Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Qui tắc hình thành âm Hán Việt (Tống Phước Khải)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

QUI TẮC HÌNH THÀNH ÂM HÁN VIỆT

* Tống Phước Khải

Việc hình thành âm đọc chữ Hán như Quan Thoại, Quảng Đông, Hán Việt v.v. hầu hết đều căn cứ theo quy tắc. Trong  các quyển từ điển thông dụng như: Khang Hi, Từ Hải v.v. của Trung Quốc đều có trình bày cách phiên âm cho mỗi chữ Hán. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có  quyển từ điển Hán Việt nào trình bày cách hình thành âm này. Quy tắc này rất có lợi khi chúng ta gặp một chữ Hán nhưng không biết âm Hán Việt đọc thế nào. Tra trong tất cả các từ điển Hán Việt vẫn không tìm ra. Như vậy phải lật Khang Hi hoặc Từ Hải ra, rồi áp dụng quy tắc để tìm ra âm đọc Hán Việt. Thông thường người ta gọi quy tắc này là "phiên thiết". Người đọc được phiên thiết trước hết cần có một vốn chữ Hán làm nền tảng. Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết và tạm phân quy tắc này thành ba loại như sau:

– Phiên thiết

– Ghép thanh

– Đồng âm

Để áp dụng trước hết chúng ta phân tích thanh tiếng Việt theo bảng sau và cần phải học thuộc  bảng này:

 

 

Bình

Thượng

Khứ

Nhập

Cao

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

Thấp

 

âm cuối (c, ch, p, t)

 

Các thanh được phân làm 4 nhóm theo 4 cột như trên gồm:

– Bình: ngang, huyền

– Thượng: hỏi, ngã

– Khứ: sắc, nặng

– Nhập: sắc, nặng (đối với các tiếng có âm cuối là  c, ch, p, t)

 

Hàng trên là các thanh cao (thượng thanh) gồm: ngang, hỏi, sắc

Hàng dưới là các thanh thấp (hạ thanh) gồm: huyền, ngã, nặng

 

1- Phiên thiết:

 

Phiên thiết là lối tìm ra âm của một chữ Hán từ hai chữ Hán đã biết âm.

  

Thông thường khi tra  phiên thiết, người ta hay áp dụng cách nói láy để suy ra âm của chữ cần tìm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho 2 chữ có chứa thanh nằm cùng trên 1 hàng hoặc cùng trên 1 cột, đối với những chữ khó thì không thể áp dụng được.

 

Sau đây là phương pháp đọc phiên thiết được áp dụng cho mọi trường hợp. Chúng cần thực hiện qua hai bước:


1. Ráp vần


2. Tìm thanh


Trong bước tìm thanh chúng ta sẽ sử dụng bảng phân tích thanh ở trên.

 

Ví dụ:

Tìm trong tự điển Khang Hi chữ  見 ta thấy có ghi: 古 電 切

Chúng ta đọc được 3 chữ Hán đứng sau là  Cổ điện thiết, có nghĩa Cổ với Điện thiết âm với nhau để cho ra âm của chữ 見.

 

1. Ráp vần:

 

Ta lấy phụ âm [C] của chữ Cổ, ráp với vần [iên] của chữ Điện ra sẽ ra được âm [Kiên].


Có thể dùng cách nói láy để ráp vần: cổ điện nói láy kiển độ > từ chữ kiển ta có được âm kiên.

 

 

2. Tìm thanh:

 

Chữ Cổ chứa dấu hỏi, ta chọn hàng ngang qua thanh hỏi trong bảng phân tích thanh:

 

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

 

Chữ Điện chứa dấu nặng nên ta chọn cột dọc qua thanh nặng:

 

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

 

Giao điểm của chúng là thanh cần tìm: thanh sắc.

 

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

 

  

=> Vậy: kiên + thanh sắc ta đọc là Kiến

 

Trong Từ Hải chữ 見 được phiên là ký  yến thiết như vậy ta vẫn tìm ra âm là kiến.

 

Lưu ý:
Nếu chữ đầu không có phụ âm thì khi ráp chữ ta chỉ lấy phần vần của chữ thứ hai (vd: ư + hàn = an, ô + các = ác)

 

2- Ghép thanh:

 

Ghép thanh là lối tìm ra âm của một chữ Hán từ một chữ Hán đã biết âm và một thanh cho sẵn.

 

Chúng ta sử dụng bảng phân tích thanh ở trên và thực hiện tương tự việc tìm âm theo kiểu phiên thiết.

 

Ví dụ:

Tìm trong tự điển Khang Hi chữ 个 ta thấy có ghi: 歌 去 聲

Chúng ta đọc được 3 chữ Hán đứng sau là Ca khứ thanh, có nghĩa chữ Ca ghép với thanh Khứ sẽ cho ra âm của chữ 个.

 

Tìm thanh:

 

– Chữ Ca có thanh ngang nên chúng ta chọn hàng chứa thanh ngang:

 

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

 

– Do ghép với khứ thanh nên chúng ta chọn cột nhóm khứ thanh (cột 3, xem lại bảng phân tích thanh)

 

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

 

– Giao điểm của của chúng là thanh sắc:

 

ngang

hỏi

sắc

sắc

huyền

ngã

nặng

nặng

 

=> Vậy  Ca + thanh sắc ta đọc là Cá

 

3- Đồng âm:

 

Đồng âm là lối tìm ra âm của một chữ Hán từ một chữ Hán đã biết âm.

 

Ví dụ:

Tìm trong tự điển Khang Hi 忠 ta thấy có ghi 同 中

Chúng ta đọc được 2 chữ Hán đứng sau là đồng Trung, có nghĩa là đọc như chữ Trung.

=> Vậy chữ cần tìm 忠 phải đọc là Trung.


Lưu ý: Trong tự điển cũng có thể ghi:
讀 若 中. (độc nhược Trung) hoặc 音 中 (âm Trung),  chúng cũng có ý nghĩa giống như 同 中 .

 

4- Trường hợp ngoại lệ:

 

Có những chữ Hán âm đọc không tuân thủ theo những quy tắc nêu trên, người ta gọi là cách đọc "nhân tuần" tức theo thói quen truyền khẩu chứ không căn cứ vào đâu cả. Do những chữ này đã được mọi người chấp nhận qua nhiều thế hệ cho nên được xem là đúng. Nếu đem áp dụng phiên thiết để sửa lại âm thì sẽ trở thành sai.

 

Ví dụ:

Chữ 必 phiên là bích cát thiết

Vậy căn cứ theo quy tắc ta đọc là bát. Tuy nhiên chữ này phải đọc là tất như chúng ta vẫn thường đọc.

Cập nhật ( 18/07/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý (ThS Trần Mai Ước)

Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc (PGS.TS. Nguyễn Công Lý)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.712
  • 2.190
  • 199.682

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học