Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, 1 Tháng Mười, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Sài Gòn – Chợ Lớn ngày ấy (Huỳnh Thị Hoa Kỳ)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

SÀI GÒN – CHỢ LỚN… NGÀY ẤY

* Huỳnh Thị Hoa Kỳ

300 năm Sài Gòn

Năm 1998, Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm. Trong quá trình xây dựng và phát triển, biết bao sự kiện đã diễn ra… Trong quyển “Đông Dương ngày ấy” (L’lndochine autrefois), tác giả Michel Germain đã biên soạn từ những lá thư, ảnh và bưu thiếp do lính viễn chinh trẻ người Pháp, Paul Février, gởi về quê nhà cho hai người chị. Paul Février thuộc tiểu đoàn 12, sư đoàn 9 bộ binh Pháp, đổ bộ vào Huế ngày 18-2-1908. Trong 26 tháng tham gia đoàn quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam (anh về nước ngày 14-04-1910), dấu chân anh đã in khắp ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Dưới đây là đôi nét mô tả về đất nước, con người Nam Bộ nói chung và Sài Gòn – Chợ Lớn nói riêng qua ngòi bút của Michel Germain.

Đông Dương

Người Pháp gọi Đông Dương là Indochine vì Đông Dương nằm lọt thỏm vào giữa hai nước Ấn Độ (Inde) và Trung Hoa (Chine). Inde và Chine ráp lại thành Indochine. Từ Đông Dương (Indochine) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1813 và bao gồm “5 nước”: Bắc Kỳ (le Tonkin), Trung Kỳ (l’Annam), Nam Kỳ (la Cochinchine), Lào (le Laos) và Cao Miên (le Cambodge). Tuy nhiên phải đợi đến nửa cuối thế kỷ 19, người Pháp mới chính thức nhảy vào Đông Dương trong đó ba “nước” đầu là Bắc, Trung và Nam Kỳ Việt Nam được họ đặc biệt quan tâm.

Nam Kỳ

Nam Kỳ còn gọi là Nam phần hay Nam bộ Việt Nam là vùng châu thổ được tạo thành bởi dòng chảy của các nhánh sông Mékong và sông Đồng Nai. Phù sa do các nhánh sông này mang đến đã lấp đầy vùng đất Nam bộ, nơi trước đây chỉ là một cái vịnh ăn thông với biển. Nằm ở tận cùng Nam bộ, mũi Cà Mau lấn ra biển từ 60 đến 80 mét mỗi năm. Ở Nam bộ, dường như đất và nước pha trộn lẫn nhau. Phù sa do hệ thống sông ngòi, kênh rạch… chằng chịt chở đến đã nâng cao dần vùng đất trũng lầy lội này. Trong cái nóng oi bức vùng nhiệt đới, người ta khó có thể nhận ra đâu là nơi khởi đầu và nơi kết thúc của đất và nước. Những cánh đồng lúa mùa lấn dần diện tích đầm lầy, lau sậy, nơi sinh sôi nảy nở của các đàn chim đủ loại: cò, gà nước, le le…

Ở đây, nhiệt độ trong năm thay đổi không nhiều, từ 26 đến 29 độ C. Vào thời kỳ cao điểm của mùa khô, từ tháng 3 đến tháng 5, người Pháp ở đây phải chịu cái nóng gay gắt. Từ tháng 6 đến tháng 10, hầu như ngày nào trời cũng đổ mưa; sông Tiền và sông Hậu, hai nhánh sông chính của dòng Mékong, dâng cao, các cánh đồng trũng thấp. Vào thời kỳ mưa lũ đạt đỉnh điểm, lưu thượng sông Mékong lên đến 60.000 m3/giây.

Nam bộ là vùng đất trũng thấp, nóng bức, lầy lội và độc hại rất dễ gây ra bệnh tật, nhưng bù lại nó phì nhiêu, mùa mỡ không nơi nào bằng. Tuy nhiên, dân số Nam bộ rất thấp: 1,9 triệu người, tức khoảng 100 dân/km2, đặc biệt là miền Tây Nam bộ, dân cư sống rất rải rác, thưa thớt. Ở Nam bộ, người ta bắt đầu cuộc khai hoang, trồng trọt. Chính quyền gặp nhiều trong việc thu hút dân cư về đây khẩn hoang, canh tác. Tuy nhiên, tương lại vẫn ở phía trước và dân số nhích dần lên. Mọi người hy vọng, khi đường xe lửa xuyên Đông Dương (Transindochinois) hoàn thành, Nam bộ sẽ thu hút nhiều cuộc di dân từ nơi khác đến. Đây là sự kiện lớn mang tính lịch sử và rất cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế.

Sài Gòn: Thủ phủ Nam Kỳ

Dân Sài Gòn và phố tàu Chợ Lớn gộp lại lên đến 300.000 người. Đã xa rồi hình ảnh ngôi làng nghèo xơ xát mà Rigault de Genouilly khám phá trước đây. Năm 1865, đô đốc La Grandière khởi đầu thời kỳ canh tân. Làn gió mới tràn qua Sài Gòn đã biến thành phố này thành thủ phủ Nam Kỳ. Thành phố phát triển rộng ra hai bên bờ lầy lụa của kênh đào Trung Hoa (arroyo Chinois) theo hướng Nam và lan rộng lên phía Bắc dọc theo kênh đào Avalanche, quanh dinh thống sứ Nam Kỳ, nay là dinh Thống Nhất. Hệ thống đèn đường đốt bằng gaz lắp đặt từ năm 1869 cho thấy người Pháp muốn ở lại vùng đất này lâu dài.

Và Sài Gòn trở thành thủ phủ Nam kỳ, được hưởng quy chế thuộc địa của Pháp, khởi đầu thời kỳ phát triển vượt bậc. Cảng Sài Gòn ăn thông ra biển và bến tàu sông Chợ Lớn, nơi hội tụ cả mạng lưới kênh rạch, sông ngòi nước ngọt, hợp lại thành hệ thống cảng – bến tàu rất hiệu quả về mặt quản lý cũng như kinh tế. Cảng Sài Gòn thực hiện 2/3 lượng hàng hoá xuất nhập ở Đông Dương. Ngoài lúa gạo, tìa nguyên chính của Nam bộ, cảng Sài Gòn còn xuất cao su và gỗ. Đáng tiếc là do nằm cách biển 100 km nên cảng SàiGòn không được chọn làm cảng tiếp liệu quốc tế cho các đoàn tàu biển từ châu Âu đến Hong Kong hay Yokohama. Tàu bè cập cảng Sài Gòn chủ yếu đến từ Marseille và các hải cảng khác của Pháp.

Con đường quan trọng nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ là đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi, với nhiều công trình kiến trúc lớn vẫn còn tồn tại, đến ngày nay như nhà hát lớn, khách sạn Continental… và nhà thờ Đức Bà nhô lên sừng sững, trang nghiêm ở đầu đường. Người Pháp đặt tên đường Catinat để ghi nhớ sự kiện tàu Catinat do thuyền trưởng Lapierre chỉ huy, cập bến Đà Nẵng vào tháng 04 năm 1847. Lúc bấy giờ, đường Catinat là nơi giao lưu, gặp gỡ của giai cấp thượng lưu quý tộc tại thủ phủ Nam kỳ.

Từ nhà thờ Đức Bà, có thể nhìn rõ dinh thống sứ Nam kỳ. Trường trung học Chasseloup Laubat, nay là trường Trung học Lê Quý Đôn, nhìn sang dinh thống sứ, chỉ cách nhau một con đường. Về phía Đông – Bắc Sài Gòn, Thảo cầm viên được xây dựng cạnh ngã ba kênh đào Avalanche và sông Sài Gòn.

Dân Sài Gòn – Chợ Lớn sống chủ yếu bằng nghề mua bán và dịch vụ. Ở đây, người Hoa hầu như chiếm độc quyền trong lĩnh vực này. Điều nay đã được chứng minh qua thực tế. Tuy nhiên, có không ít người Hoa cùng với người dân Nam bộ sống bằng nghề làm than, làm gạch, mở cửa hàng ăn uống cố định hoặc quầy hàng ăn lưu động. Ngoài ra, cho vay nặng lãi và bán hàng chạp phô cũng là hai ngón nghề rất điêu luyện của người Hoa. Xe kéo và xe thổ mộ là hai phương tiện đi lại phổ biến nhất của người dân SàiGòn. Dân Nam bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng, rất thích ca cổ nhạc tài tử. vào cái ngày lễ, Tết, đám đình…ban nhạc tài tử choi thâu canh suốt sáng.

Trên những cánh đồng ruộng ở ngoại ô Sài Gòn, nông dân dùng trâu cày ruộng. Đó là những con vật vừa đen đúa, xấu xí, vừa hung dữ mà người Pháp rất khiếp sợ. Không ít lần trâu tách khỏi đàn, đầu cuối xuống, đưa hai sừng ra trước và chạy hút vào người Pháp đang đi dạo. Ngược lại, người Nam bộ điều khiển trâu rất tài tình. Dưới sự chỉ huy của cậu bé mục đồng miệng còn hôi sữa, đàn trâu vẫn ngoan ngoãn, hiền hoà và siêng năng./.

Cập nhật ( 01/04/2009 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
23 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
23 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Quan Âm “Vui hội Trăng rằm” cùng các cháu Trường Mầm non Sơn Ca 3 huyện Hoà Bình

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
24 giờ trước
0
Quang cảnh chương trình toạ đàm
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Next Post

Chiếc cầu nối những bờ vui (Lê Nguyễn)

Nhã nhạc cung đình Huế (Lê Văn Hảo)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Ban Trị sự Phật giáo huyện Phước Long phát 415 suất cơm chay

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
29/09/2023
0

Nhân dịp rằm tháng tám, tại Trụ sở BTS Phật giáo huyện Phước Long, Ban Trị sự huyện đã tổ...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

21/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thiền Trúc Lâm qua văn thơ chữ Hán (Thanh Từ)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

10/2023
CNT2T3T4T5T6T7
1
17/8
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/9
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
31
17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 81
  • 497
  • 324.737

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN