PHẬT GIÁO VIỆT * Thích Minh Vũ Ban Hoằng Pháp tỉnh Bình Dương Phật giáo là một Tôn giáo lớn có mặt sớm nhất ở Vỉệt
Từ Ấn Độ, Phật giáo được du nhập vào Việt 1. Những năm gần đây, hầu như mọi dân tộc đều bị lôi cuốn vào dòng xoáy của toàn cầu hoá. Có quốc gia thì hân hoan đón đợi, có nước lại khắc khoải lo âu; người thì ủng hộ nhiệt thành, kẻ thì phản đối quyết liệt. Có ý kiến cho rằng, toàn cầu hoá là con đường của tương lai, sẽ đem đến sự phồn vinh, thịnh vượng cho mọi người, mọi dân tộc và các quốc gia – dù cho dân tộc, quốc gia ấy ở điểm xuất phát thế nào, trình độ kinh tế ra sao. Số người khác lại chỉ nhìn thấy ở toàn cầu hoá một màu xám xịt. Họ cho rằng, toàn cầu hoá là nguồn gốc của vô số những rủi ro và tai hoạ, những nguy cơ và thách thức khó vượt qua: từ sự suy thoái môi sinh đến huỷ hoại các nền văn hoá bản địa, tự xuất hiện ngày càng nhiều những bệnh tật mới ở người và động vật thực vật đến sự gia tăng tình trạng nghèo nàn, thất học cũng như sự xuống cấp của đạo đức và lối sống; từ sự bất an của cá thể đến nguy cơ tan vỡ kết cấu gia đình. Tóm lại, trước hiện tượng toàn cầu hoá, loài người đang có những đánh giá, thái độ và phản ứng rất khác nhau. Tuy vậy, toàn cầu hoá là một hiện tượng khách quan, một xu hướng khó cưỡng lại. Chúng tôi cho rằng; toàn cầu hoá có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, chứa đựng cả vận hội lẫn thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc trên các phương diện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, đạo đức… Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, bất kỳ dân tộc nào cũng không thể “đóng cửa”, “khép kín” để gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, đạo đức truyền thống riêng của mình được, mà phải hội nhập với quốc tế, cho dù không ít thách thức. Hiện có nhiều học giả lưu tâm đến “sự xâm lăng văn hoá”. Những “đế quốc xâm lăng văn hoá” đang tìm cách đột nhập, đưa văn hoá ngoại lai thẩm thấu vào các quốc gia khác. Văn hoá ngoại không phải là tiêu cực cả, nhưng quả thực, một số nước đã và đang phải trả giá do không biết đón gió lành, ngăn gió độc khi “mở cửa”, “hội nhập”. Hậu quả nhãn tiền là lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, khơi dậy những nhu cầu bản năng, lôi cuốn con người vào những lạc thú bình thường, xem nhẹ đạo lý truyền thống, nhạt phai lý tưởng, quay lưng với lịch sử dân tộc đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và len lõi vào từng gia đình, làng xóm, phố phường. Thông qua những phương tiện nghe nhìn hiện đại , mùi vị “hấp dẫn” của văn hoá phương Tây đang lan toả, thẩm thấu vào nhiều giai tầng, từng dân tộc, không chỉ ở các thành phố, đô thị , mà cả ở những chốn sơn lâm cùng cốc, xa xôi hẻo lánh – nơi đồng bào dân tộc thiểu số cư trú. Có thể nói, việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc đã trở thành một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Dĩ nhiên, không phải vì lo ngại trước nguy cơ băng hoại văn hoá truyền thống mà có chủ trương hoài cổ đến mức khôi phục cả những hủ ttục nặng nề trước đây vốn một thời đã bị nhân dân bài bác và cuộc sống mới không chấp nhận; nhưng cũng không thể dựa vào cái lý “tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” mà thu nạp cả những rát rưỡi, cặn bã và sỏi sạn của văn hoá ngoại lai để hình thành thứ văn hoá lai căng, kệch cỡm. Đã đến lúc mọi người dân Việt Vì sự trường tồn của giống nòi và hưng thịnh của quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc bảo vệ những truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tôc trong đó có vai trò của Phật giáo, là vấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, gìn giữ và bảo vệ không có nghĩa là có thái độ bảo thủ hoặc kỳ thị với văn hoá ngoại lai để dẫn đến khước từ cả những giá trị hiện đại, mà phải tự đổi mới, phải hiện đại hoá văn hoá dân tộc; trong đó, bản thân tín ngưỡng tôn giáo nói riêng cũng phải tự điều chỉnh để phù hợp với thời hiện đại. 2. Nhìn chung, quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Thứ nhất, quá trình truyền bá Phật giáo nhìn chung không tạo ra những xung đột về quân sự cũng như về văn hoá. Thứ hai, với phương châm hoằng hoá “tuỳ duyên phương tiện”, Phật giáo đã tạo khả năng chấp nhận những dị biệt của truyền thống văn hoá ở những khu vực mà nó du nhập. Vì vậy, Phật giáo đã làm tăng khả năng thích nghi của mình với các nền văn hoá khác. Hơn nữa, nó còn biết tự làm giàu bằng cách tiếp nhận các giá trị tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các dân tộc khác. Dần dần, Phật giáo đã trở thành một nhân tố tham gia sáng tạo văn hoá và đồng hành cùng các dân tộc ngoài Ấn Độ. Phật giáo là trào lưu tư tưởng chủ trương thực hiện bình đẳng giữa con người với con người khỏi nỗi đau sinh tử để đạt đến một ý nghĩa đời sống hoàn thiện. Theo ý nghĩa đó, dù không trực tiếp phủ nhận xã hội thế tục duy trì chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, song Phật giáo chứa đựng khuynh hướng phản kháng chống lại xã hội có áp bức và nô dịch. Yếu tố phản kháng của Phật giáo đã phản ánh đúng tâm tạng của người dân đất Việt vốn mang nặng nỗi đau mất nước và thân nghèo khổ. Có thể nói, Phật giáo có vai trò to lớn trên các phương diện văn hoá, đạo đức, lối sống…, góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hoá quan hệ xã hội, hình thành một phong cách, lối sống thuần hậu của con người Việt Nam. Một tôn giáo chân chính đều có những cống hiến nhất định về phương diện văn hoá, đạo đức cho nhân loại. Phật giáo là một trong những tôn giáo chân chính, nên khi du nhập vào Việt Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá Việt Nam. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã quyên góp, công đức tiền của để khôi phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm Phật đường, đúc chuông, đắp tượng, dựng tháp… Ngoài ý nghĩa tâm linh, nhiều ngôi chùa đã trở thành những danh thắng nổi tiếng để du khách đến chiêm ngưỡng. Những giá trị văn hoá Phật giáo không chỉ tồn tại trong tư tưởng, mà còn đang hiện diện thông qua sự nỗ lực của hàng triệu tín đồ nhằm vương tới những lẽ sống vì Tổ quốc giàu mạnh, nhân sinh hạnh phúc. 3. Phật giáo là một tôn giáo truyền thống và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt. dĩ nhiên, tôn giáo, tín ngưỡng mang tính lịch sử; vì vậy, bản thân nó phải có sự chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện llịch sử mới. Phật giáo đã từng là chỗ dựa tinh thần, chi phối cả xã hội dưới các triều đại Lý – Trần; hay được một số triều đại nhà Nguyễn ở Đàng Trong chính thức bảo trợ. Lịch sử cũng đã chứng minh vai trò của Phật giáo trong việc góp phần làm cho nhiều triều đại phong kiến được thịnh trị, đất nước hùng cường và lòng dân đồng thuận. Tuy nhiên, Phật giáo cũng không giữ mãi được vai trò của mình như khi còn đang trong thời kỳ hoàng kim, cực thịnh. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có phần bởi tư tưởng thực dụng của một phần nhỏ trong giới xuất gia, bởi hoạt động tôn giáo lai tạp, pha trộn với mê tín dị đoan, bởi lòng tin hướng thượng cao siêu đã bị dung tục hoá; phần khác, quan trọng hơn, do mưu toan của bọn thực dân xâm lược và một số phần tử “vọng ngoại” nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết tôn giáo, tấn công, đàn áp nô dịch văn hoá tinh thần, nhất là văn hoá tâm linh của người Việt. Lịch sử như vậy, còn ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, sức công phá của văn hoá phương Tây đối với văn hoá truyền thống diễn ra với quy mô rộng và quyết liệt hơn nhều. Nếu Phật giáo không biết tự giữ gìn, bồi đắp và đổi mới thì sự suy thoái là xu hướng khó tránh khỏi. Trong cơ chế thị trường, bản năng ích kỷ trong con người dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển, những dục vọng và đam mê đồng tiền, sùng bái vật chất, làm giàu với mọi giá, bất chấp cả tình nghĩa, bỏ qua đạo hạnh, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của con người khác ở một số người đang có cơ trỗi dậy. Trước hiện trạng ấy, Phật giáo với thuyết nghiệp báo luân hồi và niềm tin tôn giáo cho rằng, “ác giả ác báo, thiện giả thiện báo”, “đời cha ăn mặn đời con khác nước”, “ở hiền gặp lành” với sự thưởng phạt ở kiếp luân hồi…, xét về phương diện đạo đức, đã ít nhiều có tác dụng kiềm chế những hành vi thái quá, cực đoan, phi nhân tính, phản văn hoá ở con người. Phật giáo có một hệ thống các quan niệm đạo đức khá hoàn thiện nhằm xây dựng mẫu người lý tưởng. nhờ vậy, khi thực hành, tín đồ Phật giáo có thể điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với cái Thiện, thuyết nhân – quả, luân hồi, nghiệp báo…, có giá trị rất lớn trong việc răn đe, ngăn ngừa những suy nghĩ, lời nói không đúng hoặc lối sống buông thả… nhằm đem lại cho cá nhân một thái độ sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng hơn. Xu hướng chung của Phật giáo Việt Ngày nay, nhân loại đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Những thành tựu kỳ diệu do đó đem lại đã làm thay đổi bộ mặt hành tinh chúng ta, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Nhưng, mặt trái của nó cũng đã đem đến những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu. Nếu không tự giác điều chỉnh hành vi của mình, thì chắc rằng con người sẽ phải trả giá bởi những hành vi thiếu trách nhiệm trước tự nhiên. Chúng ta đang hàng ngày phải chứng kiến tình trạng môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng cây bị tàn phá, tầng ôzôn ngày một mỏng dần và thủng to. Trước tình trạng trên, ở nước ta, rất nhiều người, trong đó có những Tăng Ni Phật tử, đồng bào Phật giáo, quan tâm đến vấn đề môi sinh. Coi từng chiếc lá xanh từng bóng cây mát điều góp phần bảo vệ sinh thái địa cầu, Phật giáo Việt Nam cần đưa môn bảo vệ thiên nhiên và môi trường vào chương trình giáo dục và đào tạo nhằm giúp Phật tử hiểu rõ phương thức và kỹ thuật hành xử tối thiểu trong lĩnh vực này để đóng góp phần cụ thể vào chương trình hành động bảo vệ và cải thiện môi trường sống của nhà nước. Đó là những ý kiến rất đáng trân trọng trong hoàn cảnh môi trường đang bị suy thoái như hiện nay. 4. Tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng thế tục hoá với biểu hiện tham gia ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Đạo giúp đời, tôn giáo gắn với dân tộc. Phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo theo hướng tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội” là xu hướng nhập thế rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, những khát vọng trần thế về sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt, giàu sang qua cầu cúng, nhờ cậy ở Trời, Phật đã làm cho triết lý giải thoát của Phật trở nên nghèo nàn, thực dụng. Sinh hoạt Phật giáo theo hướng này sẽ “khuyến khích” thái độ trông chờ, ỷ lại nhiều hơn là kích thích tinh thần tự lực vươn lên cải tạo cuộc sống và hoàn thiện nhân cách của Phật tử. Phật giáo là một tôn giáo cao siêu và trí tuệ, không ít những nhà khoa học phương Tây đã thấy giá trị và hết lời ca ngợi Phật giáo. A.Anhxtanh cho rằng: Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó chính là Phật giáo. Phật giáo không chỉ đóng góp cho khoa học, mà còn là di sản văn hoá thế giới. Ở Việt Không thể phủ nhận một thực tế là, bên cạnh rất nhiều cao Tăng mẫu mực về đức hạnh và uyên thâm về Phật học được các tín đồ và xã hội một lòng kính trọng, tôn vinh. Hiện nay, điều mà giáo hội cần lưu tâm là phẩm chất người tu hành ngày càng yếu kém. Vì vậy, kính xin chư tôn đức bổn sư Trụ trì các Tự viện cần chú ý khâu thu nhận người xuất gia và giáo dục đạo hạnh cho họ, làm sao được như mong muốn của dân chúng vốn yêu quý đạo Phật là “Sư phải ra sư, chùa phải ra chùa”. Việc xây sửa, tu bổ chùa chiền, phát triển lễ hội nhằm đáp cho nhu cầu tâm linh của nhân dân là nhu cầu chính đáng cần tôn trọng và chính quyền các địa phương tạo thuận lợi. Nhưng, nếu xây cất một cách tràn lan, thái quá với kiến trúc lai căng, loè loẹt; tổ chức lễ hội triền miên làm hao tốn tiền của, công sức và thời gian của dân thì lại là điều không nên. Cho dù lịch sử có đổi thay, thế cuộc có chuyển vần, Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc suốt gần hai mươi thế kỷ qua. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, trước xu hướng toàn cầu hoá, Phật giáo chúng ta cần biết tự điều chỉnh để thích ứng với xã hội Việt |
Cập nhật ( 18/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com