PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ * Nhật Trí Tịnh độ là một Tông trong mười Tông phái của Phật giáo đại thừa. Đây là tông phái siêu việt với nhiều đặc thù viên đốn gọi là Đại thừa. Bỏi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên: bởi tông này lý-sự vẹn toàn, tóm thâu cả tiểu thừa giáo và đại thừa giáo, Đại thừa trung giáo và Đại thừa đốn giáo; Đốn vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà bàn về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập một đời có thể chứng được quả vị bất thối chuyển. Đây chính là điểm siêu xuất đặc thù của tông Tịnh độ.
Kinh A Di Đà được Đức Thế Tôn tuyên thuyết tại Tịnh Xá Kỳ Viên thuộc nước Xá Vệ nội dung giới thiệu vị Giáo Chủ và Y báo trang nghiêm cõi Cực lạc. Khuyên chúng sanh nguyện sinh về nước ấy, bằng phương pháp chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà đồng thời dẫn lời tán dương và ấn chứng của mười phương Chư Phật để làm tăng tiến niềm tin cho người niệm Phật. Ở núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá, Ngài tuyên thuyết Kinh Vô Lượng Thọ diễn tả quá trình tu hành Bồ tát Đạo của Tỳ Kheo Pháp Tạng là tiền thân của Phật A Di Đà, trong khi tu nhân đã đối trước Thế Tôn Tự Tại Vương Như Lai phát 48 đại nguyện thù thắng cao cả để trang nghiêm Phật độ, nhiếp hóa quần sanh. Kế đó nói về công đức tu hành trí tuệ thần biến ở cõi ấy, khiến chúng sanh kính ngưỡng phát nguyện quay về cõi Cực lạc. Tại Vương cung Tần Bà Sa La thuộc thành Vương Xá do sự thỉnh cầu của Hoàng hậu Vi Đề Hy, Ngài tuyên thuyết kinh Vô Lượng Thọ, chỉ bày 16 pháp quán cơ sở vãng sanh Tịnh độ. Sau này Bồ tát Thế Thân nương vào Kinh Vô Lượng Thọ soạn ra bộ Tịnh Độ Vãng Sanh Luận. Tán dương cảnh giới trang nghiêm thù thắng của Cực lạc và tuyên dương pháp tu ngũ niệm môn: “Lễ bái-Tán thán-Phát nguyện-Quán tưởng-Hồi hướng” làm nhân tố cầu vãng sanh. Ngoài ba bộ kinh và bộ luận trên, còn có nhiều bộ kinh luận khác như: pháp hoa, hoa nghiêm, bảo tích, đại trí độ, đại tỳ bà sa cũng đều tán thán đề cao tư tưởng cầu sanh Tịnh độ của Phật A Di Đà. Pháp mơn Tịnh độ còn gọi là pháp môn niệm Phật. Ý nghĩa niệm Phật là đem tâm thanh tịnh mà tưởng nhớ đến danh hiệu, công đức mầu nhiệm, thân tướng trang nghiêm của Chư Phật. Niệm là nhớ nghĩ buộc tâm vào một đối tượng chánh pháp; không rong rũi theo vọng trần, thượng đỉnh thượng giác hiện rõ trước mặt. Niệm Phật là quán tưởng danh hiệu Phật. Danh này bao trùm các công đức, trí tuệ, từ bi, hỷ xả của Đức Phật. Lấy danh hiệu làm đối tượng niệm, tâm thanh tịnh làm chủ thể niệm, thường trụ vào bản tánh bất diệt ấy sẽ đạt được cảnh giới an vui chân thật. Hành giả an trú vào câu Phật hiệu hay quán tưởng thân tướng trang nghiêm của Phật với tâm thanh tịnh sẽ thành một mầu nhiệm quét sạch vọng tưởng điên đảo, gợi dậy tự tánh Di Đà bên trong tâm của mỗi người. Từ đây vọng tưởng quét trừ, cảnh giới an vui thanh tịnh mầu nhiệm sẽ hiện lộ rõ cảnh Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy: “Chư Phật Như Lai là thân pháp giới vào trong tư tưởng chúng sanh, cho nên tâm các người nhớ nghĩ Phật thì tấm ấy là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, tâm ấy là tâm Phật, biến chánh tri của Phật từ noi tâm tưởng mà sinh, vì thế các ông phải nhớ nghĩ quán tưởng sâu sắc thân của Đức Phật.” Lập trường căn bản của Tông Tịnh độ được kiến lập trên nền tảng nhân quả, tức có tạo nhân nên mới hưởng quả. Điều này xác quyết nếu muốn về sau làm Thánh chúng nơi Cực lạc thì hôm nay hành giả phải có tư cách của bậc Thánh. Vì vậy trong cuộc sống hiện tại cần phải thường xuyên chuyển hóa ba nghiệp: thân-khẩu-ý hướng đến thanh tịnh; ví như học trò đi học phải có sự tiến bộ theo thứ lớp, có như vậy mới mong thành tài đỗ đạt. Người niệm Phật cũng thế nếu hôm nay cứ sống buông thả, không chịu nổ lực tinh tấn tu hành, cứ van xin nài nỉ và tin rằng ngày mai Phật sẽ cứu độ nếu tin như thế thì thật là trái với lý nhân-quả, chẳng khác nào luận thuyết của ngoại đạo, hoàn toàn không phù hợp với tâm Phật, với giáo lý nhà Phật. Như vậy, người niệm Phật muốn vãng sanh về Tịnh độ, ngoài năng lực hộ trì và tiếp dẫn của Chư Phật, cần phải nổ lực tu tập phải có chánh nhân Tịnh độ theo Quán Vô Lượng Thọ hành giả muốn vãng sanh tịnh độ phải hội đủ ba điều kiện: “1- Hiếu dưỡng với cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng giữ lòng từ bi không sát hại, tu tập mười nghiệp lành. 2- Là thọ trì ba pháp quy y, đầy đủ các giới không phạm oai nghi. 3- Là phát Bồ đề tâm, tin sâu vào lý nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa khuyên người học cùng tu.” Ba điều trên đây gọi là chánh nhân Tịnh độ có thể thâu tóm vào hai vấn đề chính là: Phát Bồ đề tâm và nghiêm trì tịnh giới. 1- Việc đầu tiên người niệm Phật phải phát Bồ đề tâm: tức là phát tâm mong cầu của vị Phật không lui sụt. Dưới nguyện độ các loài chúng sanh, người niệm Phật không phát Bồ đề tâm dầu có tinh tấn tu trì, thực hành các hạnh lành cũng chỉ là nhọc công vô ích. Điếu này trong kinh Hoa Nghiêm có dạy: “Quên mất Bồ đề tâm dẫu có tu các nghiệp lành cũng là nghiệp ma.” Vì vậy, hành giả muốn được vãng sanh thì phải phát tâm Bồ đề là điểm quan trọng không thể thiếu đối với người tu Phật nói chung, đối với người tu Tịnh nói riêng. 2- Thứ hai là nghiêm trì tịnh giới: tức là mỗi người tu tùy theo giới luật bản thân mà hành trì bất cứ Tông nào trong Đạo Phật không thể ly khai giới luật. Vì giới là nền tảng nhập đạo, là thọ mạng của Phật pháp; nếu không có giới thì định tuệ cũng không phát sanh, Giới-Định-Tuệ không phát sanh thì pháp thân huệ mạng biết nương tựa vào đâu để thành tựu. Trên nền tảng của phát Bồ đề tâm và nghiêm trì giới, hành giả phát tâm khát ngưỡng cầu sanh Tịnh độ, tâm cầu Tịnh độ này phải hội đủ ba điều kiên quyết là: tín thâm, nguyện thiết tha, hạnh chuyên. 1- Tín thâm tức là tin vững chắc: Thứ nhất là hành giả phải tin tưởng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đã thâm tín cảnh giới Tịnh độ. Những lời dạy của Ngài về cảnh giới Cực lạc khuyên chúng sanh phát nguyện cầu sanh Tây phương là Tịnh độ của Phật A Di Đà. 2- Thứ hai là tin Đức Phật A Di Đà với 48 đại nguyện tiếp độ chúng sanh. Nếu ai có tâm mong về thế giới Ngài, thì người ấy sẽ được Phật A Di Đà tiếp độ. 3- Tin vào hạnh chuyên thanh tịnh và khả năng giác ngộ sẵn có của mình phát tâm niệm Phật liên tục hết thân này được sanh về Tịnh độ của Phật A Di Đà. Trên cơ sở tin, hành giả cầu sinh Tịnh độ đã hội đủ ba điều kiên quyết trên. Đại Sư Tĩnh Am có dạy: :Cửa chính yếu vào đạo là lấy sự phát tâm làm trước; việc cấp thiết tu hành lấy sự lập nguyện làm đầu. Nguyện có lập thì chúng sanh mới được độ, tâm có phát thì Phật mới thành.” Trong Di Đà sớ có dạy: “Trông về Cực lạc như nhớ về cố hương, ngưỡng mến Đức từ bi tôn như cha mẹ.” Theo pháp mơn niệm Phật bao gồm 04 then chốt: Thật tướng niệm Phật Quán tưởng niệm Phật Quán tượng niệm Phật Hành trì danh hiệu Phật 1- Quán tướng niệm Phật là tểh nhập vào đệ nhất nghĩa đế, niệm tánh Phật bản lai của mình; bản thể vốn xưa nay vắng lặng thanh tịnh, không bị phiền não cấu nhiễm, hành giả chú tâm vào tánh Phật bản lai đó, khiến tâm không động, không chạy theo vọng trần, tâm lần lần trong sạch thể nhập vào cảnh giới nhất tâm. 2- Quán tưởng niệm Phật là hành già quán tưởng chánh báo, y báo trang nghiêm của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực lạc, cho đến khi mở mắt hay nhắm mắt cũng thấy cảnh giới Cực lạc rõ ràng. 3- Quán tượng niệm Phật là người tu luôn luôn nhiếp tâm vào hình tượng của Phật A Di Đà cho đến khi đối trước tượng hay không đối trước tượng Ngài, hình tượng oai nghi của Phật A Di Đà vẫn hiện ra trước mặt. 4- Hành trì niệm Phật là niệm thầm hay niệm ra tiếng; chữ A Di Đà Phật hay sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật hành giả niệm với tâm tha thiết chí thành, không xen lẫn tạp niệm, chỉ chú tâm vào danh hiệu Phật lần hồi vào cảnh nhiếp tâm. So với ba môn trước thì pháp trì danh hiệu niệm Phật có phần đơn giản dễ tu và dễ thành tựu đây là quả Phật là phương tiện thù thắng nhất trong các phương tiện, là đường tắt tu hành trong mọi đường tắt dễ đến vòng tay Đức Phật. Quan trọng của pháp môn niệm Phật là trong khi niệm phải giữ thanh tịnh, bởi tâm thanh tịnh là yếu tố quyết định cho thành tựu cảnh giới nhất tâm, muốn đạt được điếu này Tổ Sư Ấn Quang Ngài dạy: “Khi hành giả đề câu danh hiệu, tai phải nghe rõ ràng từng chữ, tâm phải trụ vào câu Phật hiệu, không chạy theo vọng trần, phải nhiếp tâm liên tục hành giả sẽ tiến sâu vào cảnh giới chánh định.” Định hay nhất tâm là cơ sở bùng phát tuệ giác. Theo Đại Sư Liễu Nhất Ngài dạy: “Khi tâm chuyên chú vào câu hiệu Phật quên cả thân tâm, ngoại cảnh tuyệt cả không gian, thời gian. Đến lúc vọng-não tiêu tan tâm thể bừng sáng, hành giả chứng được niệm Phật tam muội.” Đức Phật dạy 84.000 pháp tu chỉ có pháp tu niệm Phật là thù thắng nhất, đường tắt và gần nhất đến vòng tay Đức Phật, đã được biết bao nhiêu người trùng trùng lớp lớp đã được vãng sanh về cảnh Cực lạc của Đức Phật A Di Đà. |
Cập nhật ( 28/01/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com