SỰ GẶP GỠ GIỮA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VỀ CON NGƯỜI * TS. Đào Hoàng Trong lịch sử phát triển của đất nước, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Văn hoá Việt Triều Lý chủ trương lấy luân lý Phật giáo làm nội dung hun đúc nhân cách con người, lấy vô lượng từ bi mà yêu thương con người và yêu thương muôn vật, lấy lòng bác ái mà tế độ chúng sinh, đem lòng từ thiện mà xử kỷ tiếp vật, lấy sự chân thực nhân hậu mà đối với mình và đối với mọi người, lấy lẽ công bằng mà xử trí để cho mọi vật đắc kỳ sở.
Luân lý Phật giáo dạy con người phải luôn chăm lo tu thân tích đức để chính họ được hưởng phúc trong cuộc đời và con cháu họ có lộc lâu dài. Vì thế, trong đời sống, con người phải chăm lo làm điều thiện, không được làm điều ác. Tu thân tích đức, đó là điều mà Đạo Phật đòi hỏi con người phải tâm niệm hàng ngày. Thuỷ tổ của Phật giáo là Xakya Muni (Thích ca Mâu – Ni), họ Gautama, tên là Siddharta, sinh ngày 8/4 năm 565 trước Công nguyên. Xakya Muni tuy là con một Quốc vương Ấn Độ, nhưng lại là người không ham quyền thế. Ngài ham học, thông minh, đa tài, nhưng ngay còn rất trẻ, Xakya Muni đã chìm đắm trong suy tư, không dứt ra được: – Vì sao con người lại chia ra thành nhiều đẳng cấp? vì sao người này lại thống trị người kia? Vì sao có những con người sống vô cùng đói khổ, bệnh tật, bị người đời đày đoạ? – Vì sao trên thế gian này con người không thoát ra khỏi sự đau khổ về sinh, lão, bệnh, tử? – Vì sao các sinh linh trong đời này lại giết chóc lẫn nhau, chà đạp, hành hạ nhau? – V…v Xakya Muni nhận ra rằng, quyền lực của Quốc vương có lớn đến đâu thì con người và muôn vật vẫn chìm trong bể khổ. Vấn đề là giải thoát chúng sinh như thế nào. Mang khát vọng giải phóng nhân quần ra khỏi cảnh khổ đau, Thái tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ cảnh sống vương giả, xuất gia tìm đạo: “Ta không muốn sống trong cung vàng điện ngọc, Ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ, hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không muốn sống trong xã hội bất công mà Ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải xông pha trên gió bụi lao lung, Ta cố tìm ra mối đạo giải thoát cho nhân loại muôn loài”(2). Trên con đường tìm kiếm lối thoát khổ. Xakya Muni một lần đã quyết định ngồi trầm tư dưới gốc cây bồ đề để quyết tìm tới sự giác ngộ tận cùng. Cuối cùng, Xakya Muni đã ngộ ra rằng, phải giúp cho con người chống lại việc phân chia đẳng cấp, chống mọi hiện tượng bất bình đẳng, đồng tình với người dân bất hạnh, đời này làm điều thiện để đời sau hưởng phúc lành, tránh làm điều ác trên đời này để không bị nhân quả báo ứng ở các đời sau. Giáo lý của Xakya Muni được người dân gọi là Bouddhisme (ĐẠO PHẬT) và Người được gọi là Bouddha (PHẬT). Bouddha (PHẬT) có nghĩa là “Người giác ngộ”. Hồ Chí Minh xuất hiện ở Việt Cùng với hạnh nguyện trên đây của Thái tử Tất Đạt Đa, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, đã sớm nhận ra cảnh: Trên đời nghìn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do. Điều đó thôi thúc Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi gian khổ hiểm nguy, bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước, cứu dân. “Tôi muốn đi ra nước ngòai xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”(3). Với ý chí và quyết tâm đó, nên ngay giữa thủ đô Paris, trong sự bủa vây của mật thám Pháp, Nguyễn Ái Quốc vẫn không hề nao núng về lý tưởng cứu nước, cứu dân của mình: “Tôi thích làm chính trị thì tôi chẳng sợ chết, cũng chẳng sợ tù đày. Trong đời này chúng ta chỉ chết có một lần, tại sao lại sợ?”(4). Nếu như Xakya Muni một buổi sáng bỗng nhiên thấy ngôi sao sáng rực ở Phương Đông và ngộ được đạo lý cứu dân độ thế mà ta gọi là Phật pháp, thì Hồ Chí Minh đã một lần nào đó bắt gặp Chủ nghĩa Lênin – một ngôi sao sáng chói, chiếu rọi con đường làm cách mạng của các dân tộc thuộc địa. Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui sướng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hới đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Cách đây trên 2.500 năm, khát vọng công bằng xã hội đã được Đức Thế Tôn nêu lên như một quy luật xã hội, cô đọng lại trong lời dạy nổi tiếng, mang tính vượt thời gian: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người khi mới sanh không phải có sẵn dấu tin-ca (tilca) trên trán, không đeo sẵn dây chuyền trong cổ”(5). Phật dạy các đệ tử: “Này các Tỳ kheo! Hãy tu hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng Bộ kinh); “Này các Tỳ kheo! Xưa và nay Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ” (Trung Bộ kinh). Với Hồ Chí Minh thì “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(6). Vì vậy đối với Người, “bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm sao ích quốc lợi dân. Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn đau khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Phật giáo chủ trương: “Dĩ chúng tâm kỷ tâm”. Đối với Phật giáo, con người là cao hơn tất cả: “Nhân thị tối thắng”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chúng công nông là gốc cách mệnh” (7) và “nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”(8). Hồ Chí Minh đã giác ngộ con đường giải phòng dân tộc và nhân dân lao động trên thế giới là như vậy. Đức Phật chỉ cho con người con đường giải thoát hướng tới một thế giới cực lạc đằng sau thế giới hiện thực này. Hồ Chí Minh chỉ cho nhân dân con đường giải phóng mình, đấu tranh chống bất công, chống bóc lột để xây dựng một thế giới hiện thực ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái. Chúng ta làm theo tư tưởng Hố Chí Minh để làm cho đời sống trần tục phải trở thành một “Thiên đường”, một “Thiên Đường” ngay trên trái đất mà ngày nay nó đang còn biết bao điều trắc trở, khó lường. Song, quyết tâm cách mạng sẽ từng bước đạt tới chân lý – đó là Chủ nghĩa Cộng sản, không có người bóc lột người. Chúng ta cũng không quên những gì trong Phật pháp đã dạy: Hướng tới một đời sống hưởng phúc lành hôm nay và mãi mãi. Đạo Phật chủ trương từ bi để cứu khổ cứu nạn – Hồ Chí Minh chủ trương nhân đạo,dân chủ để con người được giải phóng, phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Và nếu con người đó là Phật tử, là những người sùng đạo Phật (và cả những người có tín ngưỡng khác) thì nhớ rằng Hồ Chí Minh đã từng nói: Gỉa sử Thích ca và Giê su còn sống thì các Vị cũng chắc sẽ kêu gọi các tín đồ của mình làm hết sức mình cho con người đang sống trong thế giới hiện thực hôm nay được tự do, hạnh phúc, bình đẳng và sống với nhau như những CON NGƯỜI đối với CON NGƯỜI. Nhà Phật và Hồ Chí Minh đều kêu gọi con người tu dưỡng để trở thành chính trực. Điều đầu tiên trong 14 điều Phật dạy là “Kẻ thù lớn nhất trong đời người là chính mình”. Đó là một triết lý sâu sắc trong Phật pháp. Nếu ta giữ được Chính tâm thì cái Tà tâm không hại ta được. Chả thế mà, trong triết học Phương Đông mới có câu: “Đánh thắng kẻ phản trắc trên núi còn dễ hơn đánh kẻ phản trắc trong tâm”. Con người chỉ trở nên thánh thiện hơn khi cái xấu trong họ ngày càng ít dần đi. Chiến tranh, trộm cắp, lừa đảo, phản bội….. tất cả đều bắt đầu từ kẻ xấu đang sống trong tâm của con người. Hồ Chí Minh cũng có quan niệm tương tự: trong con người có cái THIỆN và cái XẤU. Phải tu kỷ, tức là tu thân để sửa mình, để cái THIỆN lớn lên, cái TỐT nhiều lên, không còn chỗ đứng trong tâm cho cái ÁC, cái XẤU nữa. Về điều này, Thánh Gandhi cũng đã dạy: Ngoài ta ra, không ai có thể hại được ta. Làm việc thiện, đó là điều mà nhà Phật và Hồ Chí Minh yêu cầu. Hồ Chí Minh cho rằng, việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh. Cổ nhân cũng nói về điều này: Một đời làm việc thiện mà việc thiện vẫn còn thiếu. Một ngày làm việc ác thì việc ác đã quá dư. Dân tộc ta làm theo lời dạy trên của Hồ Chí Minh thì cũng là đã tuân theo lời Phật, bởi, người theo đạo Phật thấy rằng, người đời thì thầm với nhau về điều ác thì đó là tiếng sấm nổ trong tai nhà Phật. Nhận rõ những giá trị cao đẹp của Phật giáo, có sự gần gũi, gặp nhau với tư tưởng Phật giáo trên những nét lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhìn Phật giáo với một thái độ trân trọng: “Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hòa bình bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng của Phật giáo, nghệ thuật khoa học Ấn Độ đã lan khắp thế giới”(9). Năm 1958, khi sang thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi rất sung sướng được thăm quê hương Đức Phật, quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới”(10). Nhà thơ Huy Cận viết: “Khi bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn có một tấm long kính mộ sâu sắc và cảm động đối với Đức Phật Thích Ca – người sáng lập ra đạo Phật, cũng như đối với tất cả các vị sáng lập những tôn giáo lớn. Người đã cảm nhận ở các vị giáo chủ này trước hết là lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận của những chúng sinh và ý muốn thiết tha làm sao giảm nhẹ hoặc xóa bỏ những nỗi đau khổ của con người trên trái đất”(11). Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, mặc dầu bề bộn với nhiều công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đến thăm chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá. Nói chuyện với Tăng Ni, tín đồ Phật tử ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhà nước chúng tôi luôn luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một. Tôi mong các Hòa thượng, Tăng Ni và Phật tử hãy tích cực thực hiện tinh thần Tư bi, Vô ngã, Vị tha trong sự nghiệp cứu nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”(12). Đối với Người, làm được như vậy tức là “đã làm theo lòng Đại từ, Đại bi của Đức Phật Thích Ca”(13). Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Ở giai đoạn cách mạng hiện nay, Phật giáo đang đồng hành cùng dân tộc. Cũng có thể nói, tư tưởng từ bi của Nhà Phật cũng đang đồng hành với tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trên con đường giải phóng con người và giải phóng dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập IV, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1958, tr.39. (2) Thích Diệu Niệm. Tư tưởng Hồ Chí Minh gần gũi với tư tưởng Phật giáo. Nội san Nghiên cứu Phật giáo số 1, Hà Nội, 1991, tr.33. (3) Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. NXB Văn Học, Hà Nội, 1970, tr.11. (4) Nguyễn Phan Quang. Thêm một số tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1917-1923. NXB TP.HCM, 1995, tr.47. (5) Võ Đình Cường. Ánh đạo vàng. Phật học Viện Quốc tế xuất bản, USA, 1987, tr.92-93. (6) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Tập IV. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1984, tr.1. (7) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Tập II. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1984, tr.197. (8) Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960, tr.62-63. (9) Hồ Chí Minh. Truyện và ký. NXB Văn Học, Hà Nội, 1985, tr.201. (10) Hồ Chí Minh. Sđd, tr.208 (11) Cù Huy Cận. Hồ Chí Minh – nhà văn hóa lớn, một người hiền của thời đại chúng ta. Báo Nhân Dân ngày 1-9-1989. (12) Thích Đức Nghiệp, Sđd, tr.321-322. (13) Thư Hồ Chủ tịch gởi Hội Phật tử Việt (14) Lê Cung PGS. TS.Khoa Lịch sử, Tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo, Trường Đại học Sư phạm Huế.
[*] Hiệu trưởng trường Đại học Bạc Liêu |
Cập nhật ( 16/12/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com