PHẬT GIÁO THỜI QUỐC CHÚA NGUYỄN PHÚC * Tôn Châu Quân Chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi vào ngày 7-2-1675, và được xưng tụng là Quốc chúa hay Minh Vương. Là người rất mộ đạo Phật, chúa có pháp hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân hay Hưng Long Cư Sĩ. Từ khi chúa vào trấn đất Thuận Hóa thì miền Nam được mở mang về mọi phương diện. Từ đó, hơn 200 năm, họ Nguyễn đối với Phật giáo hết lòng sùng bái. Sữ cũ kể lại rằng, năm Ất Tỵ (1665), có một vị sư người Trung Quốc là Thọ Tôn Hòa thượng, húy là Nguyên Triều, ban đầu trú ngụ ở Phủ Quy Ninh (Bình Định) lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa Lập chùa Quốc Ân để tiếp tục hoằng pháp. Sau ngài theo thời yêu cầu của chúa Nguyễn Phúc Trăn (Nguyễn Phúc Thái) trở về lại Trung Quốc để mời các danh tăng Trung Quốc sang truyền đạo. Ngài về Quảng Đông mời được Thạch Liêm Hòa thượng (tức Hòa Thượng Thích Đại Sán) và rất nhiều danh tân khác. Khi ngài trở lại cùng trọng thị. Ngài viên tịch dưới thời Bảo Thái nhà Lê và được chúa Nguyễn Phúc Chu ban thụy hiệu là Hạnh Đoan Thiền Sư; chúa có làm bài thơ khắc vào bia đá để tán dương công đức của ngài. Thực ra, mặc dù dưới thời Quốc chúa, Phật giáo có phát triển nhiều, nhưng trước đó, vì không có cương lĩnh và không có nhiều vị sư quảng bác xứng đáng để lãnh đạo. Chính vì thế mà chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho người dâng thư xin mời Hòa thượng Thạch Liêm đến hai lần. trong thời gian lưu tại xứ Đàng trong, ngoài việc cố vấn cho chúa về lĩnh vực trị nước, Hòa thượng đã giúp đỡ nội phủ rất nhiều trong việc trùng hưng lại đạo Phật. Trong cuốn Hải ngoại ký tự. Hòa thượng đã viết: “Lão tăng từ phương xa đến, được Quốc vương cung kính, thân như cốt nhục… Vả lại thần dân trong nước thảy đều quy y Tam bảo, thực là một quốc gia ưa muốn làm lành, rất hiếm có (Hải ngoại ký sự, sđd, tr.50) Ngày 1 tháng 4, tổ chức lễ truyền Sa di giới, Quốc chúa mở đàn chay dâng lễ và mời Hòa thượng Đại Sán thượng đàn thuyết pháp. Sang ngày lễ Phật đản (mồng 8 tháng 4), Quốc chúa khai đàn ở Nội viện, có quốc mẫu, công chúa, hậu cung, quyến thuộc… đồng thọ Bồ tát giới. Tiếp đó, ngày mồng 9 tháng 4, Hòa thượng xuất tăng nhân hai hàng, thi lãnh hơn 1.400 tân giới đệ tử, mặc cà sa, cầm bình bát, cử hành lễ cổ Phật khất thực và tạ ơn Quốc chúa đã thành tựu công đức, kế đó chúa cho mời hai tăng nhân váo cúng chay, dải trà nhóm tân giới đệ tử và ban thêm 300 quan tiền, 100 thạch gạo sai lính gánh đến chùa Thiền Lâm, lại dem tất cả giới điệp có đóng ấn triện của vua ban cấp cho tăng nhân và những người đã tham gia đại lễ trai đàn. Đến ngày 14 tháng 4, chúa mời 10 đệ tự của Hòa thượng Thích Đaị sán mở một kỳ xám tụng Đại bi đà la ni. Trước đó, chúa có tham vấn ý kiến của Hòa thượng là những việc cần nên làm. Hòa thượng đáp rằng: “Việc trai giới chẳng phải chỉ để giữ cho sạch miệng, sạch mình, sạch tư tượng mà thôi. Việc trai giới của nhà vua, cần phải đem việc quốc gia trên giới thanh lý chỉnh tề, không một người nào chưa được yên sở, không một việc nào chưa được thỏa đáng, như thế mới gọi là viên mãn. Nay trước hết, nên thanh lý oan ngục, tha tù bị giam cầm, chẩn cấp kẻ ngèo thiếu, khởi dụng kẻ yêm trệ, bãi bỏ điều cấm nghiêm khắc, thương xót kẻ buông bán, thi ân cho thợ thầy. Nói tóm lại, nên đem tất cả các việc giúp người lợi vật, châm chước cử hành. Đến như nghi lễ đàn trường, tăng chúng y bát, vật dụng hương hao… sẽ kê đơn chế biện…” (Hải Ngoại ký sự, sđd, tr.97) Theo gợi ý của Hòa thượng, chúa cho đại trùng tu chùa Thiền Lâm ở gần phủ Dương Xuân là cung điện mùa đông của chúa. Thiền Lâm từ một cái cóc ba gian lợp bạch ma, trở thành một tòa phương trượng với 5 gian gồm 32 cột, bốn mặt đều có hành lang. Năm 1710, chúa cho đúc Đại Hồng Chung tại chùa Thiên Mụ. Đồng thời chúa làm một bài minh khắc vào chuông đồng để nói lên tâm nguyện của mình: “Chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Động thượng chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc chuông lớn này nặng 3285 cân, để vào chùa Thiên Mụ, cúng Tam Bảo lâu dài. Nguyện cầu gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân an, chúng sanh trong pháp giới đều được vẹn toàn trí tuệ”. Một tấm bia đá kể lại sự tích của ngài Hòa thượng Thạch Liêm cũng được chúa cho dựng lên ở bên hữu chùa: Trời nam một giải non sông Đây là Việt Quốc hưng long đời đời Dựng ngôi Bũa Sát lâu dài Thiền quang tỏ rạng mặt trời chiếu lâm Dưới khe nước chảy âm thầm Tánh ta trong trẻo êm đềm khác đâu Quốc gia yên vững bền lâu Trong ngoài bốn cõi một bầu thanh thanh Vô vi đức hóa dồi dào Một nhà Nho Thích ra vào hoan hân Khắc ghi thắng cảnh đôi vần Nhân dân quả quả chuyển vần chẳng sai Dựng bia tiêu biểu nơi đây Giữ tâm thành chánh chẳng thay đổi nào…” (Bản dịch trong Hải Ngoại ký sự, sđd, tr.184). Năm 1714, chúa cho mua hơn một ngàn quyền kinh Luật, Luận và đại trùng tu ngôi chùa này. Đánh dấu sự kiện quan trọng đó, chúa làm văn bia, mở đại trai đàn và phát chẩn cho người nghèo xuốt cả tháng. Vua Chiêm là Kế Bà Tử cùng hoàng gia Chiêm củng được mời dự. Năm 1715, chúa lại cho trùng tu chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch. Năm 1721, lập chùa Giác Hoàng… Chưa bao giờ Phật giáo Đàng Trong được lưu tâm hộ trì đến thế. Cuối đời chúa Nguyễn Phúc Chu cuộc Tài Liệu Tham Khảo: – Hải ngoại kỷ sự, Thích Đại Sán, Viện Đại học Huế, 1963./ |
Cập nhật ( 05/11/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com