Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới
* TS. Lê Ngọc Thúy (Đại học Cần Thơ) Là một vùng đất có lịch sử khai phá muộn nhất trong lịch sử dựng nước Việt Nam, Nam bộ đã vượt qua rất nhiều gian lao thử thách để để bắt kịp nhịp độ và hoà nhập vào dòng phát triển của đất nước về mọi phương diện. Bên cạnh đó, tính chất đặc thù về địa lý, lịch sử cũng đã dẫn tới việc hình thành bản sắc riêng của vùng đất phương Nam trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần, mà trong đó, Phật giáo và văn học Phật giáo vùng đất mới là một hiện tượng rất đáng được lưu ý. Trước hết, Phật giáo vùng đất mới về căn bản vẫn gìn giữ và phát triển truyền thống đại thừa của Phật giáo Việt – Thiền sư Pháp Thông Thiện Hỉ, người khai sơn Chùa Long Ẩn khoảng cuối thế kỷ XVIII tại dinh Trấn Biên (nay là Biên Hoà) – Thiền sư Minh Vật Nhứt Tri (?- 1786) , là vị danh tăng gắn bó với Chùa Kim Cang ở Đồng Nai và đã đào tạo nhiều đệ tử và pháp tôn xuất sắc tiếp tục nhiệm vụ hoằng pháp tại khắp miền các tỉnh Đông Nam bộ như Thủ Dầu Một, Đồng Nai, Thủ Đức…. – Thiền sư Khánh Long lập chùa Khánh Long ở Gò Quít Biên Hoà. Gia Định thành thông chí ghi lại là “Gò cao bằng phẳng rộng rãi, trên có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là nơi thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành”. – Hòa thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn (?- 1776) và chùa núi Châu Thới – Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc với quá trình khai sáng và phát triển chùa Sắc tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường tại phủ Gia Định xưa ( nay thuộc Sài Gòn). Đây là hai ngôi chùa được triều đình bảo trợ, có tổ chức chặt chẽ, có chương trình đào tạo Phật pháp cho tăng sĩ. – Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (1758-1827) trụ trì chùa Giác Lâm (Huyện Tân Bình xưa, nay thuộc Sài Gòn), là vị danh tăng đã “có công phổ hóa Phật pháp,mở rộng chùa Giác Lâm thành Phật học xá, báo cho chư tăng hắp nơi ai muốn tham học Phật pháp thì đến chùa…Học tăng được đài thọ mọi phí tổn, từ việc ăn uống đến kinh sách, tập bút. Phật học xá này hoạt động suốt hai mươi mấy năm, mà chi phí cho chùa vẫn được đầy đủ sung túc”. Năm 1804, chùa Giác Lâm lại được thiền sư Viên Quang chỉ đạo đại trùng tu. Việc này được ghi lại trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. – Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh, chùa Giác Lâm: được đào tạo bởi hai thiền sư tài đức nổi danh thời kỳ đó là Tổ Tông Viên Quang và Phật Ý Linh Nhạc, nên đây cũng là một cao tăng uyên bác, tiếp tục truyền thống phổ hóa Phật pháp và uốn nắn hoạt động Ứng phú của chùa. -Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh cũng tiếp tục truyền thống phổ hóa Phật pháp tại chùa Giác Lâm. – Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân cũng ở chùa Giác Lâm, là vị cao tăng “tinh tấn tham học kinh sách, học rộng hiểu nhiều”. Ngài cũng là người đã chuyển bộ luật Tì Ni viết bằng chữ Hán ra chữ Nôm, chú giải cho rõ ràng dễ học (1894). Đây còn là một thiền sư rất đặc biệt, có công lớn trong việc đặt một gạch nối giữa hai dòng Phật giáo truyền thống và Phật giáo bản địa,dân gian, uốn nắn dòng Phât giáo dân gian trong thời gian ngài đi vân du xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho, Châu Đốc, Long Xuyên, đặc biệt tại chùa Tây An ở núi Sam Châu Đốc, nên ngài còn được dân gian xưng tặng là Tổ Núi Sam ( 1905- 1910). – Thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu (Tổ Đỉa) (tịch năm Kỷ Mùi,có thể là 1858 hoặc 1879) người khai sơn chùa Linh Sơn trên núi Bà Đen và chùa Long Hưng tỉnh Sông Bé . – Thiền sư Ngộ Chân (Hòa thượng Long Cốc) , cất chùa Đức Vân trên núi Trấn Biên ( Bà Rịa), được ghi lại trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức: “Hình núi cao ngất, xanh um, có những hang nai, đồi thông, mây phủ, suối reo, cảnh trí u tịch, chầu về Gia Định”. – Thiền sư Như Nhãn Từ Phong (1864- 1938) tu học tại chùa Giác Viên, thông hiểu kinh pháp, nhiều lần được mời làm Pháp sư cho các trường Hương tại một số chùa ở – Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng từ Phú Yên vào Bà Rịa lập ra Châu Viên Sơn Tự, hoằng hóa Phật pháp ở đây và lập ra và nhiều chùa khác ở Bà Rịa như Long An, Bửu An, Long Hưng… – Hòa thượng Hoàng Long (?- 1737) từ Bình Định vào hoằng hóa ở Hà Tiên, tu trên núi Bạch Tháp vào thời Tổng binh hầu Mạc Cửu. Đây cũng là vị hòa thượng được ghi lại trong Gia Định thành thông chí. – Ni cô họ Lê, lập am tu hành trên núi gần Bà Rịa. Sách Đại Nam nhất thống chí viết “Núi nữ tăng ở đông nam huyện Long Thành, tục gọi là núi Thị Vãi, đất đá xen lộn, cây cối lên cao…Xưa có ni cô là Lê Thị Nữ dộng am tại núi ấy”. Gia Định thành thông chí thì viết “Bà cạo đầu lập am ở đỉnh núi, tự làm thầy cả cùng bọn đồng tộc giữ lòng tu trì, sau thành chánh quả. Người ta nhơn đó đặt tên núi”. – Ni cô họ Tống ở Hà Tiên với di tích Am Quan Âm ở núi Đại Kim, Hà Tiên, một trong mười cảnh đẹp của đất Hà Tiên, được ghi lại trong Đại Nam tiền liệt truyện tiền biên. Trong các thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, các chùa lớn tại Đây chỉ mới là những liệt kê ban đầu chắc chắn là chưa đầy đủ về những thành tựu của Phật giáo vùng đất mới. Liệt kê này chỉ nhằm mục đích cho thấy đạo Phật đã thực sự có một nền tảng vững chắc ở khắp Sự xuất hiện và phát triển của dòng Phật giáo dân gian là một hiện tượng rất cần ghi nhận ở khía cạnh là đặc điểm văn hóa tâm linh mang màu sắc bản địa tại vùng đất mới. Nhưng buổi đầu, ngoài những truyền tụng dân gian, chưa có công trình nghiên cứu nào nói đến cho tới khi có một số công trình xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XX, mà đáng tin cậy nhất là các công trình của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu. Dòng Phật giáo dân gian tại – Dòng Phật giáo dân gian Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (1807- 1856) bắt đầu cuộc đời hành đạo của mình vào năm 1849. Từ Tòng Sơn, Phật thầy Tây An đã in dấu chân của ngài lên nhiều vùng của miền Tây Nam bộ như An Giang, Châu Đốc, và dừng chân lâu nhất ở núi Sam rồi tịch tại đây. Giáo pháp của Phật thầy Tây An dựa trên những nguyên lý căn bản đạo Phật, được thay đổi chút ít về hình thức thờ cúng và hành đạo của tu sĩ lẫn người tại gia cho đơn giản và thiết thực hơn trong hoàn cảnh còn eo hẹp khó khăn của người dân vùng đất mới ( tự làm ăn sinh sống,không cần “đầu tròn áo vuông”, nghi thức cúng tế đơn giản và tu đâu cũng được). Ngài truyền bá Đạo hiền có nội dung chính hướng con người đến ý thức chu toàn nhiệm vụ của mình với bốn ơn lớn của con người là ơn cha mẹ tổ tiên, ơn đất nước, ơn Tam bảo, ơn đồng bào và nhân loại. – Sau Phật thầy Tây An,là sự xuất hiện của các hình thức tu và hành đạo trong dân gian của những ông đạo, nhiều người vốn là môn sinh của Phật Thầy Tây An. như Bổn sư Ngô Lợi (?- 1909), Sư Vãi bán khoai (những năm đầu thế kỷ XX), Võ Cử nhân Nguyễn Văn Đa (sống vào nửa sau thế kỷ XIX, còn gọi là Cử Đa, đạo hiệu là Ngọc Thanh), Đức Cố Quản Trần Văn Thành (người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Bảy Thưa năm 1872), ông Tăng Chủ ( sống giữa thế kỷ XIX), ông Bùi Văn Tây, ông Đạo Xuyến (1834- 1914), ông đạo Lập, ông đạo Lãnh… Ngoài ra, đạo phái Bửu Sơn Kỳ Hương (được thành lập từ đầu thế kỷ XX tại Châu Đốc)ngoài nhiệm vụ khuyến thiện, vốn có liên hệ chặt chẽ với các phong trào yêu nước, đã “dưỡng nuôi và che chở các chiến sĩ Cần Vương ngày xưa đã từng đi theo Đức Cố Quản, để những người ấy được an ổn tu hành không còn bị trôi nổi lạc loài nữa”. Và nổi tiếng nhất chính là ông đạo Huỳnh Phú Sổ (1919- 1947), người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo, còn được gọi là Ông Tư Hoà Hảo. Bắt đầu cuộc đời hành đạo vào năm 1939, với đức độ và lòng từ, ông còn được dân gian tôn xưng là Đức Thầy, Đức Huỳnh Giáo chủ, Ông tướng bình dân. Ông làm các công việc chữa bệnh , thuyết pháp và ra kệ giảng. “Rất khiêm tốn, rất bình dân, không phân biệt người sang người hèn, khuyên người làm lành lánh dữ, trau sửa tâm tính, kính tin trời Phật” và còn gắn bó trách nhiệm với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Loại bỏ các trường hợp mê tín, lường gạt, giả danh của các “gian đạo sĩ”, các ông đạo kể trên rất gần gũi với một số Họat Phật đã từng được truyền tụng trong dân gian của Trung Hoa như Đạo Tế, Bố đại hòa thượng… với hành trạng giống nhau là thầm lặng, thanh bần, vượt qua những chấp trước về hình tướng , dùng cách dĩ huyễn độ chơn, nhập thế tối đa để thực hiện hạnh từ bi phổ độ, giáo hóa chúng sinh, và chỉ thi triển huyền nhiệm khi thật cần thiết. Điểm gặp gỡ của hai dòng Phật giáo ở – Phật giáo thường gắn chặt với quá trình khai phá, khẩn hoang, lập làng, gắn bó với đời sống của cư dân vùng đất mới bằng tinh thần nhập thế cao độ. Nhiều câu chuyện về hành trạng của các vị thiền sư và vô số câu chuyện về các ông đạo đều có sự hiện diện của các sự kiện đặc thù thời khai phá có khi phải giải quyết bằng huyền nhiệm. Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725- 1821) đã tuân lịnh thầy đi theo chân di dân năm 1774 do chúa Võ Vương phát động vào khai phá huyện Tân Bình, dinh Biên Trấn của phủ Gia Định tức Sài Gòn sau này . Cùng với một tăng sĩ đồng hành, “thiền sư Linh Nhạc đã đến làng Tân Lộc lo khai phá rừng, cất am tranh tu hành , cùng dân chúng khai khẩn ruộng đất canh tác. Sau hơn mười năm, khi tạm ổn định đời sống, dân cư đã đến với Phật giáo nhiều hơn. Am tranh được sửa thành ngôi chùa khang trang với sự trợ giúp của dân chúng” . Phật giáo và tăng sĩ chính là điểm tựa cho cuộc sống còn nhiều bấp bênh, bất trắc của người khai hoang giữa nơi hoang sơ, nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thời tiết… Tổ Đỉa là tên dân gian gọi thiền sư Đạo Trung Thiện Hiếu về việc dùng thần thông giúp dân bớt khó khăn vì nạn đỉa vắt trong quá trình khai phá vùng bàu trũng Tây Ninh . Thiền sư Hồng Ân và đệ tử Trí Năng đánh cọp cứu dân tại Tân Kiểng, Cần Giuộc Long An. Phật thầy Tây An tìm những nơi hẻo lánh xa xôi để khẩn hoang lập những trại ruộng để tín đồ vừa làm ăn vừa tu hành. Sư Vãi bán khoai đánh cọp cứu người.Ông Tăng Chủ gỡ hóc xương cho cọp và lập đình Xuân Sơn. Ông đạo Bùi Văn Tây bắt sấu thần…Nhiều thiền sư và ông đạo biết làm thuốc chữa bệnh đã giúp đỡ rất nhiều cho người dân vùng đất mới. Và điều này cũng là phương tiện để người tu hành tiếp cận, phổ độ và gieo duyên lành cho chúng sinh. Các ông đạo còn gắn bó với những biến cố và nhiệm vụ lịch sử như Ông Cử Đa, Đức Cố Quản, Bửu Sơn Kỳ Hương là những lãnh đạo và tổ chức nghĩa quân chống Pháp hoặc ủng hộ, nuôi chứa người chống Pháp. – Chánh pháp của Phật giáo luôn được lựa chọn làm nguyên lý căn bản cho nhiều tông phái Phật giáo dân gian. “Đắc đạo, thành Phật”, thể hiện được chánh pháp luôn là một giá trị thiêng liêng trong tâm thức dân gian và họ đòi hỏi điều đó ngay trong các ông đạo. Vì thế, dù có thể chịu ít nhiều ảnh hưởng từ tín ngưỡng dân gian, nhưng các dạng Phật giáo dân gian chân chính thường nhất thiết phải tự khẳng định mình bằng các nguyên tắc đạo lý căn bản của Phật giáo. Thí dụ như Cứu nhân độ thế, cứu khổ cứu nạn thường là nguyên tắc căn bản để các ông đạo đến với quần chúng . Ngoài ra, các tổ chức Phật giáo Nam bộ thời kỳ này cũng rất quan tâm đến việc uốn nắn các luồng Phật giáo dân gian, tìm cách hướng các người hành đạo trong dân gian đi đúng con đường chánh pháp, sao cho sự hiện diện của họ có những lợi ích chân chính và thiết thực nhất cho cộng đồng. Thí dụ như sự kiện phong trào Ứng phú (sử dụng lễ nhạc của đạo Phật và của dân tộc và việc hành lễ tại chùa hay tại nhà như cầu siêu, cầu an, gọi đơn giản là “đi đám” )lan tràn khắp Nam bộ vào giữa thế kỷ XX đã đặt ra rất nhiều vấn đề về việc bảo vệ giá trị chân chính của Phật giáo. Hòa Thượng Hải Tịnh đã đề ra biện pháp dẫn dắt việc Ứng phú đi đúng chánh pháp, bảo vệ được giới hạnh của tăng sĩ mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu tâm linh dân gian, giữ được mối liên hệ của quần chúng với chùa, không làm mất nhân duyên của họ với Phật đạo. Tại Mỹ Tho, Hòa thượng Minh Khiêm Hoằng Ân đã khai mở cho một vị sư ứng phú và gia chủ bằng vừa bằng đức độ và trí tuệ, vừa bằng huyền nhiệm. Cũng chính hoà thượng Hoằng Ân cũng đã hoằng hóa hai lần tại chùa Tây An ở núi Sam Châu Đốc để cảm hóa và uốn nắn các ông đạo của dòng Phật giáo dân gian này đi cho thật đúng chánh pháp. Ngài đã rất thành công, dân gian tôn xưng ngài là Tổ Núi Sam. – Phật giáo là một tôn giáo gắn bó sâu sắc và bền bỉ nhất trong tâm thức người Nam bộ, mặc dù không thể phủ nhận sự hiện diện của hiện tượng tam giáo Nho Phật Lão trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam, và Nam bộ cũng không ngoại lệ. Nếu Nho giáo và Lão giáo còn tồn tại trong thế hài hòa với Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Nam bộ trong thời kỳ mở đất, rồi ngày càng suy tàn trước cơn lốc của chiến tranh và văn hóa phương tây thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX thì Phật giáo không hề suy suyển, mà ngược lại, Phật giáo còn là một điểm tựa vững chắc cho tinh thần và tư tưởng của người Nam bộ. Tất cả các tông phái Phật giáo dân gian ra đời tại Nam bộ cho dù có ít nhiều ảnh hưởng Nho hay Lão, nếu muốn khẳng định giá trị chân chính của mình, có sức thuyết phục cao với quần chúng đều phải lấy các chuẩn mực và cứu cánh của Phật giáo đề làm nền. Thí dụ như trường hợp các đạo Hiếu nghĩa của Bửu Sơn Kỳ Hương,hay giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo xem đạo Nhân (Nho giáo) là nấc thang đầu và đạo Phật là nấc thang cuối của quá trình tu tập của con người. Văn học Phật giáo trên vùng đất mới. Tính tới thời điểm nửa đầu thế kỷ XX, lịch sử khẩn hoang Nam bộ (lấy điểm mốc là 1698) mới chỉ hơn hai thế kỷ, nhưng trong hai thế kỷ đó, người khai phá đã phải cùng một lúc đảm đương rất nhiều sứ mệnh như khai khẩn, khai cơ, củng cố nền tảng văn hóa tinh thần, rồi lại làm trách nhiệm giữ nước, bảo vệ dân tộc và nền văn hóa dân tộc. Trong một hoàn cảnh như thế, khó có thể hình dung được sự tồn tại của một dòng văn học Phật giáo đúng nghĩa như trường hợp của thơ Thiền Lý-Trần, một mảng văn học tôn giáo được hình thành trong một điều kiện vô cùng thuận lợi ( Đạo Phật được coi như quốc giáo, kéo dài suốt hai triều đại từ đầu thế kỷ XI đến gần cuối thế kỷ XIV). Tuy nhiên, qua bước đầu thâm nhập các tư liệu và các công trình nghiên cứu đã xuất hiện, thực tế là đã có tồn tại một dòng văn học Phật giáo đúng nghĩa ở Nam bộ với hai nhánh, tạm gọi là dòng văn học Phật giáo chịu ảnh hưởng Thiền tông và dòng văn học Phật giáo bình dân chịu ảnh hưởng Tịnh độ tông. Dòng văn học chịu ảnh hưởng thiền tông chủ yếu do các cao tăng, thiền sư, trí thức sáng tác. Đó là những bài kệ, thơ của các thiền sư nói lên những sở đắc của mình về Phật pháp, còn gọi là thơ thiền, thiền lý hoặc thiền ý. Tuy số bài thơ Thiền này chưa được chú ý sưu tầm nhiều,nhưng chắc chắn rằng nó có tồn tại không phải là ít trong các thư tịch về các Tổ của các chùa, nhất là các chùa có lịch sử lâu đời. Đó là những bài kệ, thơ có thể là khá nhiều của các thiền sư, các tổ viết. Thí dụ như một bài thơ thiền lý viết bằng thất ngôn bát cú Đường luật ( trích từ sách trên không ghi rõ tác giả) =ược trích từ công trình Lịch sử tổ đình Giác Lâm của thiền sư Huệ Chí : Kiếp người thành trụ hoại rồi không Đeo đẳng sao cho vượt khỏi vòng Chay lạt tinh thiền vui giải thoát Ấp yêu xúc cảm rối bòng bong Vô duyên sẩy bước triền miên kiếp Hữu hạnh bền công dứt tuyệt vòng Thừa kế đạo từ ngàn vạn cách Phân thân biến thể để hòa đồng Hoặc có thể là những tác phẩm do các nhà nho, quần chúng trí thức mộ đạo sáng tác. Chẳng hạn như danh sĩ Trịnh Hoài Đức nhân dịp gặp lại bạn cố tri là thiền sư Viên Quang Tổ Tông có viết một bài thơ ngũ ngôn dài 22 câu mà bốn câu cuối cho thấy đây là một bài thơ Thiền ý mà tác giả là một người thâm hiểu Phật pháp: Nhìn xưa như giấc mộng Tâm cùng tâm tương nghị Chuyện xưa nói sao cùng Đại đạo vốn như thị Ngoài ra, còn có những bài kệ ghi trên tháp của các tổ mà có thể chưa ghi nhận được hết. Thí dụ như bài kệ ghi trên tháp của hòa thượng Minh Khiêm Hoằng Ân tại chùa Giác Lâm cũng mang dạng thức của ngôn ngữ Thiền và công án thiền: Gốc nặng tay thường vỗ Gái đá biết nấu trà Thiện tài tham khắp xứ Đậu đen mầm chưa ra Mây tan trăng vằng vặc Xuân đến cây nở hoa – Trong công trình Thiền sư Việt Nam của Hoà Thượng Thích Thanh Từ, phần thiền sư Nam bộ (do Nguyễn Hiền Đức viết) có nhắc tới Hứa sử vãn truyện (được ghi rõ là tập truyện thơ do thiền sư Toàn Nhật Quang Đài san định lại, bản gỗ khắc in hiện còn lưu giữ tại chùa Giác Viên). – Ngoài ra còn các bài thơ vịnh cảnh chùa,ca ngợi công đức các danh tăng chắc chắn là không ít. Như bài thơ tả cảnh chùa Khánh Long như sau : Tiêu sơ cây núi bóng tà dương Khe suối đi qua viếng đạo trường Không khói đun trà hạc trong ổ Mến thay thiền vị thật thanh lương. – Không thể không tính đến các câu đối được khắc trên các công trình kiến trúc ở các chùa thể hiện rất sinh động cách tiếp nhận Phật pháp của người – Như thực như hư, bóng trúc quét thềm bụi chẳng động Thị không như sắc, trăng xuyên đáy bể nước không xao Thì một câu khác cho thấy dấu ấn của lịch sử trong tinh thần Phật giáo ở – Đức Phật trùm khắp trời Giúp khai mở đất Việt, ba mươi triệu đồng bào cùng lên thuyền từ. Câu đối trên vừa có ý tưởng của Phật giáo vừa có ngôn ngữ mang phong cách và tư tưởng của văn học yêu nước- minh tân Nói chung, mảng văn học Phật giáo chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền tông tại Nam bộ bắt đầu từ thời mở đất vẫn là một giá trị lớn chưa được khai phá hết, chắc chắn còn tồn tại tản mạn từ nhiều nguồn như các thư tịch về các Tổ, các chùa cổ, tủ sách tư nhân…Mảng văn học này cần được quan tâm tiếp cận và nghiên cứu để có thể làm phong phú hơn nền văn học Thiền Việt Nam. Văn học Phật giáo dòng bình dân chịu ảnh hưởng Tịnh độ tông. Tiếp cận với các công trình sưu tầm, biên khảo của các nhà nghiên cứu và tổ chức tôn giáo, có thể bước đầu rút ra một vài nhận xét về mảng văn học này như sau : – Đây là mảng văn học gắn bó chặt chẽ với hiện thực lịch sử, xã hội – Đây là mảng văn chương chủ yếu chọn hình thức văn vần và các thể loại thơ ca dân gian và ngôn ngữ dân gian – Đây là mảng văn chương đã chọn Tịnh độ tông với pháp môn niệm Phật làm cơ sở nền tảng tư tưởng, rất thích hợp cho việc quảng bá tinh thần giải thoát của đạo Phật cho quảng đại quần chúng trong thời kỳ lịch sử rối ren. Nó còn phải chấp nhận một số ảnh hưởng từ Nho và Lão để không đối lập với văn hóa tam giáo Việt – Mảng văn chương này gồm nhiều Sấm truyền, Sấm giảng ( tên gọi dân gian với những tác phẩm văn vần thường được lưu hành rộng rãi trong dân gian vừa có nội dung giáo hoá, khuyến thiện vừa có ẩn chứa nội dung tiên tri tương lai mà dân gian gọi là “tiết lộ huyền cơ”, “thiên cơ”), hay gọi gọn hơn là giảng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, của người sáng lập Phật giáo Hoà Hảo là Huỳnh giáo chủ, và của các ông đạo. Bên cạnh đó là không ít thơ ca giáo huấn, thơ có cảm hứng tôn giáo chủ yếu làm bằng thơ lục bát, thơ Đường luật…của các vị trên để lại cùng với nhiều người làm thơ khác dưới hình thức xướng họa rất nhiều. Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu, mảng văn chương này còn một số tác phẩm khác như quyển Đồ thư ghi chép lại chuyện biến thiên của đất nước của ông đạo Ngô Lợi, Ký thuật về Đức Cố Quản của tác giả Vương Thông. Vài nét về các Sấm truyền, Sấm giảng Cho những năm cuối của nửa đầu thế kỷ XX, ở – Sự xác định rõ ràng động cơ của sự xuất hiện sấm truyền chính là lòng thương xót tình cảnh chúng sinh, đồng bào trong những mối hiểm nguy của lịch sử trong chiến tranh thực dân : – Ngồi khùng trí đoái nhìn cuộc thế Thấy dân mang sưu thuế mà thương Chẳng qua là Nam Việt vô vương Nên tai ách xảy ra thảm thiết…(Sấm Hoà Hảo) Và nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đó là những đau khổ của thời Hạ Nguơn : Liếc xem thuyền bá bơ vơ Sóng khơi bể thẳm mịt mờ sông mê Bớ ai ăn ở vụng về Không lo lửa nước nhiều bề chông gai… (Sấm Phật thầy Tây An) Hay : – Thấy đời ly loạn bất an Khắp nơi trong nước nhộn nhàng đao binh Kẻ thời phụ nghĩa bố kình Người thời trung hiếu chẳng gìn vẹn hai. (Sấm Hoà Hảo) – Chốn hồng trần nhiều nỗi thảm thương Làm sao cứu những người hung ác Khắp thế giới cửa nhà tan nát Cùng xóm làng thưa thớt quạnh hiu…(Sấm Hoà Hảo) – Mục đích của các Sấm truyền trước hết đều muốn giáo dục con người thế tục biết tu thân theo khuôn mẫu lý tưởng từ Nho giáo : – Tu hiền hiếu nghĩa đôi bên Tu cang tu kỷ gắng bền hiếu trung (Sấm Phật Thầy Tây An) – Hiếu trung hai chữ phụng thờ Lâm tòng dưỡng tánh đặng nhờ tấm thân (Giảng tà Lơn) Sau đó sẽ tiến tới sự hài hoà giữa nhiệm vụ thế tục và đời sống tâm linh: Niệm Phật thì phải chí tình Ơn cha nghĩa mẹ giữ mình cân phân Niệm Phật phải giữ Tứ ân Ơn nhà nợ nước xử phân trọn nghì ( Sấm giảng người đời) Không dừng lại ở các lý tưởng thế tục, mục đích cao nhất mà các Sấm truyền muốn đạt tới chính là mang lại cứu cánh giải thoát cho con người, trước hết là nhờ lực từ bi gia hộ : Nhiệm mầu thuyền đạo Thích Ca Quan Âm cứu khổ, Di Đà độ sanh (Sấm Phật Thầy Tây An) Và sau đó chính là nhận thức vận động tự thân của con người theo lý tưởng Tịnh độ : – Tu tánh, tu hạnh, nết na Tu câu lục tự di đà đừng quên Lầm thầm miệng niệm Di Đà – Khiến người trở lại thảo gia của người ( Sấm giảng người đời) – Môn Tịnh Độ là phương cứu cánh Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa…. – Ao sen báu Tây phương đua nở Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm…… – Cõi Tịnh độ lắm điều thanh nhã Khổ, buồn rầu, lo sợ chẳng còn (Sấm Hoà Hảo) Ngoài ra, trong xu hướng dẫn dắt con người trên con đường giải thoát, các Sấm truyền cũng tích cực nhắc nhở những căn bản tu tập quan trọng nhất của đạo Phật như Ngũ giới, Bát chánh đạo… – Đua nhau rượu thịt nghinh ngang Chửi cha mắng mẹ nhiều đàng ngược xuôi …Sát sanh hại vật ăn chơi Gian phu dâm phụ nhiều lời trớ trinh (Sấm Phật Thầy Tây An) – Kinh với sấm chúng dân thường thấy Chữ Bát chánh rõ ràng trong giấy (Sấm Hoà Hảo) Như vậy, các Sấm truyền thuộc về loại văn học giáo huấn và giải thoát, một hiện tượng không xa lạ gì trong văn học nhân loại với nhiều tôn giáo khác nhau. Các sấm truyền ở Nam bộ chính là hình thức dân gian của các lý thuyết tôn giáo được quảng bá bằng phương tiện thơ ca. Ngoài ra, sấm truyền còn có sức thu hút bởi những câu thơ tiên tri được hé lộ dưới nhiều hình thức như ẩn dụ, nói lái, nói ngược, xuôi để ra ẩn ý…mà quần chúng rất kính ngưỡng. Phương thức thể hiện của các sấm truyền cũng đa dạng. Sơ bộ, ta thấy có các hình thức lục bát, song thất lục bát, thơ bảy chữ. Riêng thể lục bát được dùng trong các sấm truyền khá đặc biệt với cách biến thể đôi chút ở âm luật và vần điệu rất phổ biến như : – Nhắc ra tâm trí bồi hồi Khó đứng khôn ngồi / thương xót bá gia (Sấm Hoà Hảo) Lọc lừa thì đặng nước trong Ma Phật trong lòng/lựa phải tìm đâu. (Sấm Phật Thầy Tây An) – Xin trong anh chị đừng phiền – Đồng bạc đồng tiền là thứ phi ân Muốn sau dựa được các lân Hãy nên trau sửa hiền nhân mới là…(Sấm Hoà Hảo) Với lợi thế ổn định của các thể thơ dân gian, các sấm truyền thường đạt được yêu cầu cao về âm điệu nhiều nhạc tính thích hợp với thị hiếu thưởng ngọan nghệ thuật qua hình thức ngâm nga diễn xướng của quần chúng Vài nét về bộ phận thơ ca Thơ ca chịu ảnh hưởng Phật giáo dân gian là một hiện tượng độc đáo không thể bỏ qua trong mảng văn học Dưới dạng thơ cảm tác, rất nhiều thơ xướng họa, vịnh cảnh, vịnh vật…thơ ca chịu ảnh hưởng Phât giáo dân gian ở – Hướng về mục tiêu giáo huấn, giảng giải đạo lý cho quần chúng là nội dung lớn của mảng thơ ca này. Sau đây là vài bài tiêu biểu : …Dạy đời hằng giữ câu vi thiện Tưởng đạo vui theo dạ chí thành Cửa Phật trau giồi công đức lớn Ngâm tầm mùi đạo rất tinh minh (Tương truyền của Phật thầy Tây An đọc cho đệ tử viết lại ). Hay bài thơ sau đây : Vui mừng gặp chốn hiền lương Dốc lòng mở cửa Phật đường độ dân Làng Nhân Nghĩa để chân đến chốn Thấy dương trần trà trộn tà tâm Oai thần đem đạo huyền thâm Nhiệm mầu phổ độ âm thầm ai hay… Hay: Bước qua năm mới, mới mừng à Khuyến khích dân tầm đạo Thích ca Tự giác, giác tha ta phải nói Hỡi người dương thế bớt xa hoa – Bày tỏ nỗi cảm hoài với thế đạo, với dân tộc hay tính nhập thế của thơ ca tôn giáo cũng là một nét đáng kể. Đạo pháp gắn liền với dân tộc là nét chung của nhiều bài thơ có nội dung này. Chẳng hạn như : Đâu là ái quốc với yêu đời Phổ cứu cho rồi mới thảnh thơi Hay những bài thơ bày tỏ trực tiếp nỗi lòng trước tình cảnh vong quốc : Mì kia gốc phải nước mình không? Nghe thấy rao mì cũng động lòng Chiếc bánh não nùng mùi khách lạ Bát cơm đau đớn máu cha ông Văn minh những vỏ trưng ba mặt Thấm thía tim gan ứa mấy dòng Nhớ lại bảy mươi năm trở ngược Say mì lắm kẻ bán non sông Ngoài ra, tính nhập thế cao độ còn thể hiện trong bài thơ Khuyến nông ra đời vào năm Ất Dậu 1945 khi cả miền Bắc đang lâm vào nạn đói: Cũng bởi tại Tây di bày kế Phá hoại nền kinh tế nước ta Làm cho điên đảo sơn hà Làm cho điêu đứng con nhà Lạc Long …Muốn cứu khỏi tai nàn của nước No dạ dày là chước đầu tiên Mà còn cung cấp cho miền Bắc, Trung…. Ngoài ra còn một số bài thơ bày tỏ quan niệm về tính chất vị nhân sinh của nền thơ ca chân chính, mà nổi tiếng nhất là bài thơ Tặng thi sĩ Việt Châu (một nhà thơ mới có tiếng về thơ lãng mạn lúc bấy giờ) …Quen thói viết thơ sầu thơ cảm Không dìu dân hắc ám qua truông Ngâm nga giọng quá u buồn Làm cho độc giả quay cuồng mê ly Theo dõi gót từ bi mấy bữa Phàm tâm kia đã rửa hay chăng Đương cơn sóng dậy đất bằng Thi nhân đứng ngó để tăng sĩ làm… (Các bài thơ trên đều của Huỳnh Giáo Chủ) Trong mảng thơ ca này, ta cũng lại thấy sự hiện diện của các thể thơ truyền thống Việt Nam như Lục bát, Song thất lục bát, thất ngôn…Tuy nhiên, đây là những bài thơ chủ yếu để thể hiện sở đắc về Phật pháp, bày tỏ tinh thần, ý chí, nỗi lòng…chứ không phải để ngâm nga diễn xướng nên còn hiện diện thêm thể thơ Đường luật , thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt. Ngoại lệ, còn có vài bài viết theo kiểu thơ bảy chữ hiện đại. Tính nhập thế cao đã làm nên nét gần gũi giữa thơ ca tôn giáo với thơ ca yêu nước tại
Tài liệu tham khảo: 1. Thiền sư Việt 2. Thất Sơn mầu nhiệm, Nguyễn Văn Hầu, Từ Tâm xuất bản, 1972 3. Sấm truyền Đức Phật thầy Tây An, Nguyễn Văn Hầu phiên âm, chú thích. Ban quản tự Tòng Sơn cổ tự, Ban chẩn tế giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản 1973. 4. Sấm giảng thi văn giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ, Phật giáo Hòa Hảo, không ghi năm xuất bản. 5. Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian 6. Lịch sử Việt |
Cập nhật ( 06/07/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com