Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Phật giáo với dân tộc qua hình ảnh Trần Nhân Tông (PGS.TS Nguyễn Đức Lữ)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

PHẬT GIÁO VỚI DÂN TỘC QUA HÌNH ẢNH VUA PHẬT TRẦN NHÂN TÔNG

*PGS. TS. Nguyễn Đức Lữ

Lịch sử Phật giáo thế giới cũng như Việt Nam còn ghi nhận có nhiều vị chân tu vì đạo và đời, mà xét cho cùng đạo cũng vì con người. Thích Ca Mâu Ni từ giả hạnh phúc thế tục với vợ đẹp, con ngoan; ngai vàng và quyền lực để tìm con đường giải thoát cũng vì con người mà ông coi đời là biển khổ; Chúa  Giê-su chịu đóng đinh trên giá chữ thập cũng chỉ vì mơ ước về giải phóng nhân loại. Ngẫm ra, có ở đâu, tôn giáo nào lại tách biệt rạch ròi được giữa đời và đạo. Vả lại tôn giáo tồn tại trong xã hội như xã hội Việt Nam vốn chìm đắm trong đêm dài nô lệ hàng thế kỷ với bao cực khổ, đớn đau của thân phận mất nước; thì làm sao người tu hành lại có thể an tâm ngồi tụng kinh gõ mõ để cầu khẩn, van nài về sự phù hộ, độ trì của lực lượng siêu nhiên được. Trần Nhân Tông để lại ngôi báu cho con, dấn thân vào con đường tu hành vẫn một lòng canh cánh vì dân sinh, vì lợi ích dân tộc.

          Trần Nhân Tông (1258 1308)  là vị Hoàng đế thứ ba triều Trần; năm 21 tuổi lên ngôi Hoàng đế và đã hai lần cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông. Năm 35 tuổi, ông lên làm Thái Thượng Hoàng và năm 41 tuổi chính thức xuất gia tu hành tại chùa Hoa Yên – Yên Tử (Quảng Ninh), lấy đạo hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà về sau đổi thành Trúc lâm Đại Đầu Đà, kế thừa Huệ Tuệ Thiền sư làm tổ thứ sáu của Sơn môn Yên Tử.

          Trần Nhân Tông đã đổi tên Sơn môn Yên Tử thành Trúc Lâm Thiền phái, tự mình làm đệ nhất Tổ với mục đích quy tụ ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc hướng về một thế giới thuần thiện, thuần mỹ, từ đó hóa thành tinh thần đoàn kết của cả dân tộc Đại Việt.

          Trần Nhân Tông được mô tả là bậc: “Tinh anh của Thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là kim tiên đồng tử, ở hai bên tả có nốt ruồi đen có thể cáng đáng được việc lớn; ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia tám năm, thọ 51 tuổi, băng hà ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẽ vang đời trước, thực sự là vua hiền của Trần. Xong vui lòng ở kinh Phật, tuy bảo là đến siêu thoát, nhưng không phải đạo trung dung của thánh nhân”(1) 51 tuổi đời, sống tận trung với nước vị Vua – Phật này đã để lại danh thơm cho muôn đời hậu thế mãi mãi tôn vinh. Trừ 20 năm cho đời và đạo. Có thể tạm chia đôi cuộc đời của ông: 15 năm đầu dành cho đời 15 năm sau dành cho Phật giáo. Việc phân kỳ như vậy chỉ có ý nghĩa tương đối, vì khi làm vua ông đâu phải nghĩ đến đạo và khi đi tu đâu có bỏ việc đời.

          Lịch sử cho thấy, Việt Nam khi muốn giữ yên bờ cõi cho non sông, đất nước phải quy tụ bằng nhiều hình thức, trong đó không thể quên  sức mạnh liên kết từ tôn giáo.

          Trần Nhân Tông với trí tuệ của minh quân, với tâm vì đạo vì đời, Nhà vua đã sáng lập dòng thiền với tinh thần và đầy đủ tố chất của các dòng thiền hiện có ở Việt Nam khi đó, nhưng lại mang tư tưởng rất mới mẻ, đó là tư tưởng “nhập thế”. Dòng thiền mới càng phát triển mạnh, khi nó phù hợp với đời sống của mọi người con đất Việt ở mọi thời đại: đó là tôn giáo gắn với dân tộc, đạo gắn với đời, nước có vinh thì đạo mới sáng.

          Người dân nước Việt không bao giờ quên ơn Trần Nhân Tông là người đầu tiên khai phá con đường để có thêm một phần giang sơn cho đất nước khi quyết định gả con gái yêu của mình là Công Chúa Huyền Trân (1306) để đổi lấy châu Ô, châu Rí (nay là tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

          Sử sách còn ghi nhận, sau khi vua vào Yên Tử tu tập, thì tháng ba năm Tân Sửu (1301) Thượng hoàng Trần Nhân Tông đi sang Chiêm Thành, và chính chuyến đi này ngài đã làm một nước cờ chính trị vô cùng khôn khéo và dàn xếp cuộc hôn nhân giữa vua Chiêm Chế Mân lấy công chúa Huyền Trân nhà Trần để đổi lấy hai châu Ô, Rí mà không mất một mũi tên hòa đạn. Dù cho có sự phản đối của ăn sĩ: “Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu Quân gả cho Hung nô làm thơ bằng quốc ngữ để chê cười” (2). Dù cho tình cảm của người cha, khi phải đưa đứa con gái yêu của mình để gả cho một ông vua ở xứ xa lạ, chắc chắn, ông cũng phải đấu tranh, dằn vặt lắm, nhưng vị vua này đã gạt bỏ tình cảm riêng tư để đặt lợi ích quốc gia lên trên điều mà dễ mấy ông vua đã làm được. Sử sách cũng ghi chép khá rõ ràng diễn biến cuộc hôn nhân này:

          Quý Mão, năm 11 (1303), Sau chuyến đi Chiêm về, Thượng hoàng mở Pháp hội vô lượng bố thí tiền bạc cho dân nghèo tại chùa Phổ Minh; tháng ba năm Giáp Thìn (1304), Thượng hoàng tiếp một vị sư tu theo lối Du Già ở Chiêm Thành sang nước ta; tháng hai năm Ất Tỵ (1305) nước Chiêm sai Chế Bồ Đài mang phẩm vật bàn chuyện hôn sự; tháng sáu năm Bính Ngọ (1306) tổ chức đám cưới cho công chúa Huyền Trân và vua Chiêm là Chế Mân; tháng 5 năm Đinh Mùi (1307), Chế Mân mất cũng chính ngài là người sai Trần Khắc Chung đem quân lừa đưa được công chúa về tránh cảnh con gái mình phải thiêu cùng vua Chiêm.

          Tuy xuất gia tu hành, nhưng Trần Nhân Tông vẫn luôn toan lo cho quốc sự, canh cánh một nỗi niềm lớn lao vì dân tộc. Tính từ ngày xuống núi có buổi thuyết pháp đầu tiên giảng về Khóa Hư Lục ở chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang) thì những việc đối ngoại quan trọng của đất nước trong đó có chuyện lấy hai châu Ô, Rí  chính là do vua Trần Nhân Tông chỉ đạo).

          Trần Nhân Tông đóng vai trò là một thiền sư nhập thế. Suốt từ năm 1301 cho đến cuối đời thái độ xuất thế và nhập thế của vua Trần Nhân Tông luôn có sự biến đổi phù hợp với thời cuộc. Có lúc ông là vị vua nhưng tâm luôn hướng về Phật, nhưng có lúc ông là tu sĩ mà luôn nghĩ đến vận nước; khi thì ông ở trên núi cao trầm tư suy ngẫm về triết lý sâu xa của Đức Phật, lúc là một vị khấc sĩ ngay trong kinh thành của nước Chiêm; thiền phái Trúc Lâm nằm chung trong hệ thống Phật giáo Đại thừa, nhưng vua Trần Nhân Tông đã tu theo pháp giới hạnh thuộc tiểu thừa để rồi sau này đắc đạo thành Phật, khi là một thiền sư Lâm Tế trong buổi giảng về thiền tại chùa Sùng Nghiêm vào năm 1304 theo lời tả trong sách Thánh Đăng Ngữ Lục; có lúc ngài nhập thế như một nhà Nho, khi tính nước cờ chính trị có lợi cho dân tộc, để dành lấy châu Ô, Lý…

          Vua và Phật, đạo và đời, tôn giáo với dân tộc hội tụ trong một con người xuất chúng đó là Trần Nhân Tông.

          Trên 25 thế kỷ hiện diện trên trái đất và gần 2000 năm tồn tại ở Việt Nam, cách đây 700 năm Vua Phật Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc.

          Vốn là một quốc gia có truyền thống bao dung và độ lượng, hiếu hòa và đoàn kết, nên người Việt đã đón nhận những giá trị hòa hợp đại chúng, tinh thần từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, phá chấp lục hòa… của Phật giáo một cách tự nhiên để tạo nên cốt cách con người Việt Nam là đoàn kết và nhân ái; hòa hiếu và bao dung. Hiếm thấy trên thế giới có một đất nước nào như Việt Nam; phải trải qua những cuộc chiến tranh triền miên và quyết liệt đến thế mà vẫn dễ dàng xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai; xóa bỏ hận thù để cùng chung sống hòa hợp  trong đại gia đình caá dân tộc bao gồm nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Giá trị tư tưởng và thái độ ứng xử của Phật giáo đã hòa quyện với truyền thống văn hóa dân tộc, trở thành di sản quý báu để lại cho hậu thế.

          Phật giáo là một tôn giáo truyền thống của dân tộc ta và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt. Dĩ nhiên, tôn giáo, tín ngưỡng đều có tính lịch sử, vì vậy bản thân nó phải chuyển đổi để phù hợp với điều kiện lịch sử mới, Phật giáo đã từng là chỗ dựa tinh thần chi phối cả xã hội như các triều đại Lý – Trần. Lịch sử cũng đã minh chứng vai trò của Phật giáo góp phần làm cho nhiều triều đại thịnh trị, đất nước hùng cường và lòng dân đồng thuận.

          Trong gia đoạn Phật giáo là hệ tư tưởng chính thống với những tên tuổi của các vị thiền sư, pháp sư, quốc sư nổi tiếng như: Khuông Việt, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh là những nhà sư giúp cho chính sự nước nhà. Đặc biệt là Điều Ngự Giác hoàng Trần  Nhân Tông – một ông vua đã từng lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Nguyên  – Mông bởi đã biết quy tụ lòng dân, phát huy dân chủ. Sau khi dành được thắng lợi, ông đã nhường ngôi cho con lên núi Yên Tử tu hành trở thành vị Tổ thứ nhất của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đây là một dòng thiền đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, đã góp phần tạo ra cơ sở không chỉ cho sự vững bền của triều dại nhà Trần kéo dài gần 200 năm, mà còn hướng Phật giáo hoạt động theo phương châm “Phật pháp bất ly thế gian pháp” và ngày nay là “Đạo pháp Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

          Phật giáo đã từng góp phần đưa lại cho giai cấp cầm quyền một đường lối trị quốc có nhiều điểm tiến bộ, làm cho dân cường, nước thịnh, xã hội hài hòa, lòng dân đồng thuận. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, không ít nhà chùa đã là cơ sở, nơi che giấu những nhà cách mạng, đông đảo tín đồ, chức sắc Phật giáo đã đứng về phía dân tộc, tham gia tích cực vào sự nghiệp kháng chiến giành lại độc lập cho dân tộc và thống nhất cho Tổ quốc. Nhiều nhà sư đã hoạt động theo phương châm “vì đạo giúp đời.

          Trong điều kiện xã hội hiện nay, đại bộ phận tăng ni, phật tử tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội ích nước, lợi dân. Lý tưởng giải thoát của Phật giáo nhằm kiến tạo một xã hội hòa bình, an lạc, hạnh phúc, cường thịnh… không có chiến tranh, khổ đâu và thù hận đã đăng tải niềm khát khao cháy bỏng trong lòng người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

          Mọi tôn giáo chân chính đều có cống hiến nhất định về phương diện. Phật giáo là một trong những tôn giáo chân chính, nên khi du nhập vào Việt Nam, nó đã mang theo những giá trị đạo đức, văn hóa và quá trình tồn tại, phát triển cũng có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà.

          Có thể nói Phật giáo có vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam, đã góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, hình thành một phong cách.

          Dân tộc ta phải trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với không ít thăng trầm; khi thì viết nên những trang sử hào hùng, chói lọi; nhưng cũng có hàng thế kỷ đắm chìm trong đêm dài nô lệ. Dù giai đoạn lịch sử nào vẫn có những vị cao tăng, thiền sư, quốc sư, cùng những tăng ni, phật tử luôn suy tư về quốc sự sẵn sàng đứng ra cứu nước, hộ dân. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều chức sắc, tín đồ Phật giáo đã “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù. Trong lao động sản xuất và xây dựng đời sống mới hiện nay, không ít những tấm gương tiêu biểu trong Phật giáo góp phần làm cho quốc thái, dân an.

          Đã bảy thế kỷ qua, kể từ khi Vua – Phật Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, lịch sử đã ghi nhận, Phật giáo đi vào lòng dân tộc và đồng hành cùng dân tộc, thời kỳ nào nước nhà cường thịnh thì Phật giáo phồn vinh, đất nước bị nô lệ thì Phật giáo khó tránh khỏi suy tàn (“Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ dàng mở mang” (3). Sự biến động của Phật giáo việt Nam gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử và vận mệnh quốc gia. Với hướng hành đạo “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” mà giáo hội Phật giáo đề xướng từ năm 1981 và hiện đang phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là phù hợp với truyền thống Phật giáo nước nhà và khát vọng của các Phật tử trong và ngoài nước.

          Một ông vua đã lãnh đạo nhân dân hai lần đánh thắng quân Nguyên, sẳn sàng đoạn tuyệt với quyền lực và ngôi báu để đến với cửa Thiền đó là Trần Nhân Tông. Văn hóa Việt Nam sản sinh ra Trần Nhân Tông, nhưng cũng chính Trần Nhân Tông là những người làm cho Văn hóa nước Việt,  trong đó có Văn hóa Phật giáo mang sắ thái riêng.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Đại Việt sử ký toàn thư tập I, Nxb Văn học, H., 2006, tr. 450

2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I Nxb Văn học, H., 2006, tr 515

3. Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H., 1995, tập 5, tr.197.

Cập nhật ( 17/04/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Niệm hương hay niêm hương (HT. Thích Đức Chơn)

Thơ Thiền Việt Nam (GS.TS. Lê Mạnh Thát)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh khoá tu

    Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 143
  • 2.190
  • 198.113

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học