QUỐC TỬ GIÁM HUẾ GIAI ĐOẠN 1803 – 1908 * Trịnh Nam Hải Di tích Quốc Tử Giám nằm ở bên bờ bắc dòng sông Hương, liền kề với các khu di tích Khải Thánh Từ, đền văn Thánh, đình làng An Bình, đền Võ Thánh, Nhà hát Bến Xuân, Chùa Thiên Mụ… Cách Kinh thành Huế 5km về phía tây nam, cách chùa Linh Mụ 1km về phía đông, trước đây Quốc Tử Giám thuộc làng An Bình, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà nay thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải qua những thời gian biến động của lịch sử, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết… và cả sự vô ý thức của người dân trong một thời gian dài đã biến gần như toàn bộ các hạng mục kiến trúc của di tích Quốc Tử Giám trở thành phế tích, biến dạng, bị sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nhìn tổng thể toàn bộ khu vực di tích Quốc Tử Giám, ngoài cổng Tam quan và hai cổng phụ hai bên còn khá nguyên vẹn (được trùng tu năm Khải Định thứ 4/1919), các công trình còn lại của di tích này bị triệt giải hoàn toàn. Nhà Quốc Tử Giám (vị trí khai quật) chỉ còn trơ lại nền móng, hệ thống các chân táng phía nam, đông, tây bị xô lệch, sai vị trí, một số bị thất lạc, các dãy lớp học, các công trình phụ trợ khác chỉ còn trong tư liệu lịch sử… Đây là trở ngại lớn nhất khi xác định chính xác tên gọi vị trí các công trình kiến trúc thuộc di tích Quốc Tử Giám hiện nay (diện tích 3,6ha) trong hoang tàn đổ nát… Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, Quốc Tử Giám tại Huế là cơ cấu quản lý giáo dục của triều Nguyễn, đồng thời là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Đây chính là nơi đào tạo duy nhất của quốc gia của nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ, là địa chỉ sản sinh ra nhiều thế hệ quan chức ưu tú phục vụ cho chính quyền phong kiến nhà Nguyễn và cũng chính nơi này xuất hiện nhiều thế hệ các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XIX cho đến nữa đầu thế kỷ XX tham gia các phong trào đấu tranh chống lại các chế lực đế quốc, thực dân phong kiến. Dưới triều đại nhà Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước (1802), Nguyễn Vương Gia Long, đã quyết định chọn Huế làm kinh đô cho cả nước, và đó cũng chính là nguyên nhân khai sinh ra trường Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước. Việc ra đời trường Quốc Tử Giám tại Huế, bởi lý do đơn giản, một cơ cấu quản lý giáo dục đồng thời là học phủ tối cao của triều đại, của quốc gia thì không thể cách quá xa Kinh Thành-trung tâm chính trị, quân sự kinh tế, văn hóa… của đất nước. Chính vì vậy, ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế không lâu. Tháng tám năm 1803, giữa bao bộn bề công việc của một triều đại mới, củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, của Gia Long vẫn quyết định ưu tiên xây dựng trường Quốc Tử Giám, nhằm nhanh chóng đào tạo một thế hệ những người có đủ tài và đức để gánh vác việc bảo vệ và xây dựng kiến thiết đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Đây có thể coi là một quyết định chính xác và hết sức sáng suốt của Vua Gia Long. Mặt chính Quốc Tử Giám quay hướng nam, nhìn ra sông Hương, cảnh vật hữu tình thơ mộng… Khác với trường Quốc Tử Giám ở Thăng Long, lúc sơ khai trường Quốc Tử Giám ở trung tâm chính trị mới Phú Xuân, thời gian đầu đặt tên là Đốc Học Đường (sau đổi thành Quốc Học Đường). Mãi đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820), nhà vua quyết định cho đổi tên Đốc Học Đường thành Quốc Tử Giám và cho “…dựng nhà Quốc Tử Giám: Giảng đường 7 gian 2 chái, Di luân đường 5 gian 2 chái, hai nhà học bên Tả bên Hữu đều 3 gian 2 chái. Bốn chúng quanh xây tường bằng gạch, phía trước phía sau đều mở một cửa…” (Khâm Định Đại 1. Vài nét về qui mô Quốc Tử Giám giai đoạn (1802 – 1908) qua tư liệu sử Quốc Tử Giám thời kỳ đầu được thiết lập tại làng An Bình, xã An Ninh, phía tây ngoài Kinh thành và đồng thời cũng ở phía tây Văn Miếu thuộc địa phận xã An Ninh Thượng, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà). Lúc bấy giờ, trong trường mới chỉ có một tòa nhà lớn chính giữa và hai dãy nhà ở hai bên dành cho quan Đốc học và hai quan Phó Đốc học (người ta thường gọi là Giáp và Ất để phân biệt) sinh hoạt, và giảng dạy cho học viên. Qua triều Minh Mạng, việc tuyển chọn nhận tài và tổ chức đào tạo càng được coi trọng và bài bản quy củ hơn, nhằm đào tạo một đội ngũ đông đảo những nho sinh có kiến thức toàn diện, tài năng để xây dựng đất nước, được đặt ra như một nhu cầu bức thiết đối với chính quyền nhà nước phong kiến đương thời. Đó cũng chính là mục đích xuyên suốt cho các đời vua sau đó phấn đấu thực hiện. Năm Tân Tỵ (1821) năm Minh Mạng thứ hai, tháng bảy, Quốc Tử Giám xây dựng xong. Bộ lễ bàn tâu rằng: “Nhà học hiện đặt ra là để thi hành lễ nhạc, tuyên bố đức hóa, sáng tỏ văn minh, lưu hành ơn dạy, đó là điển lễ rất lớn, Thế Tổ lúc mới đại định, yết miếu Khổng Tử, dựng lại Văn Miếu, dựng học cung ở phía tây, nền móng đã thành mà công việc chưa xong. Hoàng thượng ta vâng theo chí lớn, nhân nền cũ dụng nhà Quốc học, quy mô văn trị rõ ràng. Nay đã làm xong, xin đặt vị vọng bái tiên thánh ở nhà Di Luân. Giám thần họp sinh viên đến bái yết, rồi hằng ngày ngồi ở giảng đường dạy, để mở con đường sùng nho thịnh vượng cho muôn đời”. Vua y lời tâu. Phía trước là Di Luân Đường, sau là Giảng đường Di Luân Đường 5 gian 2 chái, Giảng đường 7 gian 2 chái, hai dãy nhà học bên trái bên phải đều 3 gian 2 chái. Bốn phía chúng quanh xây tường bằng gạch, phía trước sau đều mở một cửa. Bính Tuất (1826) năm Minh Mạng thứ 7, cho dựng thêm dãy phòng bên trái, bên phải cho Giám sinh ở nhà Quốc Tử Giám, mỗi dãy 19 gian. Năm Tự Đức thứ nhất, (Mậu Thân – 1848), Vua chuẩn y lời tâu cho mở cửa vòm ở phía trong tường bao bên hữu nhà Quốc Tử Giám, dựng thêm một dãy 9 gian, ngăn bằng vách gạch; ba phòng, bếp đều một gian, để làm chỗ cho ba viên Tế tửu, Tư nghiệp ở. Lại dựng hai nhà phòng học chính mỗi nhà 3 gian và 9 gian phòng sinh viên; rồi đều mở một cửa vòm ở bên trái cửa trường Quốc Tử Giám để tiện ra vào. Năm Thành Thái thứ 16 (1904) trận bão năm Giáp Thìn phá hủy gần như toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường. Quốc Tử Giám chỉ được tu sửa tạm những năm sau đó. Năm Duy Tân thứ hai (Mậu Thân 1908), triều đình quyết định di chuyển trường Quốc Tử Giám về địa điểm hiện nay, số 1 đường 23 tháng 8. Tòa nhà chính tiếp tục được gọi là Di Luân Đường có bảng đề tên và hai lạc khoản về ngày tháng xây dựng: “Minh Mệnh Kỷ Sửu” (1829) và “Duy Tân Mậu Thân (1908), tháng mười”. Quốc Tử Giám được xem là là hoàn chỉnh nhất trong cả triều Nguyễn là vào đầu niên hiệu Tự Đức. Vì thế, trong suốt 36 năm thuộc niên đại này, cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được xây mới, mở rộng tu bổ chỉnh trang. Năm 1848, triều đình cho xây dựng thêm một tòa nhà lớn gồm chín gian chung quanh có tường gạch bao bọc và mở thêm một cửa tròn trong nội điện của Di Luân Đường. Đến lúc này, chỉ có ba dãy nhà dành cho quan Tế tử, Tư nghiệp và các quan Huấn tập tất nhiên không kể Di Luân Đường, nhà Giảng sách, Phòng họ, Thư viện), triều đình lại xây thêm hai dãy cư xá cho Giám sinh, mỗi dãy 9 gian, đồng thời cho xây thêm hai phòng học nữa và mở thêm hai cổng ở bên trái và phải khuôn viên trường để các Giám sinh tiện ra vào. Trường Quốc Tử Giám tại làng An Bình, như chúng tôi đã mô tả phần trên với lịch sử 105 năm (1803-1908) tồn tại và luôn giữ được vai trò trọng yếu của mình trong việc đào tạo giáo dục nhiều thế hệ nho sinh ưu tú cho nhà nước đương thời, bổ sung có chất lượng vào hàng ngũ quan lại của triều đình nhà Nguyễn, đủ đức, đủ sức tài gánh vác trọng trách của đất nước. Vào tháng 7 năm 1842, tức niên hiệu Thiệu Trị thứ 2, trường Quốc Tử Giám đã bị sét đánh khiến cho nhiều công trình của trường bị hư hỏng trầm trọng. Tiếp đó trận bảo Giáp Thìn (năm 1904), một lần nữa đã tàn phá làm cho Quốc Tử Giám bị thiệt hại nặng nề. Ngay sau đó, để chứng tỏ sự quan tâm đến sự nghiệp đào tạo giáo dục, triều đình nhà Nguyễn tổ chức tu sửa. Tuy nhiên, thiên tai không phải là nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự thay đổi địa điểm của ngôi trường này. Vào thời Duy Tân, nhà vua nhận thấy việc trường Quốc Tử Giám ở quá xa Kinh thành có nhiều điểm rất bất tiện, đặc biệt là việc đi lại kiểm tra của các quan Kiêm quản Đại thần, và ngay cả bản thân nhà vua khi tổ chức các đợt kiểm tra, thăm viếng hoặc tổ chức khảo hạch cũng như việc tổ chức các buổi lễ tế hoặc lễ Thị học. Vì lẽ đó, năm Duy Tân thứ hai (1908), nhà vua quyết định cho dời chuyển trường Quốc Tử Giám về phía đông của Hoàng thành, trong phạm vi Kinh thành Huế, vị trí hiện nay ta thấy. Quốc Tử Giám là trường dạy học, trung tâm đào tạo “làm quan” duy nhất của Quốc gia, vì thế tất cả sĩ tử mưu cầu công danh trong cả nước có nhu cầu đều phải quy tụ về đây dùi mài kinh sử. Bên cạnh đó, ngoài những Giám sinh chính thức thuộc ngạch Tôn sinh, Ấm sinh, Cống sinh, còn có cả những người đã thi Tú tài, Cử nhân có nguyện vọng nhập Giám tiếp tục học tập chờ đợi khoa thi được xét duyệt. Vì vậy, trường Quốc Tử Giám của triều Nguyễn ngày càng nhộn nhịp đông đúc, quy mô ngày càng lớn rộng cả về cơ sở vật chất cùng lực lượng học sinh. Rõ ràng với nguồn sử liệu hiện biết chúng ta thấy trường Quốc Tử Giám buổi đầu dưới triều Nguyễn với chặng đường 105 năm xây dựng và tồn tại (1803-1908), kể từ thời Gia Long đến các đời vua sau đã liên tiếp thu và kế thừa xuất sắc các bậc vua tiền nhiệm trong sự nghiệp trồng người, liên tục mở rộng về quy mô và phát triển không ngừng cả về số lượng học sinh cũng như chất lượng đào tạo, điều đó càng chứng tỏ các vua triều Nguyễn luôn quan tâm đến sự phát triển đất nước thông qua việc đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân tài và luôn coi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, vì sự thịnh vượng, phát triển của đất nước, dân tộc. 2. Vài nét về tổ chức bộ máy của Quốc Tử Giám qua tư liệu lịch sử Về vấn đề này hai tác giả Nguyễn Văn Trình và Ưng Bình nguyên là Tế Tửu và Tư ngiệp Quốc Tử Giám cũ có bài viết như sau: Lịch sử Được thiết lập từ tháng 7 niên hiệu Gia Long năm thứ hai (tháng 8 năm 1803) mang tên Đốc Học Đường và hai nhà Tả vu và Hữu vu. Việc giảng dạy do một đốc học và một phó đốc học điều hành. Trường Quốc Tử Giám chỉ thực sự xây dựng trên cùng một địa điểm vào tháng giêng niên hiệu Minh Mạng năm thứ 2 (tháng 3 năm 1820). Ngôi trường mới này gồm ở giữa một nhà giảng đường, nhà cho Giám Sanh học ở trước có một nhà nữa gọi là Di Luân Đường, nhà cho Tôn Sanh học và hai ký túc xá cho Tôn Sanh và Giám Sanh, một bên phải, một bên trái, cái đầu có 3 gian và cái sau có 19 gian. Khi mới lên ngôi vua Minh Mạng ra lệnh cho quan chức ở Quảng Đức đi lo tìm gỗ và thợ cho đầy đủ để xây trường Quốc Tử Giám. Nhưng quyết định phải đình chỉ do đợt dịch tả. Phải đến tháng thứ 2 triều đại ngài, dự án mới được thực hiện. Đến tháng 7 của năm ấy (tháng 8 năm 1821) công cuộc xây dựng hoàn thành. Trong dịp khánh thành, Bộ Lễ dâng lên vua một tờ trình với nội dung như sau “Việc giáo dục quốc dân mang chúng tôi đã tổ chức có mục đích quan trọng vừa cho dân biết các phương thức lễ lược, để dân hiểu được ân đức của Hoàng đế, chiếu sáng tri thức và luân lý”. Từ lúc khởi đầu triều đại, vua Gia Long tự bản thân đến viếng Văn Miếu và cho xây dựng lại. Ngài còn có sáng kiến cho xây dựng phía tây của miếu ấy một trường học. Sơ đồ thiết kế đã vẽ xong nhưng ngôi nhà chưa đạt yêu cầu. Sau này làm lại, Hoàng thượng theo ý vạch ra của thiên đế. Cùng chỗ ấy, ngài cho xây dựng trường Quốc Học. Thật là một cử chỉ tốt dẹp để mục đích đổi mới nền văn hóa. Chúng tôi kính mong Hoàng thượng cho thiết trí bài vị Đức Khổng Tử ở Di Luân Đường cho nhân viên và học sinh lễ bái sau bài học. Tất cả để ổn định vĩnh viễn để cho người ta trọng học thuyết triết lý”. Hoàng đế phê chuẩn Các chức đốc học được bỏ và được dặt ra một Tế tửu và hai Tư nghiệp (hiệu trưởng và hiệu phó) để điều hành giảng dạy trong trường. Tháng 6 năm Minh mạng thứ 3 (tháng 7 năm 1822), trường bị phá đổ vì sét đánh. Trong dịp trời phạt này, Hoàng đế ra ệnh cho Bộ Lễ giao cho tế tửu và Tư nghiệp và học sinh phải tự sửa chữa nếu có lầm lỗi. và Bộ Công phải tu sửa lại chỗ bị hư hỏng và xây dựng riêng nhà ở cho quan chức của Quốc Tử Giám. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) hai ký túc xá cho học sinh và 19 gian mỗi nhà thêm vào bên trái và phải. Vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), vua có sáng tác 20 bài thơ về cảnh đẹp của Kinh Thành. Bài đầu dành cho Quốc Tử Giám. Người ta dựng bia trước cửa trường. Tự Đức nguyên niên (1848) người ta dựng thêm 2 ký túc xá 10 gian, mỗi nhà cho học Chánh và một cái 9 gian cho học sinh. Vào năm Tự Đức thứ 3 (1850) người ta còn làm thêm phía bên phải trường một ngôi nhà 15 gian. Học quan Đường cho thầy giáo và bên trái một ngôi nhà 19 gian cho Giám sanh và Ấm sanh. Vào năm thứ 7 (1854), vua ngự đến trường ngồi ở Di Luân Đường để tự bản thân xem xét sự tiến bộ và khen thưởng nhiều thầy cô giáo và học sinh. Ngài còn sáng tác 14 bài thơ và cho khắc lên một cái bia cao ở bên trái tường. Vào năm Thành Thái thứ 17 (1905), trường bị cơn bão làm sụp đổ hoàn toàn, người ta sửa lại từng bộ phận vào thứ 18 và 19 song phải đến Duy Tân nguyên niên mới được tu sửa toàn bô (1907). – Cách tổ chức cán bộ khung các quan chức đến công tác ở Quốc Tử Giám. Năm Gia Long thứ 2 (1803) một đốc học và một phó đốc học được cử đến. Đó là vị hiệu trưởng và hiệu phó của trường. vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821) nhân sự giảng dạy gồm có một Tế tửu, hai Tư nghiệp, hai Học chánh (người ta bỏ chức đốc học) và một số hạ quan chư Giám thừa điển tịch điển bộ… nhân sự đó dạy Tôn sanh, vào năm thứ 10 (1838), hai quan văn nhất phẩm được cử đến điều hành trường. Học sinh Học sinh lấy từ Phủ Tôn Nhơn (Hoàng Gia) gọi là Tôn Sanh và học sinh từ các tỉnh đến gọi là Cống Sanh và con các quan lại gọi Ấm Sanh các con cái gia đình thường dân học giỏi được nhận vào gọi là Học Sanh, các vị Cử Nhân được nhận vào Bộ Lễ cũng có nhiệm vụ và quyền lợi như Cống Sanh. Chương trình giáo dục Các lớp khai giảng một ngày sau ngày mở ấn tín vào tháng Giêng và bế giảng cũng sau ngày khóa ấn tín vào tháng Chạp hàng năm. Ngày tựu trường và ngày kết thúc niên khóa, thầy và học trò làm lễ ở Di Luân Đường cúng Đức Khổng Tử. Sau lễ, các thầy giáo mặc áo lễ ngồi ở phòng học và học sinh đến bái yết mặc áo rộng và khai giảng luôn. Các môn học thường khác nhau theo ngày chẳng và ngày lẻ, nghĩa là trong những ngày chẵn thì học Kinh thư, hoặc kinh điển và trong những ngày lẻ học Sử, sách Một hội đồng thi kiểm tra học tập, thành lập hoạt động giữa một mùa trong 4 mùa gồm có sự chủ tọa của Đô Sát viện (cơ quan xét duyệt) và các giáo viên trong trường. Đầu một mùa các quan trong trường phối hợp với các ông Học chánh có đặt một cuộc thi cấp học bổng cho các Tôn sanh và dâng lên vua, các học sinh kém điểm (liệt) trong 3 kỳ thi sẽ bị đuổi khỏi trường. Trái lại người nào có điểm rất tốt (ưu) sẽ được tăng thêm học bổng. Các kỳ thi cấp học bổng cho các Cử nhân được tổ chức vào giữa mỗi mùa. Ai được điểm ưu (rất tốt) được tăng thêm học bổng và ai bị điểm thứ (tạm được) trong bốn lần sẽ bị đuổi ra khỏi trường. Các cuộc thi cấp học bổng cho Ấm Sanh cũng được thực hiện giữa mỗi mùa. Loại học trò này cũng được chia làm 3 hạng: hạng nhất thời gian học là 2 năm, hạng hai 3 năm. Hạng 3 là 4 năm. Khi hết khóa học phải qua một kỳ thi cuối khóa, thi giống như của Giám Sinh và học được thi 3 năm 1 lần. Nếu học sinh chưa đủ kiến thức để làm một loại bài văn bắt buộc trong 4 kỳ thi kiểm tra thì họ bị đuổi khỏi trường. Số lớp và thời gian học tập cũng giống như thế đối với các học sinh. Sau thời gian thích hợp họ được xếp hạng theo điểm học tập. Học sinh đậu với điểm “ưu” (rất tốt), “bình” (tốt) và không có học vị “cử nhân” hay “tú tài” được giữ lại trường, những người không được sẽ bị đuổi; cứ mỗi học kỳ lại có báo cáo lên vua và có kèm theo. Các học bổng Học bổng hàng tháng của một Tôn sinh là hai quan tiền, hai vuông gạo và 3 cân dầu. Tiền và gạo để cho học sinh ăn, dầu để thắp đèn. Sau kỳ kiểm tra của hội đồng, sẽ được tăng lên thêm một nửa đối với điểm ưu, giảm mất một phần ba khi được điểm thứ và cắt đi 3 tháng nếu được điểm liệt (kém), và trong 3 tháng, nếu bị 2 điểm liệt và 6 tháng nếu bị 3 điểm liệt thì học sinh sẽ bị đuổi. Học bổng của các Cử nhân và Tôn Sanh là 3 quan tiền, hai vuông gạo và 3 cân dầu để thắp, sau khi được xem xét lại hội đồng cho tăng thêm 1 quan cho điểm ưu và bớt đi 1 cân dầu cho điểm bình và 1 quan 2 cân dầu cho điểm thứ. Học bổng của Ấm sinh hạng nhất là 2 quan tiền, 2 vuông gạo, 3 cân dầu; học bổng của hạng nhì là 1 quan 50 tiền, một vuông gạo rưỡi, 2 cân rưỡi dầu; học bổng của hạng ba là 1 quan tiền, 2 vuông gạo và 2 cân dầu. Đến năm thứ tư thì được cấp học bổng ngang với Giám Sinh, được thưởng và bị phạt theo cấp điểm trong các bài làm như Giám Sinh. Các học sinh được học bổng 2 quan tiền, 1 vuông gạo. Nếu đạt điểm ưu thì học bổng đưa lên 3 quan tiền, 2 vuông gạo, 5 cân dầu và nếu điểm bình được 2 quan tiền 1 vuông gạo rưỡi và 1 cân dầu. Còn điểm thứ chỉ có 1 quan rưỡi, 1 vuông gạo và 3 cân dầu và bị 4 điểm thứ, học sinh bị đuổi khỏi trường. Đồng phục Mội học sinh được và có quyền đổi 5 năm một lần một bộ áo quần gồm có mũ tú tài, khen đóng len, vải kép, và một đôi giày hạ, một áo xanh và áo rộng lễ và một dải khăn vấn đầu. Kỷ luật Học sinh chỉ được ở các gian phòng đã quy định. Ai vi phạm các mệnh lệnh sẽ bị khiển trách hay bị đuổi khỏi trường. Các phép cho học sinh phải được báo cáo Bộ Lễ biết. Học sinh nào đi phép quá hạn sẽ bị xóa sổ. Cuộc thi Các kỳ thi “Khiêu” 3 năm 1 lần (các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) thí sinh phải ghi họ tên, quê quán trên danh sách chung để chuyển lên Bộ Lễ. Tất cả thí sinh đều phải thi do các quan chức triều đình đảm nhiệm như Đình Khiêu chỉ dẫn. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com