PHẬT GIÁO LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC * Thích Thiện Duyên Trưởng BĐD Phật giáo Tân Uyên Ở Việt Sau thời Hùng Vương, đất nước ta rơi vào thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc. Hai Bà Trưng (40-43 TL) là hai vị nữ tướng, với sự giúp sức của sư bà Thiều Hoa, khởi đầu cho thời kỳ phục quốc. Đến anh em bà Triệu Thị Trinh với Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa (248 TL) cũng lấy màu vàng của nhà Phật làm màu cờ chính nghĩa chiêu mộ lòng dân. Cho đến Lý Phật Tử (544-602), ngay tên gọi này cũng cho thấy tinh thần Phật giáo có mặt trong đời Tiền Lý. Trải đến các đời: Mai Thúc Loan – Phùng Hưng – Kiều Công Tiển – Khúc Thừa Dụ – Dương Diên Nghệ – Ngô Quyền… bấy giờ không thiếu bóng dáng các vị thiền sư “hộ quốc an dân” như: Pháp Hiền, Thanh Biện, La Quí An, Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong… Nhưng mãi đến thời nhà Đinh (968 – 979), với sự “Khuông phò nước Việt” của Khuông Việt Đai sư – một tôn hiệu cao quý mà vua Đinh Tiên Hoàng xưng tụng Thiền sư Ngô Chân Lưu. Vị Tăng thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, dân tộc Việt mới giành lại được giang san, bờ cõi, mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Tiếp đến thời Tiền Lê, với Thiền sư Pháp Thuận, từng làm người lái đò tiếp sứ giả Trung Hoa, vua Lê Đại Hành hỏi vận nước và vận mạng của triều đình dài ngắn thế nào, Sư đáp bằng bài thơ tứ tuyệt nổi tiếng: Quốc tộ như đằng lạc Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh… Đến thời nhà Lý, với những chiến công hào hùng “phá Tống bình Chiêm” của Lý Thường Kiệt, đất nước ta mới thật sự huy hòang, hiển hách trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ của dân tộc. Trong thành công đó, có bóng dáng của Thiền sư Vạn Hạnh với câu thơ tán thán: Chống gậy trúc nhà chùa Giữ chủ quyền quốc gia độc lập Trong bài thơ truy tán của vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127): Vạn Hạnh dung tam tế Chân phù cổ sấm cơ Hương quan danh Cổ Pháp, Trụ tích trấn vương kỳ Sư Vạn hạnh, ngoài danh nghĩa Thiền sư lỗi lạc của triều Lý còn được đời biết đến như một nhà phong thuỷ, dịch lý thời danh. Trong quyển Việt Nam Phật giáo Sử luận, Nguyễn Lang ghi: “Về phong thuỷ học, các Thiền sư Định Không (730-808), La Quý An (852-936), và Vạn Hạnh (?-1068) đều là những người nổi tiếng. Ta có nhiều lý do để tin rằng thiền sư Vạn Hạnh, thầy của Lý Công Uẩn là người đã thuyết phục vua dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long trong ý nguyện bảo vệ cho nền độc lập lâu dài…”. Hình ảnh của quốc sư Vạn Hạnh là hình ảnh tiêu biểu nhất về những gì mà Phật giáo Việt Nam và một tu sĩ Phật Giáo Việt Nam có thể đóng góp cho dân tộc Việt Nam. Đến đời nhà Trần, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… và các chư tướng đều là những vị Phật tử rất thuần thành và thâm hiểu Phật pháp, Vua Trần Nhân Tông, vị Tổ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, sau khi bình xong giặc Nguyên – Mông (1258 – 1288) vua tìm lên núi Yên Tử ra mắt Quốc sư Phù Vân để học đạo, khi non sông đã vững vàng trước họa xâm lăng. Đúng là: Đất nước hai phen mòn ngựa đá Non sông muôn thưở vững âu vàng… Sự đồng hành giữa Phật Giáo và dân tộc Việt Bao nhiêu thăng trầm lịch sử như trên đã thấy vẫn chưa khép lại đoạn đường gian truân của nước Việt Sau những ngày nội chiến phân chia đất nước ở thời đại vua Lê chúa Trịnh. Tháng 8 năm 1858. Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho pháp. Tiếp đó, Nhật Bản tấn công Đông Dương vào năm 1940 và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để cho Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương Chính quyền thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi nhật Bản tấn công toàn bộ Đông Dương. Năm 1955. Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Trong thời kỳ này, mỗi ngôi chùa, mỗi vị tăng sĩ đều thể hiện tinh thần bảo vệ Tổ quốc của một công dân yêu nước. Rất nhiều những tăng sĩ Phật tử đã hi sinh để giữ vững nước nhà. Tiêu biểu nhất là ngọn đuốc của Hòa thượng Quảng Đức và tấm gương sáng của Ni trưởng Huỳnh Liên. Năm 1960, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách kỳ thị và đàn áp Phật Giáo. Cao điểm là năm 1963, những chính sách bất hợp lý về tôn giáo đã dẫn tới mâu thuẫn trầm trọng giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với Phật Giáo Việt Ni trưởng Huỳnh Liên cùng các chư Ni là một tấm gương rạng ngời của Ni giới đất Việt. Trước nỗi đau chung của dân tộc, không thể bàng quan tọa thị, an trú thiền môn, Ni trưởng lãnh đạo hàng Ni giới vào gông xiềng để bẻ gãy xiềng gông, vào ngục tra tù để phá án tan tù ngục. Ni trưởng đã liên lạc Ni giới trực tiếp tham gia các phong trào đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng và các quyền dân sinh, dân chủ của Phật giáo, của sinh viên học sinh và nhân dân Sài Gòn- Gia Định. Các phong trào này đã ảnh hưởng sâu rộng đến các tỉnh miền trung: thừa Thiên Huế, Quãng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Gia Lai-Kontum… và các miền Nam như Cần Thơ, Sa Đéc, Sóc Tẳng, Biên Hòa, Bình Dương… Ni trưởng còn tham gia thành lập và giữ vai trò cố vấn cho phong trào phụ nữ đòi quyền sống, được ra mắt tại chùa Ấn Quang ngày 2 tháng 8 năm 1971. Các năm tiếp sau, Ni trưởng tiếp tục tham gia cùng lãnh đạo thành lập Mặt trận Nhân dân tranh thủ dân chủ hòa bình do cụ Đặng Văn Ký làm chủ tịch. Ni trưởng liên tiếp tổ chức thành công các cuộc lễ “Xuống tóc vì hòa bình” (18-10-1970); biểu tình chống Mỹ và Ngụy quyền (25- 10-1970) mít tinh ra tuyên ngôn 10 điểm về hòa bình của Mặt trận nhân dân tranh thủ dân chủ hòa bình (7-11-1970), triển khai thành lập chi nhánh phong trào phụ nữ đòi quyền sống tại Cần thơ, Trà Vinh (22-11-1970)… những công cuộc mà Ni trưởng hòa mình vào dân tộc là rất nhiều. Nhờ đức bi trí dũng tràn đầy, tinh thần kiên trì, vô úy và vong kỷ lợi tha nên Ni trưởng vẫn hăng say thực hành hạnh Bồ tát nghịch cho đến ngày miền Đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất nhưng dân tộc ta vẫn chưa vơi cảnh, nỗi lòng bồ tát vẫn ưu tư. Do vậy, Ni trưởng và quí chư Ni, vẫn tiếp tục nhiệt tình hưởng ứng và tích cực vận động chư Ni, Phật tử nỗ lực đóng góp sức người, sức của để thực hiện tốt, phúc lợi xã hội và tuyến đầu Tổ quốc, đoàn kết tương tợ người già và thiếu niên tàn tật… bằng hành động cụ thể là đi viếng thăm, an ủi, tặng quà… để dân mình sống vui hơn trong đói khổ bằng tình đoàn kết. Như thế, chúng ta thấy rằng những trang sử Việt luôn đi đôi cùng Phật giáo từ lâu đời và đó là những trang sử hào hùng nhất. Từ khi có mặt trên đất Việt, đấn nay đã ngót hai mươi thế kỷ chưa bao giờ đi ngược lại lợi ích dân tộc. Phật giáo Việt Với một lịch sử như vậy, chúng ta hẳn không lấy làm lạ khi thấy tinh thần Phật giáo thể hiên sâu đậm trọng mọi bộ môn của nền văn hóa Việt Nam như văn chương, thi ca bác học cũng như bình dân, trong nghệ thuận, kiến trúc, điêu khắc… Phật giáo đã gắn bó theo từng nhịp thăng trầm của dân tộc. Dù ở hoàn cảnh nào của lịch sử, sứ mệnh của Phật giáo luôn vẫn là sứ mệnh cứu khổ, phò nguy dân tộc, như lời dạy của đức Phật “Hãy sống vì hạnh phúc của nhân sinh” và “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Ngày nay cũng thế, tinh thần vì nước vì dân và đoàn kết dân tộc của Phật giáo vẫn không có gì thay đổi, mái chùa luôn là nơi che chở bình an đối với mọi người. Việt Như vậy, mặc dù đất nước đã hòa bình, nhưng sự khó khăn của người dân Việt vẫn còn đó. Thiên tai đã khiến cho cảnh sống vốn đã khốn khổ lại càng khốn khổ hơn cho đồng bào ta. Do vậy, mái chùa lại trãi rộng tình thương của mình để bà con đến nương náu, đem vật cần dùng cứu trợ khắp nơi. Với ước nguyện mọi người luôn được sống trong cơm no, áo ấm, bình an và hạnh phúc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố bản hiến chương được tu chỉnh trong Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VI, nhiệm kỳ 2007 -2012, gồm có 10 chương, 52 điều mang tính pháp qui rất lớn. Đây là cơ sở quan trọng để Giáo hội thực hiện các chương trình hoạt động Phật sự theo phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ Nghĩa xã hội”. Hiến chương khẳng định vai trò, vị trí, mục đích lý tưởng phụng sự, tư cách đại diện của Giáo hội, phạm vi hoạt động, xác lập các nguyên tắc thống nhất Phật giáo cả nước của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiến chương còn thể hiện rõ sự hiện diện gắn bó của Phật giáo trong lòng dân tộc, khẳng định “Tính kế thừa lịch sử gần 2000 năm hoằng pháp độ sinh của Phật giáo Việt Nam mà Giáo hội Việt Nam là đỉnh cao của thời đại thống nhất Phật giáo cả nước”. Từ những giá trị đó, cho thấy sự lớn mạnh và tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo Việt Điểm sơ lược qua lại những sự kiện và nhân vật lịch sử điển hình, như Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội năm 2008 và tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội để từ đó thấy được rằng sự gắn kết giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam là vô cùng khắn khít, không ai có thể phủ nhận đều đó cả. Cho nên dù có nói hay không nói, dù thấy hay không thấy thì tình thân ái và đoàn kết giữa Phật giáo và dân tộc ta vẫn luôn hiện hữu mãi mãi, không gì có thể xóa đi tình thương yêu bất diệt ấy. Trên đây chỉ là đôi lời khiêm tốn nhân Hội thảo ngành Hoằng pháp Trung ương đăng cai tại Bình Dương. Mong Hội thảo được thành công viên mãn tại Bình Dương – nơi đất lành chim đậu: Bình dương cây ngọt trái lành Lòng người chan chứa lắm tình quê hương. Kính chúc chư tôn giáo phẩm, quý chư tôn thiền đức các tỉnh, thành cùng quý vị quan khách và đồng bào Phật tử thân tâm thường huệ, phước huệ miên trường… |
Cập nhật ( 18/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com