NI GIỚI GÓP PHẦN VÀO SỰ NGHIỆP PHẬT GIÁO BẠC LIÊU QUA CÁC THỜI KỲ GIÁO HỘI * Thích Nữ Diệu Nghĩa Kể từ ngày, Hoàng Hậu Ma Gia Pajãpati Gotama xin phép xuất gia, được đức Phật chấp thuận và ban hành tám trọng pháp đó là ngày dấu Ni giới hiện hữu. Sau khi đức Phật chấp nhận nữ giới vào Tăng đoàn, rồi thì Ni đoàn càng ngày được nhân lên, ánh hào quang của Tổ Kiều Đàm chẳng luôn tỏa sáng cho đén nay, tồn tại huy hoàng như buổi ban sơ mà còn soi rọi từ Đông sang Tây, khắp nơi trên thế giới. Thật vậy, dù trải qua bao thế hệ trào lưu tiến hóa, đoàn hậu duệ của Kiều Đàm Tôn Giả luôn nối gót và dấn thân để độ chúng sanh chẳng nệ gian lao, chẳng từ khó nhọc trong công tác Phật sự, cùng theo đường hướng hoạt động của Giáo hội Phật giáo mỗi nước.
Tại Việt Nam, kể từ thời đại Trưng Nữ Vương, Ni giới đã xuất hiện và truyền thừa phát triển từ Bắc chí Nam, tiếp tục giữ vững giềng mối giới luật tu hành, hoạt động theo truyền thống theo Phật giáo từ xưa mà Phật giáo thì thăng trầm, thịnh suy, theo sự thăng trầm của dân tộc, dù trải qua bao biến thiên của thời cuộc nhưng Phật giáo tùy duyên bất biến. trong công tác đồng sự, đồng hành, Ni giới cũng vận dụng giáo lý lí, khế lí, khế cơ Đức Phật áp dụng vào đời sống tu hành để phụng sự Đạo pháp Dân tộc. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đất nước ta lại bị lệ thuộc, xã hội nhiễu nhương, Phật giáo Việt Phong trào chấn hưng Phật giáo lan tỏa đến tận Nam bộ, miền đất nước phóng khoáng đi dần về miền Tây càng rộng rãi, các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều có xuất hiện Ni giới nói chung, nói riêng là Tỉnh Bạc Liêu. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển Phật giáo Bạc Liêu, dưới sự lãnh đạo của chư Tôn giáo phẩm, các cấp Hội mà mọi Phật sự của Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu được thành tựu tốt đẹp, trong đó có sự đóng góp của bộ phận Ni giới Bạc Liêu. Trong khung cảnh trang nghiêm thắm đượm tình người, tình đạo chúng ta cùng nhau suy niệm về công đức xây dựng của các bậc tiền nhân đã tận tụy hi sinh cho quê hương đất nước được trường tồn, đồng thời cũng tưởng nhớ đến công lao chư Tôn Đức Ni đã vì Đạo pháp – Dân tộc mà hi sinh phụng sự, mặc dù Đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước hẹn”, Nhưng đức Phật cũng dạy: “Thi ân không cầu báo, Thọ ân không được quên”. Đầu thế kỷ XX xuất hiện một số chư Ni ngày nay trở thành danh Ni trong lịch sử Phật giáo Tỉnh Bạc Liêu. THỜI KỲ LỤC HÒA CỔ SƠN MÔN 1900 – 1930 1/ Ni Sư Thích Nữ Hồng Nga – Diệu Ngọc Thế danh: Huỳnh Thoại Nga Sinh năm: 1885 Xây dựng chùa Giác Hoa: 1919 Xuất gia: 1923 Năm 1927, Ni Sư mở trường gia giáo hay trường Phật học Ni đầu tiên của miền Nam Việt Nam, Hòa Thượng Chí Thiền (chùa Phi Lai làm chứng minh sư), Hòa Thượng Chân Niệm (chùa Trùng Khánh – Phan Rang làm Pháp sư), Hòa Thượng Vạn Ân (chùa Hương Sơn và Yết Ma vạn pháp – chùa Kim Quang làm giảng giáo), Hòa Thượng Khánh Anh làm Đốc giáo. Ni chúng được đài thọ về ăn mặc, ở, Kinh sách học thiếu thì trường cho mượn. Cuối năm ôn bài, ai đọc suông sẻ và giải nghĩa trọn bộ Kinh nào thì được tặng luôn bộ Kinh đó. Quý Sư Bà Ni Bộ đã từng học ở đây, như Sư Bà Hồng Khoái Hữu Chí (NT danh dự Ni Bộ Nam Việt), Sư Bà Hồng Tích Diệu Kim (cố vấn Ni Bộ), Sư Bà Hồng Thọ Diệu Tịnh (giáo thọ Ni Bộ đầu tiên của Gia Định), Sư Bà Như Hương (kiểm soát Ni viện Từ Nghiêm). Ni Sư Hồng Nga cũng khai mở khóa hạ quy tụ hằng trăm Ni chúng theo học. Chùa Giác Hoa cũng là cơ sở từ thiện xã hội; cứu đói hàng vạn người trong thời kì Pháp thuộc. Ni Sư là người xả thân hành đạo chỉ lo cho đạo pháp – Dân tộc từ khi xuất gia đến ngày viên tịch. THỜI KỲ GIÁO HỘI LỤC HÒA TĂNG GIÀ CHO ĐẾN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT 2/Ni Sư Thích Nữ Như Kỉnh Thế danh: Lê Thị Nhãn Sinh năm: 1901 Xuất gia năm: 1918 Nhân duyên thúc đẩy Ni Sư đi xuất gia là do sự từ trần của thân mẫu, người mẹ già biết cả ngày giờ sẽ chết rồi ngày ngày bà cứ chuyên lo niệm Phật cho đến thời giờ thanh thản ra đi. Mất mẹ Ni Sư rất đau buồn thương nhớ lại thêm chứng kiến cảnh chiến tranh tang tốc, ngày nào cũng thấy người chết và xóm làng bị tàn phá. Ni Sư nghĩ sao kiếp người nghèo khổ triền miên. Nnỗi buồn cứ dồn dập không bao giờ nguôi, cuối cùng Ni Sư tìm đến Phật pháp để giải tỏa tâm hồn, vào chùa xuất gia năm 18 tuổi. Sau một thời gian học hỏi nhiều nơi, năm 1931 Ni Sư cùng bà con trong họ tộc dựng lên ngôi chùa bằng cây lá đơn sơ tại quê nhà, Ni Sư luôn luôn nhớ đức Phật ngự trên tòa sen nên đặt tên chùa là Liên Hoa, tọa lạc tại ấp Khúc Chéo, xã An Trạch – huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Lúc ban đầu Ni Sư khuyến hóa bà con trong họ tộc đến chùa tụng kinh bái sám cầu nguyện quốc thới dân an, nhân dân về sau càng mến đức độ của Ni Sư thập phương bá tánh đến chùa lễ bái càng ngày càng đông. Năm 1940 tình hình chiến sự lắng diệu, Ni Sư và Phật tử hồi cư về chùa cũ, xây dựng chùa lại khang trang hơn trước, nơi đây đã nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng ưu tú và Ni Sư còn ủng hộ vật cho cuộc kháng chiến dành độc lập về nhân dân. Những cán bộ trước và sau chiến tranh năm 1954 đã được Ni Sư bảo hộ, che chở gồm các vị Đảng viên có huy hiệu 50 tuổi đảng: 1. Ông Lê Văn Khởi sinh năm 1932 2. Bà Quách Thị Hồng (tư Hồng) sinh năm 1925 3. Bà Phan Thị Hoa (bảy lệ) sinh năm 1934 4. Ông Lê Văn Thưởng (Lê Thành Thưởng) sinh năm 1934 5. Ông nguyễn Văn Dưng 6. Ông Lê Văn Chơn sinh năm 1939 7. Ông Lê Văn Hết sinh năm 1932 8. Bà Nguyễn Thị Tâm (Sáu Tước) sinh năm 1938 và các vị đảng viên khác. Năm 1963 Phật giáo bị pháp nạn không thể nhìn Tăng Ni bị đàn áp một cách dã mang, Ni Sư cùng 40 phật tử lên tỉnh Sóc Trăng tham gia phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngoài việc phụng sự quê hương đất nước, Ni Sư còn nuôi dạy cháu thơ nên người rường cột cho đạo pháp, đó là Tăng sĩ Lê Văn Thại hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Thành quyền Trưởng ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Cà Mau. THỜI KÌ GIÁO HỘI TĂNG GIÀ NAM VIỆT CHO ĐếN THỜI KÌ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM (1950-1963) – (1964-1975). 3. Ni Sư Thích Nữ Diệu Hữu Thế danh: Dương Viện Hữu sinh năm 1915 xuất gia năm 1931 Sáng lập chùa Bạch Liên năm 1958 vào năm 1957, trước tiên Ni Sư dựng lên cái cốc lá đơn sơ nhỏ bé giữa vũng bùn lầy lội dần dần Ni Sư và Phật tử khiên từng cục đất lắp đầy vũng bùn và xung quanh cốc. Năm 1958, cốc lá đổi lại mái ngói nhưng vẫn giữ hình trạng cột cây vách lá được sự chứng minh của Hòa Thượng bổn sư và các bậc cao Tăng lúc bấy giờ, đồng thời Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đặt tên là chùa Bạch Liên và Ni Sư trụ trì cho đến lúc viên tịch 1986. Mặc dù nơi mái thảo am khiêm tốn, ngoài việc nuôi chư Ni tu hành, Ni Sư còn đào tạo chư Ni người làm được cô giáo dạy học, người làm được y tá, môn đồ của Ni Sư ngày nay họ đã làm nên đạo nghiệp, là những Ni Trưởng Ni Sư hành đạo chân chánh thuộc hàng giáo phẩm lãnh đạo Ni giới từ trung ương đến địa phương. Năm 1964 thành lập ban đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Bạc Liêu Ni Sư được cử làm trưởng ban Ni bộ Bắc tông tỉnh Bạc Liêu, với chí nguyện và nhiệm vụ, ni sư càng phát triển công tác phật sự như là mở lớp học xóa mù chữ lớp mũ giáo (công tác giáo dục mầm non chỉ có Ni Sư là người thực hiện đầu tiên ở Phật giáo tỉnh Bạc Liêu và Ni Sư còn ủng hộ cho Sư cô Hải Hòa làm Hiệu trưởng trường mẫu giáo Bồ đề tại chùa Vĩnh Hòa lớp một tại chùa Bạch Liên do các sư cô phụ trách dạy dỗ, quí Sư cô cũng biết sử dụng thuốc tây nên sư cô mở phòng thuốc tây từ thiện tại chùa, chích thuốc theo toa bác sĩ và điều trị những người bệnh nhẹ, có khi quí Sư cô đến tận nhà chích thuốc cho người già hoặc người đi không được. Nhận được sự tài trợ của bộ xã hội ở Sài Gòn, hằng tháng Ni Sư phát 45 phần quà cho 65 hộ nghèo với tâm từ bi bình đẳng Ni sư vận động “quỹ cơm tù” đích thân Ni Sư nấu cơm chay đem cho trong trung tâm cải huấn và có kiềm theo quà vật . Mỗi tháng 2 ngày (15 và 30) thỉnh thoảng Ni sư tổ chức thuyết pháp cho các phạm nhân trong trại giam Bạc Liêu trên dưới 150 người được nghe pháp, mỗi tháng hai lần Ni sư cúng thí thực cầu siêu cho các vị anh hùng chiến sĩ vị quốc vong thân, Ni sư còn động viên quí sư cô trong chùa tham gia vào hội hồng thập tự làm y tá và hoạt động từ thiện xã hội cùng với bà bác sĩ Nguyễn Tú Dinh thực hiện công tác tốt đạo đẹo đời, vào những ngày lễ lớn như Phật đản Vu Lan tết Nguyên đán đi phát quà cho đồng bào nghèo ở vùng nông thôn xa xoi hẻo lánh, hằng ngày chăm sóc giúp đở bệnh nhân nghèo nhất là đồng bào nghèo sống ở các ấp vùng sâu thiếu thốn thuốc men. Mỗi chiều thứ bảy đi với bác sĩ nguyễn bội hoàn vào trung tâm cải huấn khám phát thuốc cho các không phạm một cách vui vẻ. Năm 1968 chùa Bạch Liên bị cháy vì chiến tranh,phật tử ủng hộ cúng dường cất lại ngôi chùa mới, mái lộp ton, vách tường xây dựng đơn giản, Ni sư vẫn duy trì công tác từ thiện xã hội và còn đẩy mạnh công tác tiếp độ Ni chúng, Ni tài. Đến năm 1972-1974 do sự chỉ đạo và tổ chức của ban đại diên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất tỉnh Bạc Liêu, Ni Sư mở liên tiếp 3 khóa an cư kiết hạ để hướng dẩn ni chúng gần 100 vị tu tập, ngỏ hầu trở thành trụ cột Ni giới, hữu dụng cho hậu thế để phục vụ đạo pháp dân tộc đặt biệt có nhiều điều đáng ghi nhận là khóa an cư năm 1972, chỉ có mười vị này thành đạo. Ngoài việc lo tu hành, đào tạo Ni chúng còn dẫn dắt Phật tử thực tâp phát triển tâm linh để sống được an lạc, cho đến khi Ni sư xả bỏ báo thân thâu thần tịch diệt. Mặc dù ở vào thời kỳ đất nước Việt Hoạt động phật sự của Ni Sư xuyên suốt từ năm 1964-1975 là những nghĩa cử cao quý đã gây một ấn tượng sâu đậm trong lòng Tăng Ni và đồng bào phật tử Bạc Liêu. Sự nghiệp tu hành của Ni Sư là thiết thực phục vụ đúng với tinh thần đền đáp tứ trọng ân của đạo phật. Nhìn lại và suy nghỉ về đạo hạnh của Ni Sư Thích Nữ Diệu Hữu là người sống thiểu dục tri túc thúc liễm thân tâm trau dồi giới đức, nghiêm trì giới luật đồng thời thể hiện đức nhẫn nhục là một chi phần trong lục và nhất là Bát Kỉnh Pháp mà Đức Phật phương tiện chế ra để dành cho Ni giới trang nghiêm thân tâm tấn tu đạo hạnh, đạo phong, thật xứng đáng là một danh Ni tiêu biểu trong lịch sử Phật Giáo tỉnh Bạc Liêu THỜI KỲ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT 4/ NI Trưởng Thích Nữ Diệu Pháp Thế danh: nguyễn Diệu Pháp Sinh năm: 1916 Xuất gia: 1934 Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng và quyết định số 0041 của viện Hóa Đạo giải tỏa toàn bộ Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thóng nhất Tỉnh Bạc Liêu và Tỉnh Cà Mau. Lúc đó Ni Bộ Bạc Liêu cũng đồng hội đồng thuyền, trong phương hướng đồng sự đồng hành nên cũng giải tán theo tinh thần của Đức Phật dạy: “ Này các Tỳ Kheo, ngày nào các vị còn hội họp trong tinh thần đoàn kết, làm việc trong tinh thần đoàn kết và giải quyết trong tinh thần đoàn kết thì nhất định giáo pháp không thể suy tàn mà trái lại còn hưng thạnh hơn trước”. Kể từ đó Ni giới Bạc Liêu vẫn khép mình tu học và hành đạo theo quy luật thiền gia, cho đến ngày 07/11/1981 thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Để cùng chia sẻ, gánh vác công tác Phật sự với chư Tôn Đức đại Tăng lãnh đạo, đồng thời cũng khẳng định vị trí của Ni giới trong Tăng đoànPhật giáo và cũng để phát huy khả năng tu học, vì Ni giới đã được thành lập từ thời Đức Phật còn tại thế, nên ngày 02/04/2009 tại hội trường chùa Long Phước – p5 – TP Bạc Liêu, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch phát triển Phật giáo Bạc Liêu nói chung, lịch sử phát triển về Ni Giới tỉnh Bạc Liêu nói riêng , tức đại lễ ra mắt Phân Ban Đặc Trách Ni Giới tỉnh Bạc Liêu để nối kết hệ thống quản lí điều hành Ni Giới toàn quốc của Phân Ban Đặc Trách Ni Giới TW, bằng tinh thần hòa hợp, đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. và Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Pháp được đề cử đảm nhiện chức vụ Trưởng Phân Ban Đặc Trách Ni Giới tỉnh Bạc liêu/ Trong thời gian hành đạo lúc còn niên thiếu, Ni Trưởng đã hướng dẫn quy y Tam Bảo là những gia đình Cách Mạng truyền thống, có nhiều Phật tử đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương Tổ quốc, giành lại hòa bình độc lập cho dân tộc. Điển hình là các thành viên trong Ban Hộ Tự đầu năm 1958, gồm có:. 1.Nguyễn Văn Cải là thân phụ cùa ông bảy Hà, sau tiếp thu giữ chức vụ trưởng Phòng lương Thực huyện Giá Rai. 2.ông chín Bình là Trưởng Phòng Công An huyện Giá Rai. 3.Bà Nguyễn Thị Nam, pd: Diệu Ngộ, là gia đình liệt sĩ. 4.Ông Trần Văn Thôi. 5.Bà Trần Thị Cảnh. 6.Bà Nguyễn Thị Hường là bà mẹ Việt 7.Má năm Mão, má hai Đăng, má ba Đảnh… đều nuôi chứa cán bộ và chiến sĩ CM. 8.Bà tám Dài vợ của ông tám Ngoạt, nguyên là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Xã Long Điền. 9.Má vợ của ông On, ngiuye6n Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Giá Rai. 10. Bà Giỏi vợ ông Cưng Râu, cựu chiến binh. 11. Ông Sũng, Trung Tá Đội Trưởng huyện giá Rai… Vào những năm chính sách Bình Định của chế độ cũ, lấn sâu vào vùng giải phóng thì lúcbấy giờ chùa Long phước là điểm hẹn gặp gỡ, nói đúng hơn là nơi liên lạc của những gia đình phật tử đã theo CM, có con em, thân nhân hoạt động bí mật hoặc công khai cho CM. thậm chí có nhiều gia đình Phật tử đưa con em gửi vô chùa quy y nương náu nơi cửa Phật và được Ni Trưởng bảo dưỡng đưa đến trường trung học Cây Gian học hành đàng hoàng. Đến khi hòa bình được lặp lại, đất nước hoàn toàn giải phóng mới biết ra có những chú tiểu ở chùa Long Phước hồi nào, chịu sự giáo dưỡng của Ni Trưởng, bây giờ là cán bộ công tác ở nhiều địa phương. Mặc dù hiện giờ Ni Trưởng tuổi cao sức yếu, nhưng với nhiệm vụ ni Trưởng luôn luôn quan tâm chăm lo cho Ni chúng trong tỉnh về vấn đề tu học. Từ năm 1988 đến nay, Ni Trưởng đaã nhiều lần làm Đường Đầu Hòa Thượng Ni để truyền giới cho khoảng 1000 giới tử. Tại chùa Long Phước, nơi trú xứ của Ni Trưởng cũng là cơ sở hoạt động từ thiện xã hội, hàng năm vào những ngày lễ lớn Ni Trưởng phát gạo và quà cho đồng bào nghèo từ 150.000.000 -250.000.000 đồng. Xét thấy Ni Trưởng là một hành giả tu hành ở vùng giải phóng, vì chiến tranh khói lửa nên nhiều lần tản cư, giặc đốt phá chùa chiền, thậm chí giết Ni chúng trong chùa, sống rày đây mai đó, đói khát không đủ ấm no, có lúc cạo tóc bằng lưỡi hái, nhưng với chí nguyện xuất trần kiên định, nên Ni Trưởng vững vàng tiến bước trên lộ trình giác đạo và còn thực hiện một số công tácPhật sự phụng đạo giúp đời, thật xứng đáng là một danh Ni trong lịch sử Phật giáo tỉnh Bạc Liêu thời kỳ hiện đại. Cũng trong thời kỳ giáo hội Phật Giáo Việt 1. Ni Trưởng Thích Nữ Châu Liên ( trụ trì TX Ngọc Lợi). 2. Ni Trưởng Thích Nữ Khánh Liên ( trụ trì TX Ngọc tường) Suốt đời xã thân vì đạo, hóa đạo Ni lưu, đào tạo Ni tài, ngày nay có một số đồ đệ của người là cán bộ Giáo Hội. Năm 1999 Ni Trưởng Thích Nữ Châu Liên trùng tu ngôi TX Ngọc Lợi thêm phần trang nghiêm thanh tịnh, bằng công đức và đạo hạnh, Ni Trưởng đã góp phần phát huy văn hóa Phật giáo và xây dựng ngôi chùa tâm linh cho Phật tử tại tỉnh Bạc Liêu. Kính thưa quý liệt vị Ni giới tỉnh Bạc Liêu hiện nay có hai truyền thống tông phái Bắc tông và Khất Sĩ, 34 ngôi tự viện do Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Bạc Liêu quản lí điều hành. Chùa Ni Bắc Tông 27 ngôi. Chùa Ni Khất Sĩ 2 ngôi. TX Ni Khất Sĩ 2 ngôi/ Tịnh thất ni Khất Sĩ 3 ngôi/ Gới phẩm Bắc tông + Khất Sĩ: Tỳ Kheo Ni 62 vị Thức Xoa Ma Na 22 vị/ Sa Di Ni 25 vị. Giáo phẩm : Ni Trưởng 1 vị Ni sư 5 vị Tổng cộng là 115 vị Vai trò của Ni Giới tỉnh Bạc liêu ngày nay đã thể hiện đầy đủ khả năng của mình dựa trên nền tảng cấp Giáo Hội tỉnh. Số lượng chư Ni hiện nay có 115 vị trong đó: Tốt nghiệp Cử Nhân Phật học 7 vị. Cao Cấp Giảng Sư 1 vị Trung Cấp Giảng Sư 1 vị Cao Đẳng Phật Học 6 vị Trung Cấp Phật Học 4 vị Còn lại đa số đều có Sơ Cấp Phật Học. Như vậy, Ni Giới Bạc Liêu ngày nay đang phát triển, có học qua trường lớp, có học vị, có được đào tạo, nhưng vấn đề không phải là số lượng chư ni phát triển nhiều hay ít, học vị cao hay thấp, mà vấn đề then chốt ở đây chính là tùy năng lực và nổ lực cá nhân, Ni Giới tỉnh Bạc Liêu đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp tu hành và hoằng pháp lợi sanh. Vấn đề này thì chư Tôn đức dựa vào năng lực và giới đức cá nhân của chư Ni. Tỉnh Hội có thể mời hay công cử một số vị Ni ấy đảm nhiệm các chức vụ trong địa bàn, ngành của tỉnh hội, Thành Hội, Huyện Hội Phật Giáo hoặc bổ nhiệm vị ni ấy làm trụ trì tại các tự viện vốn là đơn vị cơ sở quan trọng của Giáo Hội. Ni giới Tỉnh Bạc Liêu luôn dấn thân ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống trừ việc xây dựng trùng tu tu viện cho đến các hoạt động từ thiện xã hội hay công tác xóa đói giảm nghèo do nhà nước chủ trương. Kết quả Ni giới tỉnh Bạc liêu đã thật sự xoa dịu phần nào nổi khổ, niềm đau và đem lại lợi ích thiết thực cho mọi người. Hằng năm số tiền cứu trợ đồng bào nghèo và hoạt động từ thiện tăng dần từ 1.5 – 2.5 tỷ rồi lên đấn 4.5 tỷ đồng. Bằng thật lượng và cũng cố gắng phát huy năng lực chính của mình. Ni giới tỉnh Bạc Liêu còn tham gia hoạt động các công tác khác như hoằng pháp, giáo dục, kinh tế… để đáp ứng nhu cầu tâm linh cho các thế hệ Phật tử hiện tại và tương lai. Qua sự trình bày về vai trò của Ni giới góp phần vào sự nghiệp Phật giáo Bạc Liêu trong các thời kỳ Giáo Hội, nhận thấy Giáo Hội Phật Giáo đã khéo vận dụng giáo lý tùy duyên bất biến ứng dụng vào sự tổ chức cho phù hợp với thời đại, căn cơ và quốc độ để quản lí Tăng đoàn bằng tinh thần lục hòa cộng trụ. Các Ni Trưởng, Ni Sư thì luôn luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắng bó với Tăng đoàn, lấy bát kỉnh pháp lám chuẩn mực tu hành và giới định tuệ trao sửa thân tâm, từ bi hỷ xã hóa độ chúng sanh, đồng thời bằng chí nguyện xuất trần thượng sĩ nên không thoái chuyển trước mọi hoàn cảnh khó khăn mà cứ vững vàng tiến bước cho đến mục tiêu Niết Bàn giải thoát. Ni giới Bạc Liêu ngày nay có được môi trường tu học tốt, có được sự đào tạo chu đáo, có năng lực tham gia công tác Phật sự ở nhiều lĩnh vực là nhờ bàn tay của các vị Ni tiền bối trong quá khứ, đã đem hết tâm huyết và tận tụy hy sinh, vung bồi cho tiền đồ đạo pháp. Công hạnh của các Ngài rất đáng được tán dương như lới Kinh Pháp Cú của Đức Phật dạy: Hương các loài hoa thơm Không ngược bay chiều gió Nhưng hưng người đức hạnh Ngược gió khắp tung bay Trước khi dứt lời, kính chúc sức khỏe Chủ Tịch Đoàn và toàn thể quí liệt vị. |
Cập nhật ( 27/09/2014 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com