NÓI VỀ CHỮ VẠN SVASTIKA
* Huỳnh Ngọc Trảng Svastika là từ ngữ cấu thành bởi ba thành tố : su (tốt lành), asiti (là), và ka (yếu tố kết thúc của một danh từ). Nó có nghĩa là kiết tường, may mắt. Nó là dấu hiệu hay biểu tượng bí ẩn và thiêng liêng của hầu hết các tôn giáo Ấn Độ; đạo Hindu, đạo Phật và đạo Kỳ-na, Svastika có hai dạng: Một là ngoặc về phía phải (dương), biểu thị cho mặt trời mùa Xuân và thần Ganesha (Thần tài lộc – đầu voi mình người). dạng svastika này, đầu chót của mỗi cánh bẻ góc theo chiều kim đồng hồ. Nói được coi là điều may mắn, kiết tường. Dạng thứ hai, ngoặc về bên trái (âm) biểu thị mặt trời mùa Thu và nữ thần Kali. Dạng này, đầu chót của mỗi cánh bẻ góc theo hướng ngược chiều quay kim đồng hồ và được coi là điều bất thường. Biểu tượng kiết tường thấy được dùng với mục đích tín ngưỡng ở trong những cuốn sổ kế toán. Nó cũng được dùng trong những hôn lễ, cạo đầu (thí phát), cúng tế thần Svastika Lashmi và trong lễ cầu khẩn cửu tinh (chính vì sao). Svastika được tôn thờ như một biểu tượng của Mặt trời, thần Ganesha và Xà vương. Theo sách Vaya Parana, rắng mang dấu hiệu Svastika trên mồng. Trong các lễ hội và những hội khánh chúc, biểu trưng Svastika được vẽ trên sàn nhà. Tọa thức yoga (ngồi kiết già) cũng được gọi tên là “kiết tường tọa” và được coi là may mắn. Có nhiều giả thuyết truy nguyên biểu tượng Svastika. Nó được coi là dấu hiệu riêng của thần Zeus, thần Mặt trời, Lửa và Mưa, bộ ba Tam vị nhất thể và cũng là thần Tối thượng Brahma. Tuy nhiên các học giả đều coi Svastika l2 biểu tượng của mặt trời hoặc lửa, và theo đó, nó được gọi là “thái dương” hay “chữ thập lửa”. Nó được xác tín là bắt nguồn từ bánh xe (chakra) và được giản lược chỉ còn 4 nan hoa ở bốn góc. Nó ncũg biểu thị cho dụng cụ tạo ra lửa thời cổ, để dùng cho việc hiến tế lửa (homagni). Trong kinh Vệ đà, biểu tượng này được dùng để chỉ “bánh xe mặt trời”. Nó biểu thị tiến trình vũ trụ và sự biến hóa quanh một trục cố định. Nó cũng biểu thị cho nguyên lý của cuộc sống và sự vận động từ nhỏ bé đến to lớn, từ vi mô đến vĩ mô, được định danh là RKVAM – sự vận động theo nhịp điệu. Biểu trưng này đã được sử dụng từ thời đại văn minh Thung lũng Ấn Hà (khoảng năm 3000 – 700 trước CN). Một số lượng lớn về ấn triện đã được phát hiện ở Harappa – một trong những di chỉ cổ sơ, mang biểu thị cho sự may mắn. Panini, một nhà thông thái Ấn Độ, đã dùng biểu trưng này, để định danh một ký hiệu trong luận án ngữ pháp Ashtadhyayi của mình. Biểu trưng này không chỉ đắc dụng ở Ấn Độ mà còn phổ biết khắp thế giới. Bằng chứng của sự phổ biến này thấy trong những khám phá khảo cổ học ở Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp, Mexico. Thật lạ lụng, biểu tượng bất thường, Svastika quay ngược chiều kim đồng hồ ***** lại được dùng làm biểu tượng cho Phát xít/Quốc xã Đức (dùng song song với Svastika thuận chiều kim đồng hồ, cho đến trước năm 1920) cũng như ở lưu vực Ấn Hà, ở thung lũng Lưỡng Hà (sông Euphrates và sông Tigris), những dấu hiệu này còn bảo lưu đến ngày nay. dường như chúng đã tồn tại hơn 3.000 năm, song từ 1.000 năm trở lại đây chúng mới được dùng phổ biến hơn, đầu tiên có lẽ ở thành Troy cổ xưa, nằm ở phía Tây – Bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay Người Sumeria dường như cũng sử dụng biểu tượng Svastika, nhưng các thế hệ hậu duệ ở Babylon, Assyria, cũng như Ai Cập tuồng như không dùng nó. Tuy nhiên, những nền văn hóa khác ở Eurasia đều dùng biểu tượng này. Bá tước Goblet d’Alviella hồi thế kỷ trước đã tiến hành khảo cứu sự phân bố và lan truyền những biểu tượng thiên, đã nêu ra giả thuyết rằng một số biểu tượng loại trừ nhau, chẳng hạn chúng không thể xuất hiện trong cùng một xứ sở hoặc trong cùng một trường văn hóa. Đây có lẽ là trường hợp của dấu hiệu CHỮ THẬP và NGÔI SAO được coi là những biểu tượng của Jérusalem ở châu Âu suốt thời Trung cổ. Theo giả thiết này, Svastika và các đĩa tròn với những cánh nằm ngang, vòng tròn với ngôi sao bốn cánh và chữ thập bốn nhánh trong một vòng tròn đều là những biểu tượng của mặt trời, thượng đế tối cao, quyền lực và sinh lực tối thượng. Ở hướng nhìn khác về hay ký hiệu chữ thập và chữ vạn ở Hy Lạp cổ đại. Nếu giả thiết của d’Alviella là đúng thì điều này có nghĩa l2 hai ký hiện nỳ không là biểu tượng của một quyền lực tối cao hay Thượng đế. Có lẽ trong một Thượng đế toàn quyền được thờ tự ở đấy. Trước khi Chúa Kitô giáng sinh, Svastika được sử dụng nhiều ở Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam châu Âu. Có thể nó cũng được sử dụng ở Châu Mỹ, những không được biết đến bởi không thấy dấu hiệu Svastika trên các di vật điêu khắc đá ở đây. Cũng không thấy trong cộng đồng người Maya, Inca và Aztec. Tuy nhiên, các bộ tộ Da Đỏ ở những vùng đất phía nam Bắc Mỹ dường như bắt đầu sử dụng ký hiệu này sau khi thực dân Tây Ban Nha đến đặt ách thống trị. Svastika hầu như tích hợp với Đức Phật ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam . . . biểu trưng chữ thập bẻ cong ở Trung Quốc được gọi là chữ Vạn và là dấu hiệu chỉ sự tột bậc, vĩnh cửu. Ở Nhật nó được coi là ký hiệu chỉ con số 10.000 Ở Ấn Độ, biểu tượng Svastika ngoặc theo hướng quay của kim đồng hồ, tính từ trung tâm. Biểu tượng tương tự cũng phổ biến trong cộng đồng người Hittite (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) ở Hy Lạp có từ khoảng năm 700 trước CN, dùng để trang trí trên bình gốm, chậu gốm, trên tiền đồng và các công trình xây dựng thời cổ đại. Ơ phần còn lại của châu Âu, Svastika và những cấu trúc giống Svastika đã được người Celt sử dụng. Tuy nhiên, chúng không xuất hiệu ở các quốc gia Bắc Âu (thuộc bán đảo Scandinavia) trước khi Chúa Kito Giáng sinh và sau đó tuồng như cũng không phổ biến. Chúng có thể được tìm thấy trên một vài tàn tích bằng đá (có niên đại khoảng 1.000 năm sau CN) và thường phối kết với cấu trúc chữ thập. Sau Chúa Giáng sinh, có lẽ do sự suy vong của văn hóa ở Celtic ở lục địa Châu Âu, chữ vạn dường như không còn phổ biến trên toàn bộ châu Âu, ngoại trừ các quốc gia Bắc Âu. Có lẽ chúng được coi như là dấu hiệu của Đức Phật à vì vậy, được coi là “chống lại Cơ Đốc giáo”. Sự biến mất cũng có thể do việc sử dụng rộng rãi thời Hy Lạp cổ đại – một xã hội ngoại giáo / dị giáo Mặc dù không được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu trong thời Trung cổ, nhưng nó rất nổi tiếng v2 có rất nhiều tên gọi khác nhau : Hakenkreuz ở các tiểu công quốc German (Đức/Phổ), Fylfot ở Anh, Crux Gamata ở các quốc gia nói tiếng Latinh và Tetraskelion hay Gamadion ở Hy Lạp, ký hiệu này cũng chính là chữ Thập của Brigit (Grigit’s Cross) để chỉ nữ thần Brigit của dân Celtic (Brig/Briga) vị thần đến nay vẫn được cộng đồng người Wicca thờ tự. Trường ngữ nghĩa của Svastika tập trung vào sức mạnh, năng lượng và sự chuyển động. Nó được tích hợp chặt chẽ với dấu hiệu bốn cánh quạt và ba cánh quạt để chỉ sự di trú bộ lạc. Trong kỹ thuật vẽ bản đồ thế kỷ 19 và 20, ký hiệu này được dùng để chỉ các nhà máy điện. Nó cũng tham dự vào logo của các hãng sản xuất máy phát điện Thụy Điển… và Hitler giành độc quyền chữ thập ngoặc (như chữ Vạn của Phật giáo hiện nay) làm biểu tượng quốc gia. Tập đoàn sản xuất nước giải khát Đan Mạch Carlberg cũng dùng biểu tượng Svastika, nhưng đã thôi không dùng nữa vì sợ bị coi “dính líu” với Phát xít Đức. Nói tóm lại, biểu trưng Svastika được dùng đầu tiên vào thời Đồ Đá Mới Ấn Độ (vùng đất nay là Pakstan). Biểu tượng này cũng xuất hiện trong các nền văn hóa châu Âu tiền Cơ Đốc. Thời cổ đại, Svastika được dùng rộng rãi trong các tộc người Ấn – Âu, Ba Tư, Hittite, Celte và Hy Lạp . . . đặc biệt đây là biểu tượng thiêng của đạo Hindu, đạo Phật, đạo Kỳ Na, đạo Mithra – các tôn giáo có hơn 1 tỉ tín đồ khắp thế giới, khiến cho biểu tượng này có mặt khắp nơi trong cả xã hội cổ xưa lẫn bây giờ. Ở Châu Á, biểu trưng này trở nên quan trọng đối với Phật giáo thời đế quốc Maurijan và đạo Hindu trong thời suy tàn của đạo Phật ở Ấn Độ. Biểu tượng này truyền vào Đông Nam Á nhờ các vị vua theo đạo Hindu, giữ một phần quan trọng trong đạo Hindu của người Bali ngày nay, và là một hình tượng phổ biến ở Indonesia . . .theo một hướng khác, với sự truyền bá của Phật giáo, Svastika Phật giáo truyền đến Tây Tạng và Trung Quốc, rồi Nhật Bản, Triều tiên, Việt Nam. Qua việc vay mượn từ đạo Phật, biểu trưng này cũng được sử dụng trong tín ngưỡng bản địa, như đạo Bon ở Tây Tạng, đạo Cao Đài ở Việt Nam và Pháp luân công ở Trung Quốc . . Ở thế giới Phương Tây, việc sử dụng nhất quán môtíp Svastika có niên đại khảo cổ học thuộc thời Đồ Đá Mới, mặc dù có hiện vật thuộc thời Đồ Đá Cũ chứa hình dạng này. Biểu tượng tìm thấy trên các mảnh vỡ thuộc tỉnh Khuzestan của Iran và tương tự là một phần của “kinh Vinca” của ChâuÂu thời Đồ Đá Mới thuộc thiên niên kỷ thứ V trước CN. Vào đầu thời Đồng Thau, biểu tượng này xuất hiện trên đồ gốm tìm thấy ở Sintasha (Nga). Những biểu tượng giống Svastika cũng xuất hiện trong các mẫu mã thuộc thời Đồng Thau và Đồ Sắt ở phía bắc Caucsus (văn hóa Koban) và Azecbaijan cũng như ở Scythia và Sarmatia. Trong tất cả nền văn hóa này, biểu trưng Svastika không xuất hiện đến mức tạo nên dấu ấn quan trọng cả về vị trí và ý nghĩa, không những sự xuất hiện như một hình thức của một loạt những biểu trưng tương tự của một phức thể đa dạng. Điều đáng lưu ý ở đây là trong khi ký hiệu này được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa, được coi là liên quan đến Svastika thì chỉ có mỗi chữ viết sanskrit là có sự quan hệ giữa nó và ngôn ngữ/ văn tự. Việc phát hiện ra nhóm ngôn nữ Ấn – Âu trong những năm 1720 đã khiến các nhà khảo cổ nỗ lực gắn kết thời tiền sử của người Châu Âu v2 tộc người “Aryan” cổ xưa (tham chiếu theo chiều góc độ với nhóm Ấn Độ – Iran hoặc nhóm proto Ấn –Âu). Dựa vào sự phát hiện một di vật có biểu tượng Svastika ở phế tích thành Troy, Heinrich Schiliemann, kết luận rằng Svastika là biểu tượng Ấn –Âu đặc biệt. Các khám phá môtíp này trong các di vật của người Hittite và Iran cổ dường như đã củng cố cho giả thuyết này. Nhiều nhà văn đã chộp lấy ý tưởng này và Svastika nhanh chóng phổ cập ở phương tây, xuất hiện nhiều mẫu thiết kế từ những năm 1880 đến 1920. Những phát hiện này cùng sự phổ cập mới mẻ về Svastika đã dẫn đến việc muốn gán ý nghĩa biểu tượng cho mọi thứ môtip. Ở nhiều quốc gia Châu Âu, các mẫu vật có hình dáng tương tự trên các đồ tạo tác thuộc châu Âu cổ điển và trên các sản phẩm mỹ thuật dân gian đều được cắt nghĩa là biểu trưng cho sự may mắn / kiết tường liên quan đến ý nghĩa Ấn – Âu. Việc sử dụng môtíp này đi kèm với ý nghĩa tôn giáo và văn hóa bị biến chất trong thế kỷ XX, sau khi nó (chữ vạn ngoặc theo chiều kim đồng hồ) được lấy làm huy hiệu cho đảng Phát xít. Sự gắn kết này xảy ra vì chủ nghĩa Phát Xít Đức (Nazism) khẳng định rằng chủng tộc Aryan trong lịch sử là tổn tiên của dân tộc Đức hiện đại và do đó, đề xuất rằng quyền kiểm soát/chinh phục thế giới của người Đức là chính đáng và thậm chí là tiền định. Svastika được dùng như một biểu trưng hình học gãy gọn và bắt mắt nhằm nhấn mạnh cái gọi là sự tương thích Ấn – Âu và niềm tự hào chủng tộc. Điều còn phải lưu ý cuối cùng là hướng ngoặc thuận hay nghịch chiều quay kim đồng hò của biểu tượng Svastika Nói chung, các tín lý Ấn Độ đôi khi sử dụng biểu tượng Svastika cả hai hướng thuận lẫn nghịch, luôn đối xứng và cả hai đều là dấu hiệu kiết tường. Các tín đồ Phật giáo ngoài Ấn độ thường dùng Svastika ngoặc về phía trái (nghịch chiều quay của kim đồng hồ) hơn là ngoặt về bên phải, mặc dù đều dùng cả hai dạng thuận và nghịch. Sự khẳng định rằng Svastika ngoặc về bên trái là bất từơng hoặc những hàm nghĩa “xấu” là không xác đáng, bởi sự xác quyết đó là dựa trên nếp nghĩ rằng tay trái không thuận bằng tay phải, tay trái vụng về hơn tay phải. Đặc biệt biểu tượng Svastika/chữ vạn ngoặc về bên trái thường được chạm khắc trên các bức bình phong trổ thủng đặc trên lối cửa vào của chùa thiền Phật giáo Trung Quốc. Khi vào trong chùa, người ta nhìn người ra ngoài lại thấy biểu tượng Svastika / chữ vạn này ngoặc về bên phải. Ở đây cũng cần nói rõ hơn về cách dùng Svastika làm biểu tượng của Phát xit Đức. Cả Đảng Quốc xã lẫn Đảng Công nhân Đức vốn đều dùng cả biểu tượng Svastika ngoặc bên trái lẫn ngoặc bên phải; từ 1920 trở về sau, mới dùng Svastika ngoặc về bên phải một cách nhất quán. Mặt khác, theo Ralf Stelter thì biểu trưng Svastika sử dụng trên đất liền đều ngoặc về bên phải; 2 mặt của một lá cờ có một Svastika riêng; trong khi đó, trên cờ của hải quân thì biểu tượng Svastika được tin thông cho cả 2 mặt cờ; nên bên này thì ngoặc bên phải và nếu nhìn mặt bên kia thì biểu tượng này lại ngoặc qua trái. Như vậy, một cách phổ biến trong nhềiu nền văn hóa Svastika/chữ vạn ngoặc qua phải hay qua trái đều biểu thị nguyên nghĩa của nó, trừ quan niệm phân biệt được coi là thuộc tín lý Hindu nêu ở đầu bài viết này. Vấn đề là ở chỗ có ý đồ riêng của người sử dụng nó làm biểu tượng tốt hay xấu, thiện hay ác, chính hay tà . . . (*) Giải đáp thắc mắc của bạn đọc võ Văn Lực, ở thôn 3, xã Hà Lam, huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai (theo thư đề ngày 29.5.2008) (1). Từ Svastika gốc từ từ sanskrit : svatik. Từ này đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm sansk sanskrit cổ, như sử thi Ramayana và Mahabharata và đưa vào Anh ngữ năm 1871, thay thế cho từ gamadion (Hy Lạp). Trong lịch sử, phiên âm Anh ngữ từ này có lúc được viết suastika, swastika và svastika. (2). Tức vạn (Trung Quốc, Việt Nam) ở Nhật và Triều T iên/ Hàn Quốc gọi là man. Biểu tượng svastika ở Nhật gọi là manji. Khi biểu tượng ngoặt qua trái là omote manji (mặt trước chữ vạn) biểu thị cho tình thương, lòng từ bi. Khi biểu tượng ngoặc qua phải, gọi là ura manji (mặt sau chữ vạn) biểu thị cho sức mạnh và trí thông minh. (3) Mark Sensen, António Martin, Norman Martin và Ralf Stelter : xentred vs. Offset Dics and Saastika 1933 – 1945 ( Germany) (http://flagspot.nt/flags/de 1933 o.html) Flags of the World. Dec. 29.2004. |
Cập nhật ( 09/08/2015 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com