NHỮNG ƯU ĐIỂM CẦN PHÁT HUY TRONG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CỦA HUYỆN HỘI PHẬT GIÁO VĨNH LỢI NHIỆM KỲ 2011 – 2016 * Trích tham luận của Trần Phước Thuận Ủy viên BTS Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với bản Dự thảo Báo cáo hoạt động Phật sự của Ban Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Lợi khóa II nhiệm kỳ 2006 – 2011. Bản Dự thảo Báo cáo tuy ngắn gọn, nhưng rất hàm súc và đầy đủ, đã nêu ra những chi tiết rất thiết thực về các hoạt động Phật sự, trong đó có những điểm nổi bật, như : 1. Ban Đại diện đã tổ chức được Bộ phận Thường trực với đầy đủ các chức danh theo yêu cầu tổ chức bộ máy của một Huyện hội. Mặc dù cũng có một vài hạn chế về nhân sự, nhưng trong nhiệm kỳ qua Bộ phận Thường trực cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hòan thành tốt các chỉ tiêu do Tỉnh hội giao phó, thực hiện đúng các chỉ thị của Đảng và Nhà nước. 2. Trong công tác giáo dục đã tổ chức được cơ sở 2 của Trường Trung cấp Phật học phụ trách các lớp Trung cấp ni, góp phần đáp ứng được yêu cầu đào tạo tăng tài cho Giáo hội tỉnh ta và các tỉnh bạn. Hiện có 4 điểm trường trong các ngôi chùa ở huyện Vĩnh Lợi, gồm 1 Bắc tông và 3 3. Tham gia thực hiện công trình Lịch sử Tự viện và danh tăng tỉnh Bạc Liêu. Phụ trách viết lịch sử các ngôi chùa và hành trạng các danh tăng trong dịa bàn huyện Vĩnh Lợi. 4. Nổi bậc nhất là công tác từ thiện đã vận động được một số tiền khá lớn, góp phần đắc lực để thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước. Bên cạnh đó công tác trùng tu, xây dựng chùa, xây dựng cảnh quan Phật giáo cũng đã tạo điều kiện tốt đẹp cho việc phổ biến và hoằng truyền giáo pháp nhà Phật. Đạt được những thành quả này trước nhất là nhờ sự lãnh đạo anh minh và khéo léo của bộ phận lãnh đạo Ban Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Lợi với sự trợ giúp tận tâm của các thành viên, cộng thêm sự tham gia nhiệt tình của Tăng ni Phật tử trong địa bàn huyện Vĩnh Lợi, sự đóng góp của các mạnh thường quân ở các nơi. Về phần Dự kiến Phương hướng Hoạt động Phật sự của Huyện hội Phật giáo Vĩnh Lợi nhiệm kỳ 2011 – 2016 cũng đã nêu ra khá nhiều chi tiết, tạo được phương hướng đúng đắn trong các hoạt động Phật sự trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng có một số điểm cần nên bàn thêm. Chúng tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau : 1. Về lịch sử: Đơn vị hành chánh mang tên Vĩnh Lợi đã ra đời từ ngày 05-10-1917, nhưng trước đó đã là địa bàn của các tổng Thạnh Hòa, Thạnh Hưng và một phần của tổng Thạnh An. Trước khi thành lập tỉnh Bạc Liêu (18 tháng 12 năm 1882), các địa phương này đã có mặt, đã có từ khi Nam Kỳ lục tỉnh dược triều Nguyễn thành lập năm 1832. Trong quá trình lịch sử lâu đời, nơi đây đã có sự hiện diện của Phật giáo. Các ngôi chùa cổ như: Chùa Đầu, chùa Chót, chùa Hưng Thiện, chùa Tháp… đều có niên đại trên dưới 200 năm. Các vị tiền bối của Phật giáo Nan Bộ như : Hòa thượng Khánh Anh, Hòa thượng Chí Thiền, Hòa thượng Thiên Ân, hòa thượng Tánh Trừng, Hòa thượng Huệ Viên… đã đến đây giáo hóa, truyền đạo, xây cất chùa. Tại chùa Châu Viên, ngay chỗ chúng ta tổ chức hội thảo hôm nay, Hòa thượng Huệ Viên đã từng làm trụ trì từ những năm đầu thế kỷ XX. 2. Về kiến trúc: Trong địa bàn huyện hiện nay có 18 cơ sở thờ tự trong đó có 12 chùa Bắc tông, 3 chùa Nam tông, 3 salaten. Văn hóa kiến trúc rất đa dạng, có thể nói, mỗi ngôi chùa đều có lối kiến trúc thật độc đáo của người Việt, người Khmer, người Hoa. Riêng chùa Giác Hoa có một hình thái kiến trúc tổng hòa, phối hợp nghệ thuật kiến trúc của hai nền văn hóa Đông Tây – một sự hội tụ văn hóa Pháp, Việt, Hoa trong kiến trúc, có thể nói đây là ngôi chùa duy nhất của tỉnh Bạc Liêu có lối kiến trúc độc đáo này. Nay trong giai đoạn trùng tu, chúng ta nên lưu ý phục hồi nguyên trạng, nhất là những đường nét hoa văn, mực và nước sơn trang trí tường, gạch lát nền và mái ngói. 3. Về giáo dục: Từ năm 1927, Sư bà Hồng Nga (cô Hai Ngó) đã mở lớp Gia giáo ni tại chùa Giác Hoa, đây là lớp Phật học ni đầu tiên ở Nam Bộ, chính lớp học này đã làm truyền thống tốt đẹp cho các lớp Trung cấp ni ở Nam Bộ nói chung và các lớp Trung cấp ni của trường Phật học Bạc Liêu nói riêng. 4. Về Văn hóa – Du lịch: Trong địa bàn huyện Vĩnh Lợi có nhiều địa điểm văn hóa du lịch rất lý tưởng. Đền thờ bác Hồ một di tích văn hóa lịch sử tiêu biểu, một di tích đáng tự hào không những của quân dân Châu Thới mà còn của toàn tỉnh Bạc Liêu; Tháp cổ Vĩnh Hưng, một di tích kiến trúc cổ xưa đã tồn tại hơn ngàn năm, có giá trị nghiên cứu khoa hoc trong nhiều lãnh vực; chùa Hưng Thiện hiện đang xây dựng quần thể cảnh quan hóa thân Bồ tát Quán Thế Âm với thánh tượng cao 44 mét, cao nhất Miền Nam Việt Nam; chùa Đầu, chùa Giữa, chùa Chót, chùa Giác Hoa đều có đặc điểm văn hóa riêng, chùa Châu Viên tuy mới trùng tu chưa hoàn chỉnh nhưng cũng thể hiện những đường nét kiến trúc Ấn Hoa rất đặc thù. 5. Một hình thái thể hiện đoàn kết dân tộc và hòa hợp tín ngưỡng: Hiện nay tại xã Hưng Hội có một Salatel của người Khmer có tôn tạo một tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngay phía trước sân, phia bên phải còn có miếu thờ Thổ địa. Sự phối hợp tín ngưỡng này tuy chưa được phổ biến rộng, nhưng cũng thể hiện được tình đoàn kết và sự hòa nhập văn hóa của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Từ những ưu điểm này, Đề nghị trong nhiệm kỳ tới Ban Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Lợi nên kết hợp với các ngành chức năng để thực hiện một số việc làm như sau: – Thành lập một tua du lịch văn hóa tâm linh, nối liền từ: Chùa Hưng Thiện, chùa Đầu, chùa Chót, Salatel Hưng Hội, chùa Giác Hoa, chùa Châu Viên, đền thờ Hồ Chủ tịch, Tháp cổ Vĩnh Hưng… để phục vụ khách hành hương, khách du lịch trong và ngoài nước. – Biên soạn một cuốn sách giới thiệu chùa cổ, danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử trong địa bàn huyện. Sách này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các công tác du lịch văn hóa tâm linh. – Đề xuất với Nhà nước cho tái xây dựng hoặc trùng tu những ngôi chùa đã bị hư sụp do chiến tranh, thí dụ như chùa Châu Long ở xã Châu Thới đã được tôn tạo năm 1930, qua thời gian chiến tranh chỉ còn là một nền đất trống. Huyện hội Phật giáo Vĩnh Lợi nên sớm có kế hoạch trình với các ngành chức năng để tái xây dựng ngôi chùa này. – Tháp Vĩnh Hưng tuy đã tồn tại hàng ngàn năm, hiện nay là một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, nhưng muốn thu hút khách du lịch thì ngoài hai yếu tố văn hóa truyền thống và lịch sử nên có cả yếu tố văn hóa tâm linh. Vì vậy ngôi chùa bên cạnh tháp cần phải được trùng tu thành một ngôi chùa lớn cho tương xứng với một di tích lâu đời. Trên đây là một số ý kiến nhỏ, mong được sự góp ý thêm của các đại biểu trong Đại hội và sự quan tâm của Nhà nước và của các các bậc tôn túc. Trước khi dứt lời, thêm một lần nữa chúng tôi cầu Phật gia hộ cho |
Cập nhật ( 15/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com