PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG * Thạc sĩ Bùi Hữu Dược Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính Phủ Đức vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm (1258 – 1308), là vua thứ 3 của triều Trần, tại vị 15 năm (1278 – 1293), nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, làm Thái Thượng Hoàng 5 năm (1293 – 1398), xuất gia tu hành 10 năm (1298 – 1308). Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Trong 15 năm làm vua, Trần Nhân Tông đã lãnh đạo nhân dân đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông, đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới thời bấy giờ (1285 và 1287). Năm 1293 Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên ngôi Thái Thượng Hoàng, sau đó xuất gia tu hành và sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền riêng phù hợp với đặc điểm của người Việt Nam, Ngài lấy hiệu là Trúc Lâm đầu đà – là tổ thứ nhất của dòng thiền Việt Nam còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Trần Nhân tông là hiện tượng đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Ở khía cạnh đời, 20 tuổi làm vua, lãnh đạo đoàn kết quân, dân đánh tan hai cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên Mông, đội quân xâm lược thiện chiến nhất thế giới lúc bấy giờ: “ vó ngựa Nguyên Mông tới đâu sạch cỏ tới đó”, phải chịu thất bại thảm hại ở Việt Thắng giặc, trong huy hoàng của đất nước, trong hào quang của chiến thắng, thường ai chẳng muốn địa vị, muốn quyền uy thế mà Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con trai khi Ngài mới 35 tuổi, tuổi sung mãn của sức khỏe, tuổi đang độ phát triển của trí tuệ, lui về làm Thái Thượng Hoàng, việc làm ấy thể hiện tư tưởng kiệt xuất, trước làm tấm gương không tham quyền cố vị, sau là đề cao thế hệ trẻ một cách thật sự bằng việc làm và trao quyền quyết định thể hiện một niềm tin vào lớp trẻ, tin vào nhân dân với phương pháp giáo dục rèn luyện thông qua hành động, qua thực tiễn. Nhường ngôi cho con, lui về làm Thái Thượng Hoàng rồi xuất gia tu hành, nhưng Ngài không hề quên trách nhiệm đối với dân, với nước: Trong Hoàng tộc, trong triều đình Ngài nghiêm khắc khi mỗi lần chưa trọn đạo làm vua của con, đạo làm quan của quần thần. Lui về làm Thái Thượng Hoàng, xuất gia tu hành để làm thầy, để dạy dỗ, để bồi dưỡng cho con làm vua thêm vững vàng, làm gương cho quần thần noi theo mà hết lòng chăm lo vì hạnh phúc muôn dân. Trong xã hội, Ngài quan tâm tới đời sống nhân dân, không một phút nghỉ ngơi, thỏa mãn, Ngài trọn đời lo cho dân cho nước. Để đất nước thái bình bền lâu, Ngài chủ trương không chỉ xây dựng phát triển trong nước, đối với bên ngoài phải giữ hòa hiếu lân bang. Ngài là người có chiến lược đối ngoại sâu sắc, thực hiện mở rộng quan hệ với các nước lân bang, xây dựng nền hoa hiếu lâu dài cho đất nước, hy sinh tình cảm cá nhân , gả con gái yêu Huyền Trân công chúa cho vua nước láng giềng Chiêm Thành là Chế Mân để tìm kế hòa bình cho đất nước, chăm lo cho hạnh phúc, an vui của muôn dân, như sách sử từng viết: “Vua như thế đất nước hùng cường dân an vui là phải”. Ở khía cạnh Đạo, Trần Nhân Tông là hiện tượng lạ, Ngài đang làm vua oanh liệt, huy hoàng nhưng đã trao ngôi cho con để xuất gia tu hành. Việc xuất gia tu hành của Ngài không phải tìm giải thoát cho riêng mình mà là tìm một giải pháp cho dân tộc: Với một đất nước vừa trải qua chiến tranh khốc liệt, dù chiến thắng nhưng lòng dân không khỏi nhiều bề, việc ổn định nhân tâm, tạo dựng sự đoàn kết thống nhất trong tư tưởng nhân dân, xây dựng nề nếp ứng xử văn hóa trong đời sống lâu dài của xã hội để tạo gốc bền, làm nền tảng cho xây dựng quốc gia hưng vượng, cho nhân dân an lạc là việc làm tối cần thiết. Qua tín ngưỡng Phật giáo chính tín để nuôi tâm đạo đức, dạy trí làm người, để thống nhất ý chí, thống nhất quyết tâm và hành động của muôn dân, mượn Đạo để xây Đời, qua Đời để xiển dương xây dựng Đạo là việc làm thật sâu sắc và hiệu quả lâu dài. Tư tưởng ấy được thể hiện rất rõ nét qua quyết tâm xuất gia của Ngài, qua việc Ngài sáng lập ra một dòng thiền mới phù hợp với đời sống xã hội của Việt Vào thế kỷ thứ XIII khi Trần Nhân Tông xuất gia đã có nhiều dòng thiền từ nước ngoài vào Việt Phát triển Phật giáo trong nhân dân, không phải làm cho nhân dân bị tư tưởng Phật giáo làm quên đi việc Đời để dễ bề cai trị mà chính Trần Nhân Tông muốn qua việc phát triển Phật giáo để khơi dậy trách nhiệm với Đời qua thấm nhuần tư tưởng Đạo Phật, Ngài đề cao tính nhập thế của Phật giáo, gắn Đạo với Đời qua phương châm “ Cư trần lạc đạo”, chan hòa trên dưới “ Hòa quang đồng trần”. Vào thế kỷ thứ XIII, bên cạnh Việt Nam các quốc gia như Trung Quốc, Chân Lạp, Chiêm Thành … Phật giáo khá phát triển. Với tầm nhìn chiến lược của một vị vua, Trần Nhân Tông muốn phát huy Phật giáo trong nhân dân, muốn lấy văn hóa Phật giáo để ứng xử với lân bang, bởi một đất nước như đất nước Việt Nam nằm vào vùng địa lý quan trọng nếu không có tầm nhìn rộng, có tư tưởng chiến lược về hòa hiếu thì rất dễ dẫn đến xung đột, chiến tranh. Để bảo vệ đất nước, để chế ngự chiến tranh phải xây dựng trong nhân dân nước Việt cùng các nước lân bang tư tưởng đoàn kết, hợp tác hữu nghị cùng phát triển như tinh thần giáo lý Phật giáo đã dạy và Ngài đã phát triển Phật giáo để xây dựng tinh thần hoà hiếu ấy. Trong mọi lĩnh vực kể cả tư tưởng văn hóa, tôn giáo, Trần Nhân Tông luôn có tầm nhìn chiến lược, có thể hậu thuẫn cho con trai làm vua, cho quan quân làm gương, cho nhân dân tin tưởng đồng lòng trong việc bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Đối với con trai, nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng mà thật là đứng sau làm chỗ dựa vững chắc, mở rộng tầm nhìn giúp con trị vì trong nước có hiệu quả và bang giao với lân bang được hòa hiếu, nối dài tay qua tổ chức nhiều phòng tuyến ở biên ải tạo thế vững chãi vô cùng. Đối với đất nước trong thì mở rộng sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khai hóa mở mang trí tuệ tư tưởng cho nhân dân, ngoài thì nối kết tình giao hảo đoàn kết với lân bang làm chỗ chân tình mà hòa hiếu ngăn ngừa chiến tranh. Với cá nhân dòng tộc thì nghiêm khắc mà đúng độ làm gương cho trăm họ, thực hiện cuộc sống theo đạo quân thần, đạo vua tôi và theo Phật giáo trong sự kính trọng lẫn nhau. Với một con người như thế đất nước dưới sự trị vì và lãnh đạo của Ngài đã đạt tới tầm cao rực rỡ, oanh liệt. Như Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng nói “ Đạo từ Đời mà sinh ra, Đời nuôi Đạo để Đạo chắt lọc những gì tinh túy nhất trở lại giúp Đời, tương duyên ấy trong Phật giáo đã có từ xa xưa, nhưng để kết hợp và thể hiện tương duyên ấy rõ nét nhất ở nước Việt Nam ta có Đức vua Trần Nhân Tông là số một”. Giờ đây kỷ niệm 700 năm ngày mất của Ngài, đất nước Ngài từng làm vua, có công bảo vệ, giữ gìn và xây đắp, công lao ấy, truyền thống ấy được khắc ghi và lưu truyền mãi mãi. Nước Đại Việt xưa, Việt Đối với Phật giáo, hơn 700 năm qua thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã và đang tiếp tục duy trì mạng mạch của Ngài, trở thành một thiền phái có nhiều hoạt động tích cực trong xây dựng Giáo Hội Phật giáo Việt nam thực hiện hoằng dương Phật pháp góp phần làm cho lợi lạc quần sinh, làm rạng danh tư tưởng Phật giáo, rạng danh Trúc Lâm Đầu Đà người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Người được tôn vinh vua Đạo, vua Đời. Kỷ niệm 700 năm ngày mất của Ngài là dịp để nhìn nhận đánh giá lại công đức của Ngài đồng thời là cơ hội để nghiên cứu đầy đủ hơn, để khẳng định và phát huy những giá trị tư tưởng do Ngài khởi xướng. |
Cập nhật ( 02/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com