SEN LẠ TRONG CHÙA CỔ * Yên Thủy Không mọc lên từ mặt nước, nhưng loài sen nay cũng có hương thơm đặc trưng như loài sen thường thấy trên các đâm, hồ. Những cánh hoa màu trắng tinh khiết nhú lên quanh đám lá xanh giữa trời mùa hạ. Loài sen đất (còn gọi là sen can) ấy được trồng ở chùa Bối Khê, thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây – một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Trần. Sen trong câu ca…? Đi theo quốc lộ 21b, cách Hà Nội chừng 20km, chúng tôi có mặt tại chùa cổ Đại Bi (thường gọi là chùa Bối Khê). Trong không gian trầm mặt của cảnh chùa, mùi sen thơm ngát , lan tỏa làm ngây ngất những người vãn cảnh. Cứ ngỡ trong chùa có hồ sen đẹp, tôi háo hức hỏi thăm xin chụp hình. Ông lão bảo vệ chùa cười hể hả: “Chùa không có hồ sen, chỉ có mấy cây sen đất thôi”. Quái lạ! Nếu tôi nhớ không nhầm thì những cây sen đất người ta thường bán trong các hàng cây cảnh, có là màu đỏ tía, hoa màu hồng thì làm gì có hương thơm? Tò mò, tôi theo ông lão vào trong sân chùa. Trước mặt tôi, hai cây sen cao chừng 1,5m, đang xen trong tán lá xanh là vài bông hoa trắng muốt. Thoạt nhìn, hoa sen trong nhan nhác như hoa trà, bông hoa nở rực đại to bằng miệng cái bát con, là cây hao hao giống lá cây sanh. Chỉ vài bông hoa như vậy mà cả một không gian ngây ngất hương thơm, như có cả hồ sen đang thì nở rộ.
Loài sen đất này cũng nở vào tiết trời mùa hạ như sen nước, thường vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Những cây hoa sen khá “dè sẻn” hoa! 2 cây sen nhỏ, sau 2 năm được tách bằng phương pháp triết từ cây sen tổ đã bắt đầu nở hoa, nhưng mỗi năm chỉ ra độ 10 bông. Nhìn những cành lá của cây, lại nhớ đến câu ca “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” mà có thời gian, nhiều người đã lao tâm khổ tứ, tốn không biết bao nhiêu giấy mực tranh cãi về tính xác thực của ca từ và sự thực về “cành hoa sen” phải chăng, chính những cây sen đất trong chùa Đại Bi là lời giải ? Đại Bi cổ tự Chùa Đại Bi được xây dựng vào năm 1382 thời nhà Trần. Dưới bòng mát của những cây đa, cây đề cổ thụ 3 người ôm không xuể, ngôi chùa này còn giữ được những nét cổ kính hiếm có. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp theo kiểu nội công ngoại quốc. Tam quan cao hai tầng, tám mái. Trên gác chuông là 2 quả chuông được đúc năm Thiệu Trị thứ tư (1844), đường kính 60cm, cao 1m. Đi qua Tam quan là một sân gạch rộng chừng 400m2, 2bên rợp bóng cây đại, cây mống rồng, một số cây làm cảnh và 2 hồ nước, 1 trồng hồ sen và 1 là giếng nước phục vụ sinh hoạt của dân làng trước đây. Những tượng Phật trong chùa đều có đủ loại hình dáng và kích cở, đẹp không kém gì tượng Phật ở chùa Tây Phương, chùa Mía…Đặc biết, trong số 58 pho tượng ấy, đáng chú ý có tượng Phật Quan Âm 12 tay cao khoảng 2m ngồi trên tòa sen đặc trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá, có niên đại từ thời Trần. Ngoài ra, chùa còn giữ được nhang án hoa sen bằng đá được làm từ khi khởi dựng chùa, 2 cây đèn gốm, rồng đắp nổi và tượng Quan Âm Nam Hải thời nhà Mạc, nhiều sắc phong vào bia đá mà cổ nhất là bia sự tích đức thánh Bối Khê Nguyễn Đình An – người có công đánh giặc, có niên đại Thái Hòa 11 (1453)… Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử năm 1979. Hàng năm, chùa mở hội vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch. 14 thôn thuộc các xã trong huyện Thanh Oai sẽ rước kiệu thành hoàng làng mình về để tế lễ thánh Bối Khê – tưởng nhớ người xưa có công đánh giặc cứu nước. Bối Khê cũng được coi là một trong sáu di tích quan trọng hàng đầu của tỉnh Hà Tây (gồm chùa Hương, chùa Đậu, chùa Thầy, chùa Tây Phương, lang cổ Đường Lâm). Hiện tại, chùa đang được trùng tu với dự án có tổng kinh phí lên tới 15,8 tỉ đồng, tạo điều kiện thu hút khách nhập phương về lễ Phật, về với một không gian văn hóa cổ kính. Đặc biệt hơn cả vẫn là ở nơi thâm nghiêm ấy còn có loài sen kỳ lạ ngát hương say đắm lòng người. Loài hoa mà từ trước đến nay, người làng Bối Khê thường tự hào rằng hiếm nơi nào có được!./. |
Cập nhật ( 08/10/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com