BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG
* Đặng Ngọc Điệp (Diệu Ngộ)
Trong kinh Thập Nhị Chương, Phật dạy người tu có 20 điều khó. Trong đó, điều thứ nhất “Người nghèo bố thí mới là khó”. Đúng vậy! Người nghèo thiếu thốn tất cả đối với bản thân mà đi cúng dường bố thí thì thật là khó. Vì chủ đề rất quan trọng nên ân sư đã dạy tất cả Tăng Ni Phật tử phải cố gắng thực hành vì: Trong Lục Độ Ba La Mật, pháp bố thí cũng đứng đầu, là thể hiện tâm từ bi và làm thế nào cho nó tăng trưởng. Trước khi đi sâu vào chủ đề chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa của chúng. Bố thí: Bố là cùng khắp mọi nơi mọi chốn, thí là cho, là trao tặng có thể xem như là làm từ thiện. Bố thí với nghĩa là cung kính dâng lên người trên gọi là cúng dường như cúng dường Tam bảo một cách rốt ráo Bố thí thì gồm có: Tài thí, Bố thí và Vô úy thí. Trong ba loại bố thì này thì cũng còn có nhiều phạm trù:
A. Tài thí: Đem tiền của tài sản vật chất của mình ra cho hay tặng gồm có nhiều nội tài và ngoại tài
Nội tài: những vật quý báu nhất như: xả thân mạng cứu người. Trong các chuyện tiền thân của Đức Phật chúng ta thấy có lần Đức Phật đã buông cột buồm, đã nếu được cho những người đang trôi khác. Ngoài ra Đức Phật cũng xả thân cứu những con cọp con sắp sửa bị cọp mẹ ăn thịt.
Thời Đức Phật còn là sa mô đã vì mỏi mệt mà lả bên đường nhưng nhờ có một cô gái chăn bò cúng dường bát sữa. Chính bát sữa đó đã làm sống lại một vị thế tôn sáng chói cộng thêm vào đó người chăn bò đã có những nắm cỏ tươi nhờ những hành động cúng dường đó mà sa mô Cừu Đàm kéo dài thân mạng mà tu hành Phật quả.
Ngoại tài: những vật dụng thường ngày đem cho những người đau khổ đói rách qua cơn túng thiếu.
B. Pháp thí: đem lời hay lẽ phải, những chân lí đúng đắn, những lời vàng ngọc của Đức Phật để khuyên bảo người khác thực hành tu hành theo pháp thì có giá trị cao hơn một tài thí, vì tài thí giúp người qua cơn túng thiếu về phương diện vật chất còn pháp thí mang tính thời gian về phương diện tinh thần nhưng ở phương diện này có cộng thêm người giàu sang chức tước mà họ chưa thông lẽ đạo gây nhân lành trong nhiều đời nhiều kiếp. Người Phật tử thuần thành thì không bao giờ bỏ nhỡ 1 cơ hội nào dù là lời ái ngữ.
C. Vô thí úy: Làm không cho người ta, không sợ hãi mới nghe thoáng qua tưởng pháp này không quan trọng nhưng suy nghĩ kĩ chúng ta thấy Đức Phật đặt ra pháp này rất thâm thúy. Vì cõi ta bà này chúng ta sống trong sợ hãi, sợ đói, sợ nghèo, sợ đau, sợ già, sợ chết, rất là nhiều nỗi lo sợ nên Đức Phật chế ra pháp vô úy… Trước hết hành giả tu hành phải tập cho mình tính kiên cường như chày Kim Cang không sợ gì cả, thâm hiểu giáo lí Phật Đà là không tham ái, nên chẳng sợ ai ái tham của mình, không tham danh, tham lợi mà còn hiểu cuộc đời là giả tạm nên không sợ vô thường đến. Tóm lại người tu hành hạnh vô úy dù đi đến đâu cũng thấy an ổn, yên vui…Do vậy mỗi khi sợ hãi người ta thường niệm “Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ Tát” vì hạnh này là của Bồ Tát Quán Thế Âm sử dụng để đưa người từ bến khổ đến bờ an vui.
Bố thí là giúp đỡ cho kẻ ngang mình và thấp hơn, người ta cũng có nhiều danh xưng để chỉ sự bố thí như biếu xén, tặng, cho có nghĩa là cắt đứt một khoảng tài sản của mình cho người khác, tinh thần Ba La Mật cũng có nhiều phạm trù:
1. Đối tượng hoàn mãn
2. Vật dụng hoàn mãn
3. Pháp ý hoàn mãn
4. Ân đức đặc thù hoàn mãn
Trong khi thực hành pháp bố thí này người ta còn phải có ý tưởng:
– Trước khi bố thí
– Trong khi bố thí
– Sau khi bố thí
Hay người cho, vật cho, và người nhận tất cả đối tượng phải hoan hỉ hoàn mãn nghĩa cử của mình là không tất cả.
– Bố thí là một thiện xảo mở lòng từ bi vì thương người.
– Còn cúng dường với hết lòng cung kính khát khao cầu đạo học hỏi với lòng cung kính tuyệt đối vô lượng vô biên.
Người thực hành hạnh này không thấy mình và người. Cúng dường chay tăng ngày nay không còn quan trọng như xưa nữa, phẩm vật cúng dường gọi là tứ sự đủ.
– Vật thực để nuôi sống hàng ngày.
– Y thì có ba cái
– Tọa cụ, giường nằm
– Dược phẩm
Đối tượng bố thí và cúng dường cũng có hai phạm trù là chấp tướng, bố thí với dụng tâm không trong sạch, bố thí với dụng ý ngày sau mình được giàu sang là không nên, bố thí với tất cả lòng từ bi vì người đau khổ như chính mình khổ đau. Phải hoan hỉ bố thí trong khi bố thí không thấy mình và không xem người nhận bố thí là kẻ chịu ơn của mình.
Bố thí không chấp tướng, không để bản ngã len vào, vì cung kính mà cúng dường sau khi cúng không nuối tiếc, không hối hận thì mới được phước vô lậu thanh tịnh gọi là Ba La Mật…
Nếu nói về bố thí và cúng dường thì không thể nào quên được trưởng giả Cấp Cô Độc, ngài không từ chối một việc nhỏ ở người phàm dân, ông đã lo cho tất cả mọi người từ nghèo khó đến neo đơn cho đến việc đem vàng lót vườn cây của Thái tử Kì Đà để cúng dường cho Đức Phật dùng làm nơi tu học cho tăng chúng, và ở phẩm Phổ Môn thứ 25 của bộ kinh Pháp Hoa chúng ta còn thấy ngài Vô Tận Ý quì gối chấp tay dâng chuỗi ngọc cho Bồ Tát Quán Thế Âm, Ngài không chịu nhận, Đức Phật giải tường tận về pháp cúng dường, sau đó Ngài mới chịu nhận và phân hai chuỗi ngọc: một cúng dâng cúng Đức Thích Ca còn một dâng cúng Đức Đa Bảo Như Lai. Qua sự cúng dường của Ngài Vô Tận Ý chúng ta thấy phước có được tăng lên theo cấp số cộng.
Cũng trong kinh Pháp Hoa, phẩm Chúc Lụy thứ 22 có một câu nói của Đức Phật: “Như Lai là một đại thí chủ cho tất cả chúng sanh, các ông cũng nên theo học pháp của Như Lai chớ sanh lòng bỏn xẻn” mà thật vậy Như Lai đã cho chúng ta tất cả kể cả sanh mạng của Ngài. Chúng ta là hàng hậu học cũng nên bắt chước Ngài mà thọ học. Chúng ta còn thấy Ngài Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ Tát đốt cánh tay trăm phước trang nghiêm để cúng dường Tịnh Minh Đức Phật. Trong bộ kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy các Đức Phật vì cầu đạo mà không từ nan việc gì cả gọi là cúng dường Ba La Mật. Bồ Tát là vậy còn phàm phu chúng ta thì sao?
Cũng theo học và hành y như vậy: hai vợ chồng nghèo chỉ có một cái khố, nếu một người đi thì một người phải ở lùm. Nhưng khi nghe có người cúng dường chay tăng cho Đức Phật thì người này cũng quyết định cúng dường Phật cái khố rách và dơ này. Còn nữa một bà già đi ăn xin mà không đủ no, theo lời dạy của ngài Ca Diếp bà xuống mé biển múc một chén nước để cúng dường cho Ngài với tất cả lòng thành ngõ hầu bán cái nghèo. Kết quả sau một thời gian tất cả đều đổi đời.
Bố thí và cúng dường đúng chỗ cộng vào đó với tất cả tấm lòng thành của ta thì sẽ có phước bằng ngược lại chẳng những không phước mà nghiệp sanh. Đúng chỗ là sao? Đối tượng cần bố thí là những người quản thật khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống hằng ngày, hoặc sau cơn bão lụt người chưa kịp phục hồi cuộc sống, chúng ta bố thí lương thực gọi là làm từ thiện để cứu sống qua cơn hoạn nạn, tuy nhiên phía sau việc làm từ thiện này còn nhiều việc quan trọng hơn là như là hướng dẫn cho họ có một nghề chân chính, cộng thêm vào đó hướng dẫn cho họ kiếp sống với chính mình ngày trong hiện tại và đem Phật vào lòng. Còn cúng dường tăng ni là gieo vào ruộng phước những hạt giống lành những người này trên bước đường chuyển hóa thành Thánh tăng, tu hành đắc đạo để lưu đời thì kết quả có được chúng ta cũng có phần. Đó là thuận duyên như tiền thân của Đức Phật là Bồ đề Đạt Ma đã cùng thân cúng dường để cầu Phật đạo. Gần chúng ta nhất là Bố tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu để cúng dường cho sự hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Mọi sự cúng dường kể trên đều là những việc khó làm, đó là một sự cúng dường vượt bậc, chỉ có những bậc Bồ Tát mới làm được. Tuy nhiên trên thực tế có những việc ngoài ý muốn như vì nghèo quá không thể cúng dường được chỉ có tấm lòng nên đành phải:
“Nhất giả lễ kính chư Phật” hoặc chỉ có ngũ phần dâng trọn Đức Như Lai với một lễ, một nén tâm hương chúng ta có thể dâng hết tấm lòng thành cúng dường Như Lai nếu sự bố thí và cúng dường của chúng ta vì một lí do gì mà sai lệch thì chắc chắn không có kết quả tốt, chúng ta cũng nên hoan hỉ thông qua. Vì cúng dường với tâm thanh tịnh, người nhận thanh tịnh, vật cúng dường cũng phải trong sạch bằng sự lao động của chính mình thì sự cúng dường ấy mới sanh phước.
Người phật tử có pháp thí, tài thí, mà không có trí trì giới thì cũng không thể thành Phật vì người ấy vừa tạo phuớc và gây tội do chỗ không trì giới vì vậy nghiệp thiện có, nghiệp ác có xen lẫn nhau cho nên không thể chứng quả thánh. Trái lại người Phật tử chuyên trì giới luật thì sẽ chắc chắn thành Phật vì trong lúc trì giới đã hàm xúc tài thí và bố thí rồi.
Khi chúng ta trì giới nghiêm ngặt, tâm ta thanh tịnh thì tâm từ bi hỉ xả bủa khắp, thấy ai cúng dường và bố thí thì chúng ta cũng hoan hỉ như chính ta làm được.
Ngoài ra đúng lời Phật dạy, làm gương mẫu cho người khác bắt chước tức là thí pháp bằng thân giáo, còn trì tụng giới luật cho nhập tâm thuần thục cũng tức là thí pháp bằng khẩu giáo.
Bố thí là nhân lành, là hạt giống tốt, là tiền gửi “ngân hàng cực lạc” một hạnh dễ làm mà lợi lạc được cả hai bên kẻ cho người nhận. Trong một xã hội có nhiều người giàu lòng từ bi, luôn luôn tìm cách giúp đỡ mọi người thì xã hội ấy được an vui thịnh vượng vì: “Lá lành đùm lá rách, rách ít đùm rách nhiều”. Đó là phần người nhận còn người cho thì sao.?
Cử chỉ đó cũng không kém phần quý báu vì:
– Trong quá trình bố thí và cúng dường là chúng ta tu tập để chuyển hóa số phận mình từ nghèo thành giàu.
– Rất có thể những người nhận bố thí cúng dường là cha mẹ mình nhiều đời nhiều kiếp. Mỗi khi bố thí cúng dường là chúng ta chiến thắng với lòng bỏn xẻn, ích kỉ, nuôi lớn lòng từ bi.
– Bố thí thân mạng để cứu người là dịp để thử thách lòng tham sống sợ chết.
– Mỗi khi bố thí cúng dường không kể kẻ thân người sơ tạo cho lòng từ bi bình đẳng rộng lớn.
– Khi bố thí cúng dường nhằm những người có oan gia với mình nhiều đời nhiều kiếp thì cũng có thể gỡ oan giải oan.
– Với những lợi ích công năng đưa mình và người từ bờ mê đến bờ giải thoát giác ngộ, tại sao chúng ta không theo học để đền ơn tam bảo.
– Vì những hiểu sai lệch hoặc không hiểu hết hạnh cúng dường mà nhiều người đã cúng dường còn ghi địa chỉ sản phẩm hoặc đề tên vào nơi cúng dường công trình tu sửa hoặc trùng tu ngôi tam bảo. Điều này làm mất đi ý nghĩa cúng dường và có thể xem đây là nơi quảng cáo. Mặc dù chúng ta cúng dường dưới nhiều hình thức nào bằng tài thí hay bằng công quả với tất cả lòng thành thì phước duyên cũng ngang bằng cho nên việc phô trương quảng bá để tâm chấp ngã len vào làm chướng ngại trong việc tu hành của ta cho nên phước duyên bị lui sụt.
Tất cả sự bố thí cúng dường là một dưỡng chất nuôi lớn lòng từ bi, nó còn là một năng lực đẩy mạnh con người về phía trước làm cho cây “phước” được trổ hoa kết trái, chuyển hóa khổ đau thành bình an, an lạc. Vì muốn cho tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau nên Đức Phật đã dạy 84000 pháp môn ngỏ hầu chúng ta tùy căn cơ mà theo Pháp. Trong đó bố thí và cúng dường là phương pháp gieo trồng phước báo một cách rốt ráo để sau khi bỏ thân ngũ uẩn này không phải nhờ người cầu siêu.
Cập nhật ( 06/03/2011 )