Pháp Danh và Người Phật Tử * Nguyên Đạt Lê Văn Đĩnh Theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam, mỗi khi một tín đồ phát tâm quy y Tam Bảo để chính thức trở thành đệ tử của Đức Phật, vị Bổn Sư sẽ cho một tên mới gồm có hai chữ, gọi là Pháp danh, sau khi đã thọ giới. Pháp danh của người Phật tử tại gia không có chữ Thích đi trước, mà chỉ có những chữ như Cư sĩ, Đạo hữu, Tín nữ, Phật tử … ở phía trước mà thôi. Ngoài ra, tín đồ Phật giáo cũng được đặt Pháp danh sau khi qua đời để sử dụng trong lúc cử hành tang lễ, nếu khi còn tại thế chưa quy y. Pháp danh gồm hai chữ : -Chữ đầu: chỉ sự liên hệ đến thế hệ trong môn phái, theo chữ trong bài Kệ của Vị Tổ môn phái đó. –Chữ thứ hai: do vị Bổn sư tự chọn, dựa theo ý nghĩa tên tục (thế danh) của người đệ tử, để tạo thành một chữ kép mang ý nghĩa hay đẹp và có tính khuyến tu. Ví dụ: đệ tử tên Mỹ. quy y với Thầy có pháp danh chữ trước là TÂM, thì chữ trước của đệ tử sẽ là chữ NGUYÊN, chữ thứ hai Thầy chọn là MÃN, tức là NGUYÊN MÃN. Lý do: chữ Nguyên theo thứ tự trong bài kệ của Ngài Tổ Liễu Quán nằm sau chữ Tâm; chọn chữ Mãn là hợp theo ý của tên Mỹ để tạo thành một chữ kép có nghĩa tu hành được tốt đẹp ( Mỹ Mãn). Đôi khi, tên người đệ tử đã mang sẵn chữ có ý nghĩa đạo và lại phù hợp với chữ trong bài Kệ, thì Vị Bổn Sư giữ nguyên mà không cần thay đổi, hoặc giả tên không thể tìm được chữ ghép thì có thể lấy chữ trong tên của các vị La Hán, Bồ Tát v.v… để tạo thành Pháp danh. Phật Giáo Việt NHỮNG BÀI KỆ ĐƯỢC DÙNG: • Môn phái Hải Đức (Huế) và môn phái Thập Tháp Di Đà (Bình Định) dùng bài Kệ của Ngài Thiền Sư Vạn Phong Thời Ủy: Tổ Đạo Giới Định Tông • Môn phái Ngài Liễu Quán dung bài Kệ sau: Thật Tế Đại Đạo • Môn phái Chùa Quốc Ân (Huế) do Tổ Nguyên Thiều lập dùng bài Kệ của Ngài Đạo Mân đời thứ 31: Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên • Môn phái Chùa Chúc Thánh thuộc Ngài Minh Hải Pháp Bảo (Quảng Nam Đà Nẵng) biệt xuất bài Kệ: Minh Thật Pháp Toàn Chương Trí Huệ Thanh Tịnh Minh Chơn Như Bảo Hải Tịnh Trí Viên Thông Tông Từ Tánh Ba bài Kệ sau cùng này người viết chưa đủ duyên để được gặp Quý Thầy thuộc các Môn Phái đó nên không biết những chi tiết khác. Trên đây là những điều mà cá nhân người viết đã may mắn được sự chỉ dẫn và giải thích của Quý Thầy trong thời gian học hỏi và phụ giúp về nghi lễ. Ngoài ra, trong Nghi Lễ, Pháp danh chỉ được dùng trong Sớ để tác bạch lên Chư phật và Bồ tát mà thôi, còn như các việc khác, đối với các bậc xuất gia thì có Pháp Tự, Pháp Hiệu; đối với hàng tại gia thì có Tự, Hiệu … Do đó, mà Phật Tử chúng ta rất khó biết được Pháp Danh của Quý Thầy, Quý Sư Cô. Với sự hiểu biết rất thô thiển qua sự chỉ bày của Quý Thầy và kinh nghiệm bản thân, chắc chắn còn nhiều Môn Phái khác mà chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ mong người Phật tử chúng ta biết được phần nào nguồn gốc, ý nghĩa và sự liên hệ giữa Pháp Danh với chính bản thân mình trong việc tu học. Ngưỡng mong các bậc Tôn Túc, Thiện Tri Thức chỉ dạy thêm. |
Cập nhật ( 15/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com