Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

23/06/2008

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Điều trước nhất xin được phép thưa rằng:  Phật giáo được sáng lập trên căn bản trí tuệ,  lấy trí tuệ làm nền tảng để giải thoát con người. Cũng vì vậy Phật giáo được xem là đáp số thích hợp và gần gũi với khoa học về  những quy luật tự nhiên của cuộc sống. Phật giáo chủ trương công bằng, con người có quy luật nhân quả (Dhamma niyama) tức là con người là chủ nhân của chính mình. Phật giáo cũng lại chủ trương xóa bỏ những nỗi lo sợ vu vơ về sự chết thường ám ảnh con người.

Phật giáo không phải là một tín ngưỡng có hệ thống, lấy đức tin và tôn sùng lễ bái làm cứu cánh. Phật giáo không trung thành với một thần linh hay siêu nhiên nào? Phật giáo khuyên con người tự phát triển khả năng và trí tuệ của chính mình. Phật giáo không tin tưởng ở một quyền lực cao siêu nào có thể quyết định được vận mệnh của con người.

Phật học không những thích hợp với khoa học mà còn bổ sung  những khiếm khuyết của khoa học”. Phật giáo mang tính chất thiết thực gần như khoa học. Phật giáo là bánh xe, chiếc xe hay cái bè, cái thuyền để chuyển tải con người thoát khỏi bể khổ luân hồi. Phật giáo và khoa học hỗ tương cho nhau. Vì vậy, Phật giáo không đòi hỏi nơi người Phật tử có một đức tin mù quáng. Phật giáo khuyến khích và chủ trương tự do bình đẳng, phù hợp với lý trí và  thời đại. Phật giáo độ sinh chứ không độ tử.

Phật giáo không đòi hỏi lòng tin mù quáng vào những giáo điều hay tín điều; trái lại, Phật giáo khuyến khích con người chứng nghiệm giáo lý qua trí tuệ suy xét và qua kinh nghiệm của chính bản thân mình. Nói một cách khác đó là “chánh kiến” (Sammaditthi). Đức Phật dạy: “Không nên tin những lời đồn đại”. Vì Phật giáo là một giáo lý thực tiễn, một phương tiện giải thoát mà theo danh từ Pali gọi là: “Dhamma”:”

Đức Phật còn dạy rằng : việc hoài nghi là quyền của con người. Người phật tử không làm nô lệ cho một cá nhân nào hay một quyển sách nào; không nên nhắm mắt tin càn về những điều mình còn hoài nghi. Phật giáo không phải là siêu hình. Phât giáo không phải là một chủ nghĩa độc đoán, độc thần hay hoài nghi. Phật giáo tin rằng con người có kiếp luân hồi.

Phật giáo là một nền giáo dục trí huệ, nhân bản vô lượng vô biên, căn cứ vào nguyên lý và hiện tượng của vũ trụ. Nền giáo dục mà đức Phật dẫn dắt và chỉ dạy cho chúng sinh hài hòa âm dương, sống khiêm tốn và suy nghĩ linh hoạt. Khuyên con người làm những điều phúc đức, tốt lành trong xã hội và trong đời sống cá nhân hàng ngày từ những việc nhỏ nhất cho đến việc lớn nhất, vĩ đại nhất, dựa trên phương diện thời gian, không gian và bao hàm cả quá khứ – hiện tại- và tương lai.  Nền giáo dục đó dạy chúng ta dùng trí tuệ để nhận xét sự việc làm chuẩn.

Phật Giáo là nền giáo dục của Phật Ðà, là nền giáo dục chí thiện viên mãn  đối với chúng sanh. Nội dung của nền giáo dục này bao gồm sự kiện và trí tuệ vô tận vô biên, so với nội dung quá trình Ðại Học hiện đại còn nhiều hơn. Về mặt thời gian nó nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Về mặt không gian, nó nói đến cuộc sống trước mắt của chúng ta, suy diễn đến cái thế giới vô tận. Cho nên, nó là giáo học, là giáo dục chẳng phải là tôn giáo. Nó là nền giáo dục giác ngộ vũ trụ nhân sinh. Học Phật là sự thụ hưởng tối cao của đời người.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng:

    “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.

      Chỉ có ta làm ta tránh được điều tội lỗi, chì có ta gội rửa cho ta.

      Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.

      Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.

Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi tìm sự thực là chân lý xuyên qua tu tập của người Phật tử chân chính dùng Trí Tuệ — Giới Hạnh – Chế Ngự  nhất là phải dùng tâm trí và cương quyết để thắng dục vọng. Từ vô minh dần dà làm nghiệp lực hao mòn dẫn đến tham dục.

Muốn thắng vô minh – dục vọng,chúng ta cần  phải luyện tập một cách công phu và thực hành đúng . Phương pháp đó không ngoài Phật pháp, bằng cách có một tư duy chân chính theo gương đức Thế Tôn, trải qua chặng đường giác ngộ với tinh thần tự lực và quyết tâm sống đạo đức, luôn luôn dùng trí tuệ để cân nhắc và  giải quyết mọi sự việc. Ngoài ra, người Phật tử phải có từ tâm (metta) và bao dung (karuna). Chính từ  tâm và lòng bao dung của đạo Phật là nền tảng của một xã hội tiến bộ, trong đó con người được đối xử bình đẳng với nhau, giải tỏa được nỗi khổ đau khắc khoải của đời người như những lời dạy của đức Phật trong “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka)  gồm cả tri thức- đạo đức và tinh thần. Chúng ta, những người xuất gia hay tại gia luôn luôn nhớ lời đức Phật dạy là ánh sáng, là đuốc soi đường để chúng ta hành trì. Có như thế mới là người con Phật giác ngộ.

Chúng ta còn có bổn phận làm theo lời đức Phật dạy là luôn làm công viêc bố thí, pháp thí, vô úy thí. Vì không có công đức nào lớn nhất và cũng không có công đức nào sánh bằng. Giảng kinh, thuyết pháp, viết bài, viết sách nói về Phật hay in kinh sách đem phân phát cho mọi người. Bố thí tiền bạc, vật dụng cho những người nghèo khó, túng quẫn, sa cơ lở bước …. là một hạnh phúc tuyệt vời.Việc làm nầy có giá trị và có lợi ích vô biên không có gì sánh bằng vì đó là hoài bão và tâm nguyện của chúng ta.

Những lời chỉ dạy của đức Phật tuy không đi sâu vào khoa học, triết học nhưng những luận lý cao siêu  về vũ trụ, xã hội, nhân sinh và con người Ngài đã đi trước các học giả và các nhà  khoa học hiện đại.

Tóm lại, có nhiều cách định nghĩa Phật giáo? Nhưng định nghĩa cách nào  chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì chúng sinh!”. Những lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm, nhưng đến ngày nay và hiện tại bây giờ, bước qua thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực thực dụng. Và những điều nầy đã được các nhà hiền triết và các nhà tri thức đếu phải công nhận đó là chân lý. Nói một cách khác Phật giáo là một chân lý trường tồn không có gì có thể đổi thay được./.

        Thích Đức Tĩnh

(Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )

 1- Descarte (1596-1650): Cần phải quan sát mọi hiện tượng trên nền tảng của sự hoài nghi.

2- Spinoza (1631-1677): Chấp nhận thực thể trường tồn.Vừa lập luận rằng tất cả những hiình thức tồn tại đều tạm bợ nhất thời.

3- Hume (1711-1776): Phân tích phần tâm linh của con người và kết luận rằngđó chỉ là những trạng thái luôn luôn biến chuyển.

Cập nhật ( 25/06/2008 )

Related Posts

fgd

Bạc Liêu: Phật giáo huyện Phước Long thành tựu xây dựng Tôn tượng Quán Thế Âm Bồ tát tại Trụ sở Ban Trị sự

1 tuần trước
0
Quang cảnh buổi họp mặt

Bạc Liêu: Phật giáo tỉnh hoan hỷ họp mặt Mừng Xuân Di Lặc 2023

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Dâng hương ước nguyện đầu năm

2 tuần trước
0
Sắc Xuân nơi cửa thiền

Bạc Liêu: Lắng nghe mùa Xuân về nơi thiền môn thanh tịnh

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Chùa Hoà Bình cũ rực rỡ đèn hoa trong Lễ Khánh thành Tháp Xá lợi Phật và Hồ sen Biểu tượng Dòng sông Ni Liên

3 tuần trước
0
ll

Bạc Liêu: Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu”

2 tháng trước
0
Next Post

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

Niềm tự hào to lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lễ rằm tháng giêng (Thích Giác Tâm)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vãn cảnh chùa ngày xuân

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

2 tháng trước
0
Chưa được phân loại

Chùa Long Phước thông báo Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 210

3 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 208

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 207

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo tổ chức Đêm Trung thu và trao 600 phần quà cho các cháu thiếu nhi

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan PL.2566 – DL.2022

6 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

02/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
11/1
2
12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
18
9
19
10
20
11
21
12
22
13
23
14
24
15
25
16
26
17
27
18
28
19
29
20
1/2
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.484
  • 3.422
  • 56.358

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Ngân hàng Vietcombank CN Bạc Liêu
  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu - Số tài khoản: 9999698898 - Sđt: 0983 891 191 (TT.Thích Giác Nghi)
  • Tên tài khoản: Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu - Số tài khoản: 1943883891

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học