PHÁT BIỂU CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT Tại cuộc hội thảo “30 năm thành lập GHPGVN, 15 năm hình thành và phát triển Phật giáo tỉnh Bạc Liêu”do Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu tổ chức vào ngày 9 tháng 12 năm 2011 tại chùa Long Phước, phường 5, TPBL * Danh Thánh Hiền PCT. UBMTTQ tỉnh Bạc Liêu Hôm nay, Tôi rất phấn khởi được Tỉnh hội Phật giáo mời tham dự cuộc hội thảo với chủ đề “30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), 15 năm hình thành và phát triển Phật giáo tỉnh Bạc Liêu (1997 – 2011)”. Trước hết, thay mặt Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tôi xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng gởi đến các đồng chí lãnh đạo, các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni, cư sỹ, các vị khách quý, các vị phật tử và toàn thể quý đại biểu tham dự hội thảo lời chào đại đoàn kết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ đầu công nguyên Phật giáo được du nhập vào Việt Nam, ngay từ buổi đầu Phật giáo đã được các bậc Tổ sư tiền bối tiếp nhận một cách có chọn lọc, dựa trên điều kiện cụ thể nước nhà để hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh, hình thành một đạo Phật đặc trưng của Việt Nam, gắn bó mật thiết trong lòng dân tộc, đồng cam cộng khổ cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử chống lại sự xâm lược của ngoại bang, chiến thắng thù trong, giặc ngoài bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc được trọn vẹn như ngày hôm nay. Trong thành quả chung đó, có sự góp phần đáng kể của chư vị tiền bối tăng ni, cư sỹ, phật tử của Phật giáo Việt Nam, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp to lớn của đạo Phật đối với dân tộc. Truyền thống của Phật giáo nước ta nói chung, Phật giáo tỉnh Bạc Liêu nói riêng đã có chiều dài lịch sử “Hộ quốc – An dân”, “Đồng hành cùng dân tộc” trãi qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, không lúc nào vắng bóng của Phật giáo trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xăm, cũng như trong kiến quốc, trong đó có sự hy sinh, đóng góp không nhỏ của những vị cao Tăng và Phật tử, nhiều chùa trong tỉnh là cơ sở hoạt động cách mạng, nuôi chứa cán bộ như: chùa Vĩnh Đức, chùa Long Phước (thành phố Bạc Liêu), chùa Hưng Thiện, Chùa Giác Hoa (huyện Vĩnh Lợi), chùa Cỏ Thum, chùa Dì Quán (huyện Hồng Dân)…, mà điển hình là Hòa thượng Thích Hiển Giác, là một trong những người đã cùng với lực lượng cách mạng trực tiếp đấu tranh giành chính quyền tỉnh Bạc Liêu về tay nhân dân trong ngày 30/4/1975 mà không đổ máu. Điều đó khẳng định rằng, Phật giáo Việt Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước nhà được hòa bình, độc lập và thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất “…là yếu tố hết sức mãnh liệt và bối cảnh vô cùng thuận lợi, là động lực để chư tôn giáo phẩm, tăng ni, phật tử các tổ chức giáo hội, hệ phái thực hiện nguyện vọng, tâm huyết thống nhất Phật giáo mà các thế hệ tiền bối đã dầy công tạo dựng…”. Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam được tiến hành từ ngày 04 – 07/ 11/ 1981 tại thủ đô Hà Nội đã thống nhất 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tròn 30 năm, trãi qua 6 nhiệm kỳ, là tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam hoạt động mọi phật sự theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Phật giáo nước ta, đáp ứng được tình cảm, nguyện vọng của tăng ni, phật tử để Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống “Hộ quốc – An dân”, “Đồng hành cùng dân tộc” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, hôm nay Ban Trị sự Phật giáo tỉnh trang trọng tổ chức cuộc hội thảo “30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 15 năm hình thành và phát triển Phật giáo tỉnh Bạc Liêu”. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất thiết thực nhằm khẳng định vai trò, vị trí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, tạo nên những móc son mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật giáo tỉnh nhà. Kính thưa các vị đại biểu và các vị khách quý ! Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định công tác tôn giáo và đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nên đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân, người có đạo và người không có đạo đều bình đẳng trước pháp luật. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976, sau khi thống nhất nước nhà, Đảng ta đã khẳng định: “Chính sách của Đảng về tôn giáo là: tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, để cùng nhau xây dựng đất nước”. Trong công cuộc đổi mới toàn diện để phát triển đất nước, lần đầu tiên Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo, Nghị quyết nêu rõ: “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành của Nhà nước cũng quy định rõ “công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…” Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua 15 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (1997 – 2011) Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt chính sách đối với các tôn giáo. Đặc biệt, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành có liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban trị sự lâm thời Phật giáo tỉnh tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ nhất vào ngày 13/5/2000, Đại hội đã hiệp thương suy cử ra Ban trị sự Phật giáo tỉnh với 37 thành viên có đủ thành phần cơ cấu các hệ phái Phật giáo trong tỉnh, Hòa thượng Thích Trí Đức được Đại hội suy cử vào Ban chứng minh, Hòa thượng Thích Huệ Hà được Đại hội suy cử làm Trưởng ban, thành công của Đại hội thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó của các hệ phái Phật giáo trong tỉnh đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ưu điểm lớn nhất của Phật giáo tỉnh Bạc Liêu là: trước âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, chúng đã và đang đánh phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” chúng đưa ra chiêu bài “Dân chủ – Nhân quyền” tạo ra nguyên cớ làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội ở nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mâu thuẩn giữa các tôn giáo, giữa những người có đạo và không có đạo… hòng gây khó khăn cho ta trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản đề xướng và lãnh đạo. Nhưng với tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” các vị giáo phẩm, tăng ni, phật tử trong tỉnh đã vững vàng tin tưởng vào sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng, sự điều hành quản lý của chính quyền, vai trò tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc…Phật giáo tỉnh nhà đã không để các thế lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng làm những điều phi pháp, các vị trong Phật giáo còn chân tình góp ý tham gia xây dựng chính quyền, động viên giáo dục tăng ni, phật tử các tự viện trong tỉnh yên tâm lo việc tu hành, làm tốt công tác phật sự, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” góp phần tích cực vào sự sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ và xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu đẹp, văn minh. Qua cuộc hội thảo này, tôi tin chắc rằng Phật giáo tỉnh nhà sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực, để xiển dương Phật pháp trong thời gian tới, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh mong muốn Phật giáo tỉnh nhà tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước của Phật giáo, đồng tâm hiệp lực tham gia thực hiện tốt một số nội dung như sau: Một là: Ban trị sự Phật giáo tỉnh cần quan tâm thường xuyên động viên, giáo dục tăng ni, phật tử các tự viện trong tỉnh nâng cao nhận thức và nhận thức một cách đúng đắn về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo trong tình hình mới, đây là điều kiện thuận lợi cho Phật giáo tỉnh nhà làm tốt mọi hoạt động phật sự, góp phần xây dựng quê hương đất nước, bởi vì đất nước có hòa bình, độc lập, thống nhất, dân được giàu, nước được mạnh thì Phật giáo có cơ duyên hoằng dương Phật pháp, tăng ni, phật tử tốt, trước tiên phải là công dân tốt, nếu trách nhiệm và nghĩa vụ công dân không làm tròn, không chấp hành thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, và địa phương thì không thể là một tăng ni, một phật tử tốt được và nếu như vậy thì không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hai là: Truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam nói chung, nói riêng là Phật giáo tỉnh Bạc Liêu, đã gắn liền với truyền thống đoàn kết yêu nước của dân tộc. Kế thừa truyền thống cao quý đó trong tình hình mới hiện nay, tăng ni, phật tử trong toàn tỉnh hãy tiếp tục hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đực Hồ Chí Minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị… Đặc biệt là góp phần thực hiện thắng lợi ngay từ những năm đầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Ba là: Ngay sau cuộc hội thảo này, Ban trị sự Phật giáo tỉnh cần chủ động tiến hành sớm một cách chặt chẽ, chu đáo về chuẩn bị văn kiện, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác… để tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ III, nhiệm kỳ 2012 – 2017, đúng theo tinh thần nội dung Thông tư số 316 ngày 23/8/2011 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trên cơ sở nội dung cuộc hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 15 năm hình thành và phát triển Phật giáo tỉnh Bạc Liêu, tôi mong rằng, Ban trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục phát huy tốt truyền thống của Phật giáo và vai trò là một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, sẽ hoàn thành tốt mọi hoạt động phật sự trong thời gian tới, góp phần có hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước và tỉnh nhà “vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sau cùng, thay mặt Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, tôi xin chúc quý vị giáo phẩm tăng ni, các vị cư sỹ, phật tử và các vị khách quý được nhiều sức khỏe, chúc cuộc hội thảo thành công tốt đẹp. |
Cập nhật ( 16/12/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com