Phòng bệnh sốt xuất huyết * BS.Bùi Xuân Vĩnh – BV.Nhi Đồng 2 Mùa mưa đã tới, và cũng như mọi năm, bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện tại thành phố ta và nhiều tỉnh bạn. Căn bệnh nguy hiểm này vẫn là một nỗi lo âu của các bà mẹ. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với nhiều bạn đưa con tới khám bệnh, chúng tôi vẫn thấy còn nhiều bạn chưa hiểu rõ lắm về căn bệnh này, chưa biết cách phát hiện bệnh, chăm sóc trẻ đúng phương pháp. Do đó, nhiều khi đã để sẩy ra những sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, hôm nay tôi lại được giao nhiệm vụ trình bày với các bạn những điều cần biết về căn bệnh này, mong sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cách chăm sóc trẻ cho đúng phương pháp, để bảo vệ con em chúng ta tốt hơn.
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) do 1 loại siêu vi trùng – gọi là siêu vi SXH – gây nên. Các con si6u vi này hết sức nhỏ bé, soi kính hiển vi loại thường không thể tháy chúng được ; phải dùng 1 loại kính hiển vi đặc biệt – gọi là kính hiển vi điện tử – mới nhìn thấy chúng. Các son siêu vi này do muỗi truyền vào người khi chúng đốt người. Tuy nhiên, chỉ có l loại muỗi có khả năng mang siêu vi này truyền vào người : loại muỗi này mang tên là AEDES AEGYPTI mà bà con ta thường gọi là "muỗi vằn". Gọi như vậy, vì loại muỗi này mầu nâu đen, nhưng ở thân và chân chúng, lại có những đốm trắng. Các đốm này thường kết hợp lại với nhau, trông giống như các vằn trắng, do đó được gọi là "muỗi vằn". Chúng sinh nở nhiều trong mùa mưa, do đó, bệnh SXH thường xẩy ra nhiều trong mùa này. Chúng ưa các nơi ẩm thấp, tối tăm, và thường đậu trong nhà, dưới gậm giường, gậm tủ, ở các quần áo treo trên mắc, trên tường… và thường hay đốt người ban ngày. }ại đa số người bệnh SXH là trẻ em, nhất là các trẻ 3-8 tuổi. Tuy nhiên, các trẻ dưới và trên tuổi đó cũng có thể mắc, kể cả người lớn, và đã có những người lớn chết vì bệnh này. Khi 1 trẻ mắc bệnh SXH thì sẽ có 1 số triệu chứng mà người trong gia đình – không phải thầy thuốc – cũng có thể phát hiện ra được. Trong đó, có 2 triệu chứng cơ bản : là sốt và xuất huyết. Chính 2 triệu chứng này đã tạo thành tên gọi của bệnh, là SXH. Sốt, là triệu chứng đầu tiên của bệnh, trong bệnh SXH, chứng sốt có 3 đặc điểm sau : 1. Sốt đột ngột 2. Sốt cao 3. Sốt liên tục. Sốt đột ngột, là sốt xảy ra 1 cách bất thình lình. Thí dụ : trẻ vẫn ăn chơi buổi sáng buổi trưa, người vẫn mát, vậy mà tới chiều đột nhiên sốt ngay. Sốt cao, là trẻ nóng nhiều, thường là 39oC hoặc hơn thế. Nếu bạn chưa có sẵn ống thuỷ trong nhà, bạn hãy dùng lòng bàn tay đặt vào trán trẻ : bạn sẽ thấy trán trẻ nóng ran. Chứ nếu chỉ thấy "hâm hâm nóng" hoặc "ấm đầu qua loa", như 1 số bà mẹ thường nói, thì không phải. Sốt liên tục, là sốt liên miên suốt ngày đêm, không phải sốt từng cơn, không có ngắt quãng, bạn có cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt, thì chứng sốt đó cũng chỉ giảm xuống 1 lát, rồi lại sốt lại ngay. Thông thường, chứng sốt này kéo dài khaỏng 2-7 ngày. Xuất huyết là triệu chứng thứ hai của bệnh. Triệu chứng này rất đa dạng. Có trẻ chỉ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) nhẹ. Có trẻ bị xuất huyết dưới da : trên người trẻ, có thể xuất hiện các đốm đỏ hoặc tím, to bằng đầu đinh ghim, được gọi là "đốm xuất huyết". Cũng có thể có những vết to bằng đầu ngón tay hoặc hơn nữa, được gọi là "vết xuất huyết". Có trẻ lại ói ra máu, tiêu ra máu, chứng tỏ dạ dầy, ruột đã bị xuất huyết. Tóm lại, xuất huyết có thể xảy ra bất kỳ nơi nào thuộc cơ thể con người. Tuy nhiên xin các bạn lưu ý cho 1 điều : là có những rẻ bị SXH, mà không hề có 1 triệu chứng xuất huyết nào. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tiến triển xấu, và đi vào 1 tình trạng rất nặng mà ngành y khoa gọi là " sốc". Do đó, nếu trong mùa mưa này mà gia đình bạn lại có 1 trẻ bị sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục, thì dù chưa có 1 triệu chứng xuất huyết nào, bạn cũng nên đưa trẻ đi khám bẹnh ngay, và chăm sóc trẻ cho chu đáo, vì đó vẫn có thể là SXH, vẫn có thể trở nên nguy hiểm. Ngoài 2 triệu chứng nói trên, 1 số trẻ có thể đau bụng, sình bụng , hoặc nôn ói. Về biến chứng của bệnh thì – như rên đã nói – SXH có thể tiến triển xấu, tới 1 tình trạng hết sứ trầm trọng, mà ngành y khoa gọi là "sốc". "Sốc" là 1 tình trạng bệnh gồm có 3 sự suy giảm : 1. Suy giảm tri giác. 2. Suy giảm nhiệt độ 3. Suy giảm huyết áp. Suy giảm tri giác là người bệnh không còn lanh lợi, tỉnh táo nữa, mà trở nên lừ đừ, có khi mê sãng, vật vã. Suy giảm nhiệt độ, là khi rờ vào bàn tay, bàn chân của người bệnh – nhiều khi cả thân thể người bệnh – sẽ thấy lạnh hẳn đi hơn bình thường. Suy giảm huyết áp, là huyết áp của người bệnh sẽ tụt xuống thấp hơn bình thường. Thầy thuốc sẽ dùng 1 chiếc máy nhỏ, gọi là huyết áp kế để đo huyết áp. Nhưng ngay trong gia đình, các bạn cũng có thể phát hiện được tình trạng giảm huyết áp nếu các bạn bắt mạch ở cổ tay người bệnh : bạn sẽ thấy mạch đó không đập rõ như bình thường, mà đập rất yếu, hoặc rất yếu, có khi không còn thấy được mạch nữa. Có 3 sự suy giảm nói trên, đã đủ gọi là "sốc". Trong bệnh SXH "sốc" là biến chứng nguy kịch nhất. Hầu hết các trẻ bị SXH mà chết, là chết trong tình trạng "sốc" quá nặng, việc chữa trị đã không còn hiệu quả nữa. Đến đây, các bạn đã thấy rõ các triệu chứng và biến chứng của bệnh SXH. Và, căn cứ vào các triệu chứng, biến chứng đó, ngành y khoa đã phân chia SXH ra làm 4 cấp, đi từ nhẹ tới nặng : – SXH cấp 1 : người bệnh chỉ có sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. – SXH c ấp 2 : người bệnh có sốt cộng thêm triệu chứng chảy máu; như chảy máu cam, như xuất huyết dưới da v.v… – SXH cấp 3 : người bệnh bắt đầu có sốc : vật vã, bứt rứt, chân tay lạnh, mạch yếu, đo huyết áp thấy huyết áp sụt giảm … – SXH cấp 4 : sốc đã nặng : người bệnh lừ đừ hoặc mê sảng, chân tay rất lạnh, thân thể lạnh, mạh không còn, huyết áp không còn. Trong 4 cấp nói trên, dĩ nhiên cấp 3 và cấp 4 là nặng hơn cả, vì người bệnh đã trong tình trạng "sốc". Sau đây tôi xin trình bày với các bạn về phương pháp chăm sóc trẻ SXH tại gia đình. Trước hết, xin các bạn lưu ý ngay cho, là trong mùa mưa này, nếu trong gia đình bạn có 1 trẻ sốt nóng, mà lại sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục, thì bạn nên cho rẻ đi khám bệnh ngay. Tuy nhiên, cũng đôi khi bạn có thể bận việc lại thấy trẻ tuy sốt nhưng vẫn ăn chơi bình thường, bạn lại sẵn có thuốc hạ nhiệt trong nhà, bạn vịn vào những lý do đó để không cho trẻ đi khám bệnh, mà chỉ cho trẻ uống thuốc tại nhà. Trong các trường hợp đó, chúng tôi xin các bạn chớ bao giờ để quá 2 ngày : nghĩa là sau 2 ngày tự chữa như trên, mà trẻ không hạ sốt, thì xin bạn nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh, dù trẻ vẫn ăn chơi bình thường, bác sĩ sẽ khám bệnh, có thể cho làm xét nghiệm máu, và có thể cho trẻ đơn thuốc về chữa trị tại nhà, có hẹn ngày tái khám, hoặc cho cháu nhập viện ngay. Những trẻ được về chữa tại nhà là các trẻ SXH loại nhẹ, hoặc mới nghi SXH cần theo dõi thêm. Các trẻ thuộc loại này chiếm đa số bệnh nhi SXH, khoảng 2/3 tổng số. Đối với các trẻ nằm viện, thì việc chăm sóc chủ yếu sẽ do nhân viên y tế đảm nhận. Còn đối với các trẻ được nhận đơn thuốc về chữa trị và theo dõi tại nhà, thì bạn sẽ chăm sóc thế nào đây ? }ó là điều mà tôi xin trình bày với các bạn bây giờ, gồm 4 điểm : 1. Nằm nghỉ, ăn các chất dễ tiêu 2. Uống nhiều nước 3. Dùng thuốc hạ nhiệt PARACETAMOL 4. Theo dõi sát. – Cho trẻ nằm nghỉ là điều cần trước tiên. Trẻ đang sốt cao, bạn hãy cho trẻ nằm trong 1 buồng thoáng, mát. Cho trẻ ăn các chất dễ tiêu như cháo, súp, hoặc uống sữa. Không nên cho trẻ ăn cơm khi đang còn sốt. Thầy thuốc thường khuyên bạn cho trẻ uống nhiều nước. }iều đó rất đúng, vì trong bệnh SXH, chất nước trong mạch máu bị bệnh làm cho thoát ra khỏi mạch máu. Do đó máu bị cô đặc lại, hiện tượng này được ngành y khoa gọi là sự "cô máu". Khi đó, máu sẽ lưu thông khó khăn, và đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng sốc. Vì vậy, cho các trẻ SXH uống nhiều nước là điều cần thiết. Bạn có thể cho trẻ uống nước pha với gói ORESOL hoặc với viên HYDRITE, là các chất thường được dùng trong bệnh tiêu chảy. Bạn cũng có thể cho trẻ dùng nước trái cây như nước cam, nước chanh v.v… Và nếu không có các loại nước nói trên, bạn cho trẻ uống nước chín bình thường cũng vẫn tốt. Về việc dùng thuốc cho trẻ, thì các thầy thuốc thường cho đơn thuốc dùng 1 loại thuốc hạ nhiệt à viên PARACETAMOL, còn gọi là viên ACEMOL hoặc CETAMOL, hoặc các gói bột mang tên DOLIPRANE, DAFALGAN …đếu là PARACETAMOL cả. Xin bạn cho trẻ dùng thuốc đó, chớ tự ý cho trẻ dùng ASPIRINE, vì ASPIRINE tuy hạ nhiệt nhanh, nhưng lại có thể gây ra xuất huyết và các tai biến khác cho trẻ. Cũng xin các bạn đừng tự ý cho trẻ dùng kháng sinh nếu không có ý kiến của thầy thuốc, vì trong bệnh SXH, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì, chỉ làm cho trẻ mệt thêm. Cuối cùng, xin bạn theo dõi trẻ cho chu đáo. Bạn chú ý phát hiện các dấu hiệu xuất huyết, điều đó rất tốt, nhưng chưa đủ. Vì – như trên đã nói – nhiều trẻ SXH chưa có triệu chứng xuất huyết, mà vẫn bị "sốc", có thể gây chết người như thường. Vậy có thể có những triệu chứng nào báo trước là trẻ sắp bị "sốc" để bạn đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời không ? Có, có 1 số triệu chứng có thể báo trước "sốc" sắp xảy ra; những triệu chứng này được ngành y khoa gọi là triệu chứng "tiền sốc", gồm có : 1. Trẻ đang tỉnh táo, bổng trở nên lừ đừ hoăc vật vã, bứt rứt. 2. Trẻ bổng có những cơn đau bụng dữ dội, mà trước đó không có hoặc chỉ có rất nhẹ. 3. Trẻ bị lạnh chân, lạnh tay. 4. Da của trẻ đổi mầu, trở nên hoặc bầm xám, môi tím lại 5. Trẻ tiểu rất ít hoặc không tiểu được nữa, và rất khát. Xin các bạn chú ý phát hiện cá triệu chứng nói trên, nhất là từ ngày thứ 4 của bệnh, tính từ ngày bắt đầu sốt. Vì thông thường sốc hay sẩy ra từ ngày thứ 4 tới ngày thứ 7 của bệnh. Nếu bạn đã thấy xuất hiện 1 hoặc vài triệu chứng trong 5 triệu chứng kể trên, thì dù chưa tới ngày bác sĩ hẹn tái khám, dù chưa thấy xuất huyết ở đâu, cũng xin bạn cho trẻ tới bệnh viện ngay, để việc cứu chữa được kịp thời. Mong các bạn chú ý thực hiện các điều nói trên, để việc bảo vệ con em chúng ta đạt kết quả tốt. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com