quê hương Bạc Liêu, Tỉnh hội Phật giáo đã tổ chức phát động một đợt thi đua thực hiện các công trình phần việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó có một số vấn đề tập trung cho các công tác trọng tâm của địa phương. Tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, góp phần bảo vệ trật tự trị an tại khu vực là công việc thường xuyên mà các BĐD luôn đề cập đến, chủ trương nơi nào có tự viện Phật giáo thì khu vực đó không có tệ nạn xã hội và các tự viện đã thành công, đem lại yên vui an ổn cho đồng bào là việc làm mà chính quyền sở tại công nhận. Hưởng ứng chương trình an sinh xã hội do nhà nước phát động, các BĐD đã chỉ đạo trực tiếp cho các tự viện đóng góp ủng hộ giúp thoát nghèo ở 1 số hộ, thực hiện nhiều công trình phúc lợi công cộng góp phần xây dựng nông thôn mới với ý chí cùng tiếp tay với nhà nước thay đổi diện mạo nông thôn là điều mà các BĐD đã và đang làm; thể hiện lòng tri ân và báo ân của những người con Phật các Ban Đại diện đã tham gia mạnh vào công việc đền ơn đáp nghĩa do MTTQ phát động, vì thế tổng giá trị từ thiện xã hội tăng lên gấp nhiều lần trong những năm gần đây. Thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh và phát triển tiềm năng du lịch trên đất Bạc Liêu; qua sự chỉ đạo của TT BTS, các huyện Thành hội đã lập kế hoạch cho mình căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái và điều kiện lịch sử. Lúc còn tại thế, cố HT Thích Huệ Hà đã phê duyệt dự án công trình văn hóa tâm linh của huyện Vĩnh lợi xây dựng tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm tại chùa Hưng Thiện, ấp phú Tòng xã Hưng Hội với chiều cao 43,5 m đến nay đã hoàn thành sau hơn 2 năm thi công; Phật giáo huyện Vĩnh Lợi cũng đã phối hợp với Tỉnh hội lập dự án xây dựng Thích Ca Phật đài tại cửa ngõ vào Bạc Liêu, một công trình kiến trúc văn hóa trên diện tích hơn 5 hecta với tượng Phật dự kiến chiều cao 49 m, trong lòng với nội hàm là các mô hình thu nhỏ các công trình văn hóa tâm linh tại Bạc Liêu; Thành phố Bạc Liêu cùng với Tỉnh hội có kế hoạch xây dựng ở khu Địa ốc chùa tháp Dược Sư, trước mặt là Hồ Nam mênh mông, cảnh trí tao nhã mà khách thập sẽ đến đây nhờ oai thần của Đức Phật Dược Sư tiêu trừ tật bệnh; Tại huyện Hòa Bình đang lập dự án công trình văn hóa tâm linh ven biển thuộc xã Vĩnh Thịnh, gần đó có khu vực lăng cá ông; huyện Đông Hải chuẩn bị khởi công xây dựng Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Gành Hào với dự toán kinh phí trên 150 tỉ đồng, mặc dù đây là công trình không do Huyện hội PG đầu tư, nhưng Ban Đại diện PG huyện Đông Hải nhận thấy mình có trách nhiệm gắn kết và góp phần trong quá trình hình thành và phát triển một công trình văn hóa Phật giáo tầm cở trên địa bàn của mình nên đã mạnh dạn đưa vào Nghị quyết Đại hội là hỗ trợ cho dự án nầy. Huyện hội PG Giá Rai cũng dự kiến xây dựng Tháp Xá Lợi tại Hộ Phòng do HT Huyền Diệu đầu tư. Tại chùa tháp Vĩnh Hưng cũng đang có kế hoạch xây dựng bởi ngôi chùa nằm trong quần thể di tích tháp cổ Vĩnh Hưng có niên đại hơn 1500 năm. Huyện Phước Long lại có chương trình xây dựng nông thôn mới của nhà nước và được chọn là huyện điểm, B ĐD Huyện hội PG đang tham khảo thực hiện một số đề án nhằm phát huy truyền thống cách mạng tại địa phương; huyện Hồng Dân là căn cứ địa cách mạng với nhiều ngôi chùa có thành tích lớn trong 2 thời kỳ kháng chiến, Chùa Bửu Lâm tọa lạc trong khu di tích Tỉnh ủy có 2 bà mẹ VNAH và 7 liệt sĩ, chùa Phong Lợi là ngôi cổ tự của những nhà sư yêu nước và một số những ngôi chùa khác …thì huyện hội PG Hồng Dân phải có những công trình văn hóa như thế nào để có tầm vóc xứng đáng với truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt. Các huyện đang suy nghỉ cách làm, mặc dù một số công trình lớn do Tỉnh hội dự kiến đầu tư nhưng các đơn vị Huyện Thành hội PG cũng đang từng bước đi như thế nào cho phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển các mặt của địa phương, để rồi các đơn vị Huyện thành hội Phật giáo phải trưởng thành và đứng vững trên chính đôi chân của mình. Trong dịp nầy, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị Huyện Thành hội Phật giáo được phát triển một cách đồng đều thể hiện các mặt hoạt động Phật sự, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau : 1. Thường trực BTS nên rà soát lại ở các đơn vị Huyện Thành hội, mặt nào có ưu thế cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục hoặc cần thiết phải hỗ trợ, hỗ trợ những cái gì, phải xem lại thế mạnh và tiềm năng của từng địa phương từ đó có chỉ đạo cụ thể tạo những bước phát triển mới. 2. Ban Hoằng pháp và Ban HDPT cần có kế hoạch chi tiết về hoằng pháp vùng sâu, tạo liên kết với B ĐD thuyết giảng hướng dẫn cho đồng bào PT tu học tại các đạo tràng ở vùng quê xa xôi. 3. Phải có kế hoạch nâng chất bồi dưỡng trụ trì, ít nhất mỗi năm phải có một khóa ngắn hạn. Có thể xếp đặt trong chương trình nhập hạ hằng năm của Hơn 10 năm qua, Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã có những bước phát triển nhất định, nhờ sự chỉ đạo của Trung ương giáo hội, sự ủng hộ của lãnh đạo chính quyền và nhân tố cực kỳ quan trọng đem đến thành tựu lớn lao là do sự đoàn kết nhất trí của Chư tôn đức Tăng ni và sự đồng tâm hiệp lực của đồng bào PT, tất nhiên là có sự nỗ lực của các Ban Đại diện huyện thành hội Phật giáo. Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trên lộ trình thăng hoa phải có sự đóng góp của cấp Giáo hội cơ sở, chính nơi ấy đã lắp đặt bệ phóng cho Phật giáo tỉnh nhà cất cánh vươn lên với đỉnh cao thời đại. Trong nhiệm kỳ mới, với những vị tài năng thạc đức được cơ cấu vào BTS, trực tiếp lãnh đạo Phật giáo Thành huyện nhà, chúng tôi tin tưởng rằng các Đơn vị Huyện Thành hội sẽ có điều kiện hoạt động Phật sự hữu hiệu hơn và chắc chắn thành quả đạt được sẽ cao hơn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Bạc Liêu khóa 4 nhiệm kỳ 2012-2017. Chúng tôi cũng vững tin rằng Phật giáo các huyện thành sẽ tiếp tục khởi sác và đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng một quê hương Bạc Liêu giàu đẹp, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Bài tham luận của chúng tôi đến đây xin đước kết thúc, xin chân thành cảm ơn Đại biểu và quí vị đã quan tâm theo dõi, trong phần nội dung nếu có gì sai sót kính mong |
Cập nhật ( 06/03/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com