Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, 1 Tháng Mười, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Phòng và điều trị các bệnh ngứa da (TS. Bùi Mạnh Hà)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Phòng và điều trị các bệnh ngứa da

* TS. Bùi Mạnh Hà 

Thời gian qua tại ký túc xá một số trường đại học đã xảy ra hàng loạt các trường hợp sinh viên bị viêm ngứa da. Sau đây là cách phòng và điều trị các bệnh viêm ngứa da dễ lây trong không khí.

Các nguyên nhân có thể gây ngứa da:

1. Bệnh thủy đậu và Zona.

2. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật.

3. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật.

4. Viêm da dị ứng: dị ứng do thời tiết và phấn hoa.

5. Bệnh của da: Nấm da, nấm kẽ, nấm móng, lang ben, nấm tóc, bệnh rận lông mu (do con rận sống trên da vùng có lông, tóc hút máu gây ra ngứa), ghẻ.

6. Do các bệnh trong cơ thể:

  + Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán): da hay nổi mẩn ngứa.

  + Bệnh tiểu đường: thường gây ngứa ở da, mụn nhọt, nhiễm nấm.

  + Suy thận: không thải được các chất độc ra ngoài cũng gây ngứa da.

  + Thay đổi nội tiết: khi mang thai thường bị ngứa da lan tỏa.

  + Bệnh bạch huyết ác tính: thường ngứa dữ dội từng đợt, kèm hạch bạch huyết sưng to.

  + Mụn nhọt thân thể.

  + Sùi mào gà: gây các nốt mụn sần trên da.

  + Viêm gan, suy gan.

  + Bệnh mụn rộp do vi-rút Herpes.

  + HIV & AIDS.

7. Do hóa chất: chất độc da cam, mỹ phẩm…

Việc xác định nguyên nhân gây ngứa phải căn cứ vào soi tổn thương da tại chỗ, tìm ký sinh trùng hoặc cấy tìm vi sinh vật gây bệnh.

Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật:

* Viêm da quang thực vật: Thường xuất hiện vào cuối mùa hè, đầu mùa thu.

– Nguyên nhân: Trong lá cây có một số chất giúp thực vật tự kháng lại vi nấm. Chất này thường hiện diện trong hai họ thực vật là họ hoa dạng tán và họ cam. Nhiều họ cây khác cũng có chứa độc tố gây hại cho da như họ cây cửu lý hương, họ dâu tằm, họ đậu…

– Triệu chứng: Sau khi tiếp xúc với hóa chất 30-120 phút, da sẽ nổi những mảng đỏ, phù, ngoằn ngoèo. 24-72 giờ sau, các mụn nước xuất hiện, đau nhưng không ngứa. Sau 1-2 tuần, có khi kéo dài hàng tháng hàng năm, vùng da bệnh sẽ thâm đen.

 – Phòng và điều trị:

+ Không nên trồng cây thuộc các họ kể trên ở gần nhà.

+ Bảo hộ khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới tán cây.

+ Rửa ngay với xà phòng và nhiều nước nếu tiếp xúc với thực vật nghi ngờ.

* Viêm da dị ứng:

– Nguyên nhân: Thường gặp do tiếp xúc với lá một số cây họ điều, họ cúc, xoài và bạch quả. Ở vùng trung du miền Bắc, điển hình nhất là cây sơn trồng để lấy gỗ và nhựa dùng trong sơn mài. Chỉ đi ngang qua rừng trồng sơn, nhiều người đã bị sưng phù mặt mày và ngứa ngáy.

– Triệu chứng: Sau khi tiếp xúc, phần da hở của cơ thể như bàn tay, cánh tay, chân sẽ đỏ ngứa chỉ 15 phút sau tiếp cận, phát triển ngày càng nhiều trong vòng 2 ngày. Sau đó nổi mụn nước, bóng nước trên bề mặt thương tổn da.

– Phòng và điều trị:

+ Ngay sau khi tiếp xúc với độc tố thực vật nghi ngờ, nên tắm  với xà phòng vì sau 60 phút đã bám vào da thì không rửa được nữa.

+ Xả bằng nước lạnh, không dùng nước nóng vì nước nóng khiến lỗ chân lông trên da nở rộng mở đường cho độc chất xâm nhập. Sau khi xả để nước bốc hơi tự nhiên hoặc với quạt máy chứ đừng lau bằng khăn sẽ làm nhựa độc lan ra.

+ Sau khi làm da mát lạnh, xoa thuốc giảm ngứa, ngừa rỉ nước như calamine, kem hydrocortisone 1%. Có thể dùng thuốc uống chống histamine như Benadryl, Atarax, Periactin.

Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật:

* Viêm da do sâu bướm:

– Nguyên nhân: do tiếp xúc trực tiếp với các độc tố gây kích ứng da có trong nhiều chủng sâu bướm. Da ngứa gây cào gãi và tạo đường cho nhiều hóa chất có trong lông của sâu bướm thâm nhập vào da. Kén sâu bướm treo lơ lửng trên cành và lá cây. Gió sẽ giúp khuếch tán lông hoặc kén sâu vào trong không khí và rơi trên da hoặc quần áo chúng ta.

– Triệu chứng: Sau tiếp xúc một thời gian ngắn, da nổi những sẩn đỏ và mụn nước, gây bỏng rát, ngứa kéo dài 12 giờ sau tiếp xúc.

– Phòng và điều trị: Rửa sạch vùng da tổn thương để loại bỏ hóa chất và lông sâu bám trên da. Có thể dùng một số loại thuốc bôi dịu da và thuốc uống chống ngứa. Tuy nhiên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

* Tổn thương da do nhện cắn:

– Nguyên nhân: Đa phần độc tố nhện chỉ gây đau, sưng đỏ vùng bị cắn. Tuy nhiên, một số độc tố có thể gây hoại tử da, hoặc tổn thương cơ – thần kinh.

– Triệu chứng: Thường thì người bệnh không cảm nhận được vết nhện cắn ngay thời điểm xảy ra. Nhưng sau đó da sẽ bị sưng phồng hình tổ ong tại vị trí bị cắn và lan rộng dần, gây ngứa nhiều, cảm giác hơi đau khi cào gãi. Sờ mảng da tổn thương sẽ có cảm giác sâu, nóng, cứng. Những trường hợp nặng, da dần tái màu, hoại tử lan rộng và sâu, tạo các vết loét rất khó lành.

– Điều trị: Bệnh tự khỏi dần. Một số trường hợp vết cắn sưng to, ngứa nhiều có thể băng ép lạnh và thuốc uống chống ngứa. Một số trường hợp gây tổn thương toàn thân như chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, nôn ói; trầm trọng hơn là gây tổn thương máu, thần kinh, cơ, nội tạng thì nên nhập bệnh viện chuyên khoa.

* Do côn trùng Rove Beetle:                                                                       

 – Côn trùng này khi đậu lên da sẽ gây nhột, nếu đập chết sẽ xịt ra nước gây viêm da dị ứng, có thể bị tái bệnh nhiều lần, thường gây tổn thương trên vùng da trần như tay, cổ, mặt… Côn trùng này sống ở những nơi có nhiều cỏ mục, bụi cỏ, rơm, rạ. Do côn trùng này rất thích ánh sáng nên thường bay theo gió, trúng ai thì người đó chịu.

Một số bệnh ngứa da khác do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng… gồm 2 nhóm:

– Nhóm không lây: Hạt cơm, Herpet, Zona (giời leo), do vi-rút, không lây cho người tiếp xúc.

– Nhóm chỉ lây qua tiếp xúc chặt chẽ lâu dài, nhất là đối với những người suy giảm miễn dịch: nấm ngoài da (hắc lào), bệnh ghẻ có khả năng lây lan mạnh. Ở nhiều đơn vị phải nằm chung giường, đắp chung chăn, dùng chung chậu, bệnh nấm có lúc lên tới 20-30%, bệnh ghẻ tới 40-60% quân số.

Cập nhật ( 06/07/2010 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
23 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
23 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Quan Âm “Vui hội Trăng rằm” cùng các cháu Trường Mầm non Sơn Ca 3 huyện Hoà Bình

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
24 giờ trước
0
Quang cảnh chương trình toạ đàm
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Next Post

Chiều cao của người Việt (Nguyễn Văn Tuấn)

Nói về bệnh tiểu đường (BS Vũ Quí Đài)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Ban Trị sự Phật giáo huyện Phước Long phát 415 suất cơm chay

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
29/09/2023
0

Nhân dịp rằm tháng tám, tại Trụ sở BTS Phật giáo huyện Phước Long, Ban Trị sự huyện đã tổ...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

21/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thiền Trúc Lâm qua văn thơ chữ Hán (Thanh Từ)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

10/2023
CNT2T3T4T5T6T7
1
17/8
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/9
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
31
17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 77
  • 497
  • 324.733

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN